Biến Đổi Khí Hậu là một chủ đề khẩn cấp trong các cuộc thảo luận giữa
các chính trị gia, nhà báo và người nổi tiếng….nhưng còn các khoa học
gia nói gì về biến đổi khí hậu? Liệu các dữ liệu có xác nhận những người
nói rằng con người đang khiến trái đất nóng lên một cách thảm khốc hay
không? Richard Lindzen, một nhà khoa học Vật Lý Khí Chuyển tại Học Viện
Công Nghệ Massachusetts (MIT) và cũng là một trong những nhà khí hậu học
hàng đầu thế giới, tóm tắt lại khoa học đằng sau biến đổi khí hậu.
Tôi là một nhà khoa học Vật Lý Khí Chuyển. Tôi đã xuất bản hơn 200
bài nghiên cứu khoa học. Hơn 30 năm qua tôi đã giảng dạy ở Học Viện Công
Nghệ Massachusetts (MIT) – Boston, Hoa Kỳ, trong thời gian đó khí hậu
đã thay đổi rất ít. Nhưng những tiếng kêu gào về “nóng lên toàn cầu” đã
gia tăng đến mức điếc tai. Thậm chí, nó trông giống như rằng khí hậu
thay đổi càng ít, thì kêu gọi của những nhà báo động khí hậu càng lớn.
Vì vậy, hãy làm sạch không khí và tạo một cái nhìn chính xác hơn về việc
chúng ta thực sự đang ở đâu về chủ đề nóng lên toàn cầu hoặc, như bây
giờ nó được gọi với cái tên — biến đổi khí hậu.
Hiện tại có 3 nhóm người đang giải quyết vấn đề này. Nhóm 1 và 2 là
các nhà khoa học. Nhóm 3 bao gồm đa số là các chính trị gia, các nhà
hoạt động môi trường và giới truyền thông. Nhóm 1 liên quan đến bộ phận
khoa học của IPPC (Ủy Bản Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp
Quốc). Họ là những nhà khoa học đa số tin rằng những sự biến đổi trong
khí hậu gần đây đa phần được gây ra bởi sự sử dụng nhiên liệu hóa thạch
của con người – như dầu khí, than và ga tự nhiên. Việc này thải ra CO2,
barcon dioxide, vào trong không khí và, họ tin rằng, điều này thậm chí
có thể làm nóng lên hành tinh một cách nguy hiểm.
Nhóm 2 bao gồm các nhà khoa học mà không cho rằng đây là một vấn đề
thật sự nghiêm trọng. Đây là cái nhóm mà tôi thuộc về. Chúng tôi thường
được đề cập đến như những nhà hoài nghi. Chúng tôi chú ý rằng có nhiều
lý do vì sao khí hậu lại thay đổi – mặt trời, mây, đại dương, sự biến
đổi của quỹ đạo của trái đất, cũng như vô số yếu tố khác. Không có một
yếu tố nào được thấu hiểu hoàn toàn, và không có bằng chứ gì cho rằng
khí thải CO2 là yếu tố chính. Nhưng có một sự đồng thuận giữa cả hai
nhóm nhà khoa học. Những điều sau đây là những điểm làm cả 2 đều đồng ý:
1) Khí hậu luôn luôn thay đổi.
2) CO2 là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nếu thiếu thì sự sống
trên trái đất không thể xảy ra được, nhưng nếu đưa nó thêm vào không khí
có thể sẽ dẫn đến sự ấm lên.
3) Mức độ khí quyển của CO2 đã gia tăng từ sự kết thúc của kỳ Tiêu Băng Hà ở cuối thế kỷ 19.
4) Trong giai đoạn này (hai thế kỷ vừa qua), nhiệt độ trung bình của
toàn cầu đã gia tăng chút xíu và rất thất thường bởi 1.8 độ F hoặc 1 độ
C; nhưng chỉ từ năm 1960 mà khí gây hiệu ứng nhà kính đã đủ để đóng vai
trò trong việc làm tăng nhiệt độ.5) Vì mức độ phức tạp của khí hậu, không có một dự đoán chắc
chắn nào về nhiệt độ trung bình của trái đất trong tương lai hoặc tác
động của nó có thể được đưa ra. Ủy ban IPCC, đã thừa nhận trong chính
bản báo cáo của họ vào năm 2007 rằng “dự đoán trong dài hạn của trạng
thái của khí hậu là điều bất khả thi.”
Quan trọng hơn nữa, viễn cảnh rằng sự đốt cháy của nhiên liệu hóa
thạch dẫn đến một thảm họa không phải là một điều mà cả 2 nhóm đều xác
nhận. Vậy thì tại sao có quá nhiều người lo lắng, thậm chí, vô cùng
hoảng hốt về chủ đề này. Bây giờ nhắc đến vai trò của Nhóm 3 – các chính
trị gia, các nhà hoạt động môi trường và giới truyền thông. Những Người
Đưa Tin Cảnh Cáo Về Sự Nóng Lên Toàn Cầu đã cung cấp cho họ, hơn bất cứ
một chủ đề nào khác, những thứ họ mong muốn nhất: đối với các chính trị
gia, điều đó là tiền và quyền lực.
Đối với các nhà hoạt động môi trường thì là tiền cho các tổ chức của
họ và sự xác nhận về một niềm tin gần như là tín ngưỡng rằng con người
là một thế lực đang hủy diệt tự nhiên. Và đối với giới truyền thông thì
điều đó là một lý tưởng, tiền và các tiêu đề — những tiêu đề về ngày tận
thế bán rất chạy. Trong khi đó, hơn một thập niên qua, các nhà khoa học
ngoài lĩnh vực vật lý khí hậu đã nhảy vào phong trào, xuất bản hàng
loạt các bài nghiên cứu đổ lỗi cho sự nóng lên toàn cầu cho tất cả mọi
thứ từ mụn cho đến cuộc nội chiến Syria.
Và, những nhà tư bản cấu kết đã nắm bắt những số tiền trợ cấp một
cách háo hức mà các chính phủ đã cung cấp một cách hoang phí. Rất tiếc,
Nhóm 3 đang thắng cuộc tranh luận bởi vì họ lấn át cuộc tranh luận
nghiêm túc đáng lẽ đang diễn ra. Nhưng trong khi các chính trị gia, các
nhà hoạt động môi trường và giới truyền thông có thể tiêu rất nhiều tiền
một cách lãng phí và làm lo sợ nhiều người, họ không thể mua được sự
thật. Chính khí hậu sẽ có lời phán xét cuối cùng về vấn đề này.
Tôi là Richard Lindzen, giáo sư khoa Khoa Học Khí tại Mit, cho Đại Học Prager.
[Ku Búa @ CAFEKUBUA.COM]
Theo Richard Lindzen, Climate change, what do scientists say, Prager University
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét