2 thg 7, 2024

Chữ nghĩa làng văn Kỳ 1/7/2024 - Ngộ Không Phí Ngọc Hùng

Chữ nghĩa làng văn

“Chữ nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô
đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào
đó. Những trích dẫn được góp nhặt qua sách vở, trên mạng lưới
của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh, không ngoài góc
nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề
mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải
thẩm định lại nếu có thể được với những bậc thức giả văn kiến
súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng hay giai thoại do người viết
kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một sợi tóc. Vì vậy
người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện tại có
thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ
và cáo lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này,
nhưng vì phương tiện eo hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh
ý tác giả trước khi đăng tải –

Ngộ Không Phi Ngọc Hùng.
***

Cửa tứ
Câu : ‘’Chết một cửa tứ’’
Cửa tứ nói trại đi là... ‘’cửa tử’’
(Bút Chì – Làng Văn)
Chữ là nghĩa
Quốc hiệu Champa (Chiêm Thành) có nghĩa là hoa sứ.
(theo tiếng Ấn Độ)
 

Hai cô hàng đầu tiên của làng Tân nhạc Việt Nam


(Nhạc sĩ Canh Thân)
Cái tên Canh Thân cho ta thấy cách đặt tên rất
Việt Nam, song buổi giao thời nhập nhằng đã làm
nên một Canh Thân rất Tây. Ông là tác giả của
các bản nhạc vui tươi, nhộn nhịp như “Đi với tôi
đến chốn trời xa”, “Túi đàn”, “Khúc ca mùa hè”…,
Cô hàng cà phê là ca khúc nổi tiếng nhất của ông.
Mặc dù sáng tác không nhiều nhưng cái tên Canh Thân vẫn được
nhiều người yêu mến và nhớ đến. Ông là thành viên của nhóm
Đồng Vọng cùng với Hoàng Quý, Phạm Ngữ, Tô Vũ, Văn Cao
(thành lập năm 1953), theo xu hướng nhạc hùng có nội dung ca
ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc.
(Nhạc sĩ Lê Văn Thương)
 

Nhân văn Giai phẩm với những hệ luỵ


Phùng Cung

Tôi mến và phục Phùng Cung ngay từ khi được đọc truyện Con
ngựa già của chúa Trịnh (1) đăng trên báo Nhân Văn. Trong tất cả
các bài văn, bài thơ in trên tờ Nhân Văn, trong các tập giai phẩm
Mùa Xuân, Mùa Thu, Mùa Đông, tôi thấy “Con ngựa già của chúa
Trịnh” là đặc sắc nhất, về nghệ thuật cũng như về nội dung. Nó
vừa thâm trầm, vừa tinh tế đúng như con người anh.
Văn nghệ sĩ, trí thức, toàn bộ dân tộc, giống như con ngựa già
của Chúa Trịnh, bị đảng gắn vào hai bên mắt hai cái lá đa bằng
da, chỉ được nhìn thẳng một hướng hạn hẹp, trời mây, sông núi
hoa lá không được thấy gì hết.
Mùa đông năm 1970, tôi rời Yên Bái lúc bốn giờ sáng. Sau 18
tiếng đồng hồ vừa đi ca nô, đi xe tải, xe lửa, chen chúc nhau trong
một toa đen kín mít, nhầy nhụa phân lợn, tay bị khóa số 8 khóa
từng cặp hai người một, đoàn tù chúng tôi tới trại Phong-Quang
khoảng mười giờ tối, người nào cũng nôn mửa rũ rượi, kiệt lực.
Ngồi xếp hàng trên sân đất, dưới mưa bụi, gió buốt, nghe điểm
danh, nghe cán bộ quát nạt, huấn thị, rồi giúp mấy anh tù tự giác
khám xét hành lý toàn đồ giẻ rách, hôi hám. Tới tận gần 12 giờ
đêm, chúng tôi mới được phân chia vào các phòng.
Các anh nói Phùng Cung cũng ở trại này, đang nằm bệnh xá vì bị
lao phổi. Mắt tôi sáng lên. May quá rồi, thế là tôi sắp được chuyện
trò với anh, người tôi mến phục đã lâu mà chưa được biết mặt.
Vài hôm sau, tôi lảng vảng xuống bệnh xá tìm anh. Đó là giờ tù
đang chia cơm, chiều hôm ấy lại ăn tươi, có “mều ngạnh” (thịt
trâu) nên việc chia bôi rất vất vả, mất nhiều thời gian. Thịt chia
riêng, xương chia riêng, da chia riêng, nước đong từng thìa. Tất
cả đều phải cân bằng một loại cân tự tạo, nhưng độ nhậy có lẽ
chẳng kém gì cân tiểu ly. Chia xong lại phải viết tên từng người
vào những mẩu giấy nhỏ, gập lại, trộn lẫn lộn, rồi đặt bên cạnh
từng bát, mỗi phần không quá một lạng. Đọc đúng tên ai, người
đó lấy bát đó. Tù nhân đứng vòng trong, vòng ngoài, “góp ý” cho
người được cử ra chia, thường là người có uy tín, trung thực,
không lèm nhèm. Mấy chục bệnh nhân ở bệnh xá cũng đương
xúm xít tham dự công việc chia chác thiêng liêng đó, trừ mấy
người hấp hối. Tôi nhìn tất cả họ, từng khuôn mặt một. Không ai
có vẻ là Phùng Cung cả. Tôi vòng ra phía sau bệnh xá. Một người
trung niên mặc áo bông, đứng trước cây ớt chỉ thiên, nhưng đầu
lại ngẩng nhìn lên nền trời xám nặng, nét mặt xám nhợt, bất động.
Phùng Cung đây rồi! Tôi đoán vậy, và bước lại gần, khẽ hỏi:
- Xin lỗi, có phải anh Cung không?
(Gặp Phùng Cung trong Hoả Lò – Nguyễn Chí Thiện)
1) Phùng Cung viết “Con ngựa già của chúa Trịnh” là để ám chỉ
Nguyễn Tuân (nguồn: Trần Duy) 

Chữ nghĩa làng văn xóm chữ
Năm 1953, tôi học đệ thất trường Chu Văn An Hà Nội, năm 1954
di cư vào Sài Gòn học ba năm đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ trường
Nguyễn Trãi. Sau kỳ thi trung học đệ nhất cấp tôi lại trở về trường
Chu Văn An năm 1957 học ba năm cuối cùng đệ tam, đệ nhị, đệ
nhất và rời trường năm 1960. Lớp đệ tam B2 nằm ở lầu hai ngay
cầu thang. Cứ mỗi lần kẻng báo hiệu giờ học thì cả thầy lẫn trò
đều cùng từ dưới nhà leo cầu thang lên lầu.
Một tuần hai ba lần tôi bước sau thầy Vũ Khắc Khoan, dáng người
thấp nhưng vạm vỡ, khuôn mặt như tượng đồng, mái tóc hơi gợn
sóng. Thầy không dạy lớp tôi, nhưng tôi đoán thầy chẳng bao giờ
cười. Cứ mỗi lần đi sau thầy trên cầu thang, tôi lại nghĩ “Đây là
ông Thần Tháp Rùa.”
Trong tập truyện Thần Tháp Rùa có truyện Trương Chi, trong
Trăm Hoa có truyện “Con Ngựa Già của Chúa Trịnh” tác giả
Phùng Cung. Quả thật hồi đó tôi chỉ lờ mờ thấy hình như hai
truyện này có một điểm nào đó giống nhau mà không thể nào nêu
ra được. Hai tác giả sống ở hai miền dưới hai chế độ tương khắc
tương tranh, cả hai không quen biết nhau mà sao tư tưởng gặp
nhau. Từ đó về sau, cứ mỗi lần nhớ đến thầy Khoan là tôi liên
tưởng đến Phùng Cung nhưng tôi vẫn chưa hiểu được sự giống
nhau về tư tưởng; cho đến khi sau 1975 thì mọi sự sáng tỏ.
(Nhớ thầy Vũ Khắc Khoan )-

 Ðào Ngọc Phong)


Vũ Khắc Khoan sinh ngày 27.2.1917 tại Hà Nội.
Mất ngày 12.9.1986 tại Minneapolis, Hoa Kỳ.
Tác phẩm: Kịch: Hậu trường, Giao thừa, Thần
Tháp Rùa, Thành Cát Tư Hãn, Ga xép, Ngộ nhận,
Thằng cuội ngồi gốc cây đa (Lộng ngôn), Mơ
Hương Cảng (tùy bút)

Trần gian vốn là mộng
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
Nhà thơ Hữu Loan, lần gặp mặt
Một ngày gặp gỡ. Bữa trưa uống một trận bia. Chiều đưa ông
thăm chơi đó đây. Buổi tối ghé một quán vườn, rất đông anh
em. Sáng hôm sau ông ghé tôi. Chúng tôi cùng uống cà phê, ăn
sáng. Nhà tôi ngay đường Nguyễn Huệ nên nhà hàng Givral cũng
gần. Vào quán, ông đầy vẻ ngỡ ngàng. Xem thực đơn, ông nói,
“Tôi không biết gọi gì, anh gọi dùm”.
Tôi gọi cho ông ly cà phê sữa, bánh mì vuông, một đĩa thịt nguội,
patê, xúc xích. Lúc này tôi cũng đang túng thiếu, nhưng tiếp ông
phải “bề thế” tí chút. Chẳng lẽ mấy mươi năm ông nhai củ
mỳ ngoài Bắc, giờ này tôi mời ông mấy củ khoai lang trộn bo bo!
Tôi nhường ông ngồi ghế bên trong, nhìn ra đường, quang cảnh
góc đại lộ Lê Lợi và Tự Do. “Sàigòn nó to rộng thế đấy”. Bên kia là
Continental khách sạn thuộc loại cổ nhất Sàigòn, nhà Hát Tây [tòa
nhà Hạ nghị viện thời Cộng Hòa], khách sạn Caravelle. Ông mãi
nhìn cảnh đẹp bên ngoài, lại nhìn đĩa thịt nguội. Chừng không
muốn ăn. Tôi giục ông ăn chút gì kẻo đói bụng.
Ông nói:
“Anh cho tôi nhìn một hồi đã. Bao nhiêu năm tôi mới thấy cái món
lạ lùng này”. Ông ăn một cách khó khăn. Chừng từ lâu không
quen với dao nĩa. Tôi bèn gọi một đĩa tương tự, rồi bốc mà ăn, ý
nói ông cùng bốc mà ăn.
Nhìn ông, tôi lại nhớ nước mắt của ông buổi sáng hôm qua. Lúc
trò chuyện, tôi nói nhỏ với Thúy V. “Em nên ngâm bài Màu Tím
Hoa Sim của chính Hữu Loan để tặng ông”.
Trong quán có cây đàn ghi-ta. Vũ D. đệm đàn. Tô Kiều Ngân rút
cây sáo trúc “nhà nghề”, dìu giọng người ngâm thơ. Giọng Thúy
V. mượt mà, khá trữ tình. Nghe ngâm thơ của mình, từ mấy
mươi năm bị chế độ cấm phổ biến trên đất Bắc….
Hữu Loan ngậm ngùi. Bất ngờ ông bật tiếng khóc.
(Cung Tích Biền)
Trần gian vốn là mộng
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui
 

Chém treo ngành
Thuật chém treo ngành của Nguyễn Tuân khiến tôi lại nhớ đến
thuật sử sóc siên của Thổ Nhĩ Kỳ khi cai trị Nam Tư hồi thế kỷ thứ
18 trong cuốn tiểu thuyết bất hủ Cầu Sông Drina (Il est un pont
sur le Drina) của nhà văn Nam Tư Ivo Andrich viết năm 1945,
được giải Nobel văn chương năm 1961.
Họ trói kẻ tử tù bắt nằm xuống đất rồi lấy một cây cọc vót nhọn
đầu bịt sắt đóng từ hậu môn đóng lên. Tên đao phủ là một tay rất
thiện nghệ, hắn đóng rất khéo khiến cho mũi nhọn nằm giữa
xương sống và các bộ phận trọng yếu như tim, gan, phèo, phổi…
nó không đụng vào xương sống và các bộ phận ấy để khiến cho
tên tử tội phải chết ngay. Hắn đóng từ từ cho cọc lên đến tận cổ
mà tội nhân vẫn còn sống. Khi ấy chúng đem dựng cọc nơi bờ
sông, nạn nhân phải chịu đau đớn hai ngày sau mới chết.
Ivo Andrich cũng như Nguyễn Tuân đã tả chân kỹ lưỡng những
nghệ thuật giết người kinh hoàng khủng khiếp ấy.
“Lúc quan công sứ ra về, khi lướt qua mười hai cái đầu còn dính
vào cổ người chết quì kia, giữa sân pháp trường sắp giải tán, nổi
lên một trận gió lốc xoáy rất mạnh. Thường những lúc xuất quân
bất lợi, tưởng cơn gió lốc cuốn gẫy ngọn cờ súy, cũng chỉ mạnh
được thế thôi. Trận gió soắn hút cát, bụi lên, xoay vòng quanh
đám tử thi. Bấy giờ vào khoảng giữa giờ thân.”
Lối hành văn cổ kính, chịu ảnh hưởng của truyện Tam Quốc, Tây
Hán Chí… Bố cục ngắn gọn, sống động khiến cho Chém treo
ngành trở thành tùy bút nổi bật nhất trong Vang bóng một thời, đã
được coi như một trong những áng văn tuyệt diệu nhất.
(Đọc “Chém treo ngành” của Nguyễn Tuân – Trọng Đạt)

Trần gian vốn là mộng
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ
 

Võ Thị Hảo vầng trăng mồ côi - 1


Vũ Ðiệu Ðiạ Ngục là vũ điệu của bà mẹ điên, dơ tay với cầu vồng mà nhẩy. 

Ðỏ lên trời đó con ơi;. Bà tìm trên khung trời đỏ áu tội lỗi hình dáng người con gái đã chết. Con bà, trong quãng thời gian ngắn ngủi tạm trọ cuộc đời, thất nghiệp triền miên, đã hành
nghề bán máu nuôi thân, cho đến khi cạn vốn. Tự tử.
Và Rừng Cười, là cái cười méo mó man dại của chiến tranh, của
những cô gái Trường Sơn mà những dòng nước khe màu đen
xanh thớ lợ đã dần dà vặt trụi tóc họ. Ở đây không có liệt oanh,
liệt sĩ, chỉ tuyền rừng với người vượn lõa thể, vừa cười vừa khóc,
tay dứt tóc xé quần xé áo. Ở đây chỉ có những nụ cười sằng sặc
quánh đặc lá cây của những người đàn bà vác cày, cầm súng, đi
lấp hố bom;bị buộc phải trở thành đàn ông. Và người con gái duy nhất may mắn sót lại của rừng cười sẽ mãn kiếp bị loại khỏi
vòng tình ái, chỉ sống với những giấc mơ triền miên về mái tóc đã
bị rừng già cướp giật;từ trong đám tóc rối ấy lẩy ra hai giọt nước
mắt trong veo và rắn câng như thủy tinh, đập mãi không vỡ
(Thụy Khuê)
 Tiểu sử
Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Diễn Châu, Nghệ An
Tác phẩm
Biển cứu rỗi – Vũ điệu địa ngục
Người sót lại của rừng cười – Dã nhân
Dạ tiệc quỷ

Trần gian vốn là mộng
Trăm năm nhìn xuống đời mộng ảo
Khoảnh khắc nhìn lên ngộ lẽ trời
 

Võ Thị Hảo vầng trăng mồ côi - 2
12 truyện ngắn, 12 mảnh đời nghiền nát đẫm máu, khiếp đảm mà
viết cứ dửng dưng như không, như chơi, như đùa. Cái đáng ngại
của thế hệ này là thế. Thế hệ ba đời chổng mông chờ chồng, từ
bà đến cháu.Thế hệ chúng con đi đến tận cùng nên nhiều khi tàn
nhẫn Thế hệ hoãn chết; hay ;cho vào cối giã cũng không chết
Nụ cười bật ra chỉ vì ;cô thấy buồn buồn ở nách như bị ai cù, và
cô bật tiếng cười. Dưới mắt họ, thiên nhiên cũng một sòng quỷ
khốc, khát máu, thèm xương, không khác con người hoàng hôn
chậm chạp thè chiếc lưỡi đỏ liếm lên vạt đồi tranhrừng cười đã
no nê máu và nước mắt

. Họ truy tố những kẻ lạm dụng ánh sáng để làm điều sằng bậy và dồn đêm tối cho những kẻ bất hạnh, mù loà. Họ phanh phui thủ đoạn thổi linh hồn vào nhiều thân xác bằng những bài ca kỳ dị chẳng tốn hơi sức bao nhiêu,
để tạc nên những hình nộm gỗ có hàm răng trắng sáng loé lên
trên khuôn mặt đầy nhựa cây đen nhẻm

Thế hệ ấy, nhìn về quá khứ của cả một đất nước rùng rùng ra
trận, chân đi dép lốp, tay cầm súng, ngực đeo những lá thư.
Những trang văn nói về thư, bay cùng những lá thư thất lạc và
không thất lạc, có người nhận và không còn người nhận cứ bay
đầy trời như lá rụng. Và trong đó, tôi mới thấy rõ tôi, vàng bủng,
đang chạy, đưa một phong thư lên miệng mút mút và hô "xung
phong trước khi ngã xuống. (Máu Của Lá, trang 65).
(Thụy Khuê)

Trần gian vốn là mộng
Giã từ cõi mộng điêu linh
Tôi về buôn bán với mình phôi pha
(Bùi Giáng)
Nhân văn Giai phẩm với những hệ luỵ

Nguyễn Hữu Đang - 1


Chúng tôi lại tiếp tục đi lên phía Bắc. Đến Đoan Hùng. Lúc đó chưa có cầu. Chúng tôi vẫn phải ngồi bó gối trong cũi xe ngựa kéo. Để tránh sự chú ý, họ lùa chúng tôi vào đường mòn cạnh đường, ở đó có một trường học. Các em học sinh và các thầy cô tò mò ra xem lũ tù trong cũi xe. Họ chỉ trỏ xì xào. Nguyễn Hữu Đang hỏi: Các cháu có biết Cao Bá Quát không?
Qua phà chúng tôi đến ngủ tạm trại giam Tuyên Quang. Lệnh:
Không được cởi xích tay. Qua một đêm không thể nào mà ngủ được. Thằng muốn đi ỉa đi đái, phải đánh thức thằng tù đang ngủ
dậy. 4 giờ dậy đi tiếp. Kiểm số tù lần cuối là ông đeo kính đen, mở
cái cặp đen lấy tập hồ sơ hỏi anh Đang câu hay chữ gì đó, làm tôi
nghĩ đến chuyện Chữ người tử tùcủa Nguyễn Tuân trong “Vang
bóng một thời.
Chúng tôi được đưa về trại tù Cổng Trời Cắn Tỷ (1958 Nguyễn
Hữu Đang bị bắt, năm 1973, được trả về theo diện “Ðại xá chính
trị phạm trong hiệp định Paris”). Hôm ấy, rét làm đông nước. Ở
mái nhà nước đóng thành băng. Cứ lạnh âm “zê-rô” độ là họ gọi
đi xà lim. Xà lim là một cái quan tài bằng đất dầy một mét, cùm
răng cá sấu cắn chân không bao giờ được mở, và có khi bị bỏ đói
cho đến chết. Quản giáo Nhân đã từng tuyên bố vào mặt chúng
tôi]Cái sống chết của các anh ở trong tay chúng tôi. Đừng có mơ
tưởng hão huyền gì. Cho dù có động trời, động đất xảy ra, thì
trước khi chuyện đó đến với các anh, nó phải tới cái trại đặc biệt
này. Nghe cho rõ mà nhớ lấy. Trước khi mọi điều vin vông, vin
tưởng mà các anh mong đợi xảy ra, thì các anh đã không còn ở
cõi đời này nữa, các anh đã là những cái xác chết rồi]
Chúng tôi nghe và cũng hiểu đúng như vậy. Cho nên, động đất,
chiến tranh ai chết. Mặc. Với chúng tôi: Stalin chết, John Kennedy
bị bắn, Ngô Đình Diệm chết, Kroutchov bị hạ bệ, chả có gì quan
trọng cả.
(tù Cổng Trời Cắn Tỷ 72 người, còn lại sống chừng 11 người)
(Cổng Trời Cắn Tỷ – Kiều Duy Vĩnh)
Trần gian vốn là mộng
Có gì mà lấy làm vui
Chỉ là một giấc mộng vùi trăm năm
Nhân văn Giai phẩm với những hệ luỵ
Nguyễn Hữu Đang - 2
 

- Để em đạp xe ra chợ mua cái gì về ăn...
- Thôi khỏi cần, chú về chơi hôm nay là rất gặp may. Sáng nay tôi
vừa chế biến được một mẻ thức ăn, ngon vô địch. Chú nếm rồi sẽ
biết. Cơm cũng có sẵn rồi. Tôi nấu lúc sáng, ủ vào lồng ủ rơm,
còn nóng nguyên. À, tôi lại có cả rượu cho chú, rượu cam xuất
khấu hẳn hoi, quà của Hội nhà văn gửi biếu vào dịp tết năm
ngoái... Tôi chỉ mới mời mấy thầy giáo mấy chén, còn đủ cho chú
say sưa suốt mấy ngày ở chơi.
Anh xăng xái lấy chùm chìa khoá buộc chung với chùm lục lạc,
mở khoá tủ tìm chai rượu. Tôi liếc mắt nhìn vào mấy ngăn tủ.
Những xấp quần áo cũ nát để lẫn với những chồng báo, giấy má,
sách vở ố vàng. Ngăn dưới cùng để rất nhiều chai lọ, vỏ đồ hộp,
vỏ bia lon, và nhiều chồng các loại vỏ bao thuốc lá. *
(* vỏ bao thuốc lá để đổi cóc, nhái của trẻ con, để ăn)
Tôi chỉ những chồng vỏ bao thuốc lá, hỏi:
- Anh chơi sưu tập vỏ bao thuốc lá à? Thế mà em không biết.
Trên nhà em, các bạn đến chơi, hút các loại thuốc lá ngoại hảo
hạng, vỏ bao vất lung tung, vợ em ngày nào cũng phàn nàn vì
phải dọn nhặt đem đốt.
Anh kêu lên:
- Thế có tiếc không. Lần này chú về trên đó nhớ dặn cô ấy, có vỏ
bao thuốc lá ngoại cứ cất giữ cho anh Đang, càng nhiều càng tốt.
Nó là hàng đối lưu của tôi đấy...
Tôi ngắm nhìn bao quát căn nhà độc thân của anh, hỏi:
- Hơn mười lăm năm qua anh đã sống ở gian buồng này à?
- Ngày tôi mới về xã, tôi sống ở trại lợn của Hợp tác xã. Chẳng là
cán bộ xã cũng thông cảm hoàn cảnh khó khăn của tôi, nên đề
nghị ra đó trông coi giúp như nhân viên của trại. Ở đó có một gian
nhà kho cũng thoáng mát, tôi có thể ăn ở, đọc sách, viết lách kết
hợp với việc trông coi trại. Mỗi mùa hợp tác xã trả công điểm mấy
chục cân thóc, mấy chục cân rơm làm chất đốt. Số thóc, rơm này
tôi không phải dùng đến, trong mấy năm tiết kiệm được hai tạ b
thóc, hai trăm cân rơm cho bà con vay. Ngoài ra, vào dịp tết Hợp
tác xã bồi dưỡng thêm ít thóc nếp, đem lên Hà nội biếu các chú.
Anh lôi dưới gầm giường ra một cái xô tôn thủng đáy đặt lên
miệng xô miếng gỗ dán:
- Đây là bàn ăn - Anh giới thiệu, và vần tiếp ra hai cái vại muối
dưa sứt miệng - còn đây là ghế ngồi. Bà con nông dân nghèo mà
phí phạm thế đấy. Hai cái vại còn tốt thế này mà đem quẳng bụi
tre... tôi nhặt về cọ rửa sạch sẽ lật đít lên, làm thành cái ghế ngồi
vừa vững chãi lại vừa mát. Chú ngồi thử mà xem, có khác gì ngồi
trên đôn sứ đời nhà Minh.
(Ngọn tre vật vã cuối đông – Phùng Quán)
Trần gian vốn là mộng
Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh
Tập di cảo 

Những tâm sự của Tố Hữu - 1
Gần đây có nghi vấn văn học về Nguyễn Khải phản tỉnh đưa ra
tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất. Giống như Chế Lan Viên qua Di cảo
thơ trong đó có bài thơ Cái bánh vẽ.
Tố Hữu cũng vậy với tập di cảo Những tâm sự của nhà thơ Tố
Hữu lúc cuối đời do Nhật Hoa Khanh cuộc phỏng vấn Tố Hữu.
Nhắc đến các văn nghệ sĩ Nhân văn Giai phẩm bị đánh tơi bời
như Trần Dần, Nguyễn Hưu Đang, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng
Cung, Phùng Quán, Hữu Loan, Quang Dũng, sau khi khen từng
người cùng những tác phẩm của từng người, Tố Hữu nhận xét:
“…Tất cả 6 anh đều góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng một
nền văn học Việt Nam giàu tính hiện thực, tính phê phán, tính
hiện đại và tính truyền thống. Tất cả 6 anh đều bền bỉ tiến bước
dưới ngọn cờ cách mạng. Tất cả 6 anh đều là những nhà văn
nghệ luôn luôn giữ vững phẩm vàng đạo đức của người cầm bút.
Tất cả 6 anh đều xứng đáng được trao tặng những giải thưởng
cao quý và những huân chương cao quý…”. (trg 34. Lời tâm sự)
***
Qua cuộc chống nhóm Nhân văn Giai phẩm do chính Tố Hữu viết,
với tiêu đề: “Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn
Giai phẩm trên mặt trận văn nghệ”, đã in thành sách, nhà xuất
bản Văn Hoá, 1958, trong Thư viện Quốc gia. Nhận định tổng
quát về Nhân văn Giai phẩm, Tố Hữu đã viết:
“…Lật bộ áo Nhân văn Giai phẩm thối tha, người ta thấy ra cả một
ổ phản động toàn những gián điệp, lưu manh, trốt-kít, tư sản phản
động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn,
sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm…” (trg 9. Sđd).
(Nhật Hoa Khanh)

Trần gian vốn là mộng
Ngày sẽ hết và tôi không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian này mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu
(Bùi Giáng)
 

Tập di cảo Những tâm sự của Tố Hữu - 2
Với Hoàng Cầm, Tố Hữu…tâm sư:
“…Bên kia sông Đuống đồng nghĩa với sự bất tử. Chỉ riêng Bên
kia sông Đuống cũng đủ đưa Hoàng Cầm lên đài danh dự. Tôi (Tố
Hữu) đã đọc Kiều Loan trong 3 thời điểm khác nhau sau giải
phóng miền Nam. Cả 3 lần, tôi đều chỉ có một ý nghĩ: Sau giải
phóng Miền Nam đến nay chưa ai dựng kịch Kiều Loan là một
thiếu sót lớn. Chúng ta biết: Trong khoảng 60 năm nay, Hoàng
Cầm có mấy chục tác phẩm thuộc nhiều loại hình nghệ thuật.
Tôi đặc biệt cảm ơn nghệ sĩ Hoàng Cầm về những lời phê bình
sắc sảo, chính xác và chân thành của anh bốn mươi năm trước
đây đối với tập thơ Việt Bắc…”
Tuy nhiên Hoàng Cầm phê bình sắc sảo, chính xác về tập thơ
Việt Bắc, Hoàng Cầm đã chê thơ Tố Hữu thiếu chất sống thực
tế, nhạt nhẽo hời hợt, chỉ lởn vởn” ở bên ngoài chứ không
đột phá vào một khía cạnh nào của tâm hồn, những câu văn “đèm
đẹp;rủ rỉ” một lát rồi thôi, chỉ thấy những hình ảnh chung chung,
gặp bất cứ ở chỗ nào, khi ca tụng lãnh đạo thì đao to búa lớn
bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” giống như “một vại nước to”,
“tràn đầy”, “loãng quá”.
(Nhật Hoa Khanh)

Tản mạn về tiếng Việt
Chúng tôi xin bàn rộng ra với những điệp ngữ khác. Trước tiên
hãy giới hạn trong phạm vi ngũ sắc. Dường như có luật bất thành
văn là khi muốn tạo một điệp âm cho một từ ở vần trắc, thì không
nhắc lại y nguyên từ đó, mà phải đổi từ trước thành vần bằng.
Vì thế, không nói đỏ đỏ, mà phải nói đo đỏ. Đỏ thì có nhiều sắc độ
khác nhau như: Đỏ sẫm, đỏ chói, đỏ chót, đỏ lòm, đỏ rực, đỏ ối,
và đo đỏ, tức chỉ hơi đỏ mà thôi.
Trắng. Điệp âm của trắng là trăng trắng. Trắng cũng có rất nhiều
độ: trắng tinh, trắng toát, trắng ngần, trắng bạch, trắng hếu, trắng
dã, trắng trẻo, trắng phau, trắng phau phau, trắng ngà
(Minh Võ)
Văn hóa…ẩm thực
Dồi lợn
Tới đây viết về cách làm lòng lợn. So với các món nhậu phổ biến
khác, làm lòng lợn tương đối đơn giản, ngoại trừ món “dồi”. Viết
một cách ngắn gọn, tất cả mọi thứ tim, gan, thận, lá lách, dạ dày,
tràng, cổ hũ, lòng non (ruột non) chỉ cần rửa sạch rồi bỏ vào nồi
luộc, có cần lưu ý chăng là dạ dày, tràng, lòng non đừng luộc kỹ
quá, ăn sẽ bị dai. Chỉ có món dồi là khó. Thực ra, nguyên tắc làm
dồi lợn hầu như dân Bắc Kỳ nào cũng biết, nhưng không phải ai
làm cũng đạt, cũng ngon. Có thể viết đây là món công phu nhất
trong lòng lợn, và cũng là món mà qua đó thực khách có thể đánh
giá trình độ tay nghề và bí quyết của chủ quán.
Nhớ ở ngoài Bắc, trong gia tộc của người viết có ông bác họ làm
dồi và đánh tiết canh nổi tiếng, nhà nào ngả lợn cùng đều nhờ
ông đảm trách hai món ấy. Hiện nay, vì lòng già (ruột già) của heo
Mỹ, heo Úc không thể sử dụng (có đường kính quá lớn), cho nên
nếu có điều kiện, phương tiện làm dồi, người ta đều làm theo kiểu
miền Nam, tức là vỏ dồi làm bằng lòng non (ruột non)..
(Thiên Lôi miệt dưới)

Vì sao “Dạ cổ hoài lang” ra đời?
Theo đoàn hát được vài năm, lúc này Cao Văn Lầu tuổi đã ngoài
21, cha mẹ bắt ông về cưới vợ. Vâng lệnh cha mẹ, ông lấy cô
Trần Thị Tấn, một cô gái nết na, chất phát ở miệt biển Bạc Liêu.
Sau đám cưới, suốt ba năm trời quần quật kham khổ, người vợ
gầy héo không thể sinh con. Theo tục xưa: “Tam niên vô tử bất
thành thê”, một quan niệm của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt
khiến cho nhiều đôi lứa chia lìa. Vợ chồng Cao Văn Lầu không
nằm ngoài quan niệm ấy, khi mẹ ông bảo: “Con hãy liệu mà kiếm
vợ khác để nối dõi tông đường...”.
Như mọi ngày, vợ chồng Cao Văn Lầu vẫn vào rừng mò củi, xúc
tép để mưu sinh. Đến trưa, củi đầy ghe mà tép cũng nhiều. Hai vợ
chồng dọn cơm lên mũi ghe, bất chợt vợ ông nghẹn ngào: “Má
không cho mình ở với nhau nữa. Thôi anh cưới vợ khác, em về
với mẹ cha em”. Nói xong vợ chồng gục đầu nức nở.
Chiều hôm ấy, vợ chồng đưa nhau ra bìa ruộng, ôm nhau khóc,
đến chạng vạng buộc lòng phải chia tay. Cao Văn Lầu thấy vợ chỉ
ôm theo gói quần áo cũ, ông liền lấy khăn rằn quấn cổ đội lên đầu
cho vợ ra đi. Tay lau nước mắt, chân bước thất thểu ra đồng như
đi về nơi vô định. Sau khi vợ đi rồi, ông như người mất hồn. Một
hôm ông sang nhà nhạc phụ tìm vợ, mới biết vợ ông không trở
về. Lòng càng hoang mang, tìm khắp nơi nhưng hình bóng người
vợ hiền vẫn bặt tin. Suốt một năm ròng chẳng biết vợ ở đâu, ông
đành ôm sầu nuốt lệ. Cứ mỗi khi chiều xuống xách đờn ra bìa
ruộng, nơi vợ chồng ly biệt. Nhìn ra đồng mà hình dung bóng vợ
thất thểu giữa trời đêm. Ông gãy đờn theo tâm trạng của vợ lúc
ấy, hết Xuân nữ đến Nam ai rồi Trường tương tư mà lòng chẳng
vơi chút sầu thương.
(Trích nguồn : Mekongculture/Thuan)
Tình dục trong làng văn xóm chữ

Hồng diện đa dâm thủy

Chân em dài đi không biết mỏ
Má hồng em lại nổi
đồng mùa nước lụt mông mênh
Lưng thon thon cắm sào em đợi
Ðào giếng sâu rồi
đứng lấp vội đầu xanh
Cuối cùng là những câu kết thúc bài thơ:
Lý lý ơi khát khô cả giọng
Tình tình ơi chớ động mành thưa
Chìa vôi quệt gió hững hờ
Bờ ao sáo tắm bao giờ... hở em ?
Câu chuyện giữa tôi và nhà thơ Hoàng Cầm còn tiếp tục, anh hẹn
tôi đến để có dịp nói thêm về câu chuyện tình dục trong thơ anh.
(Khuyết danh)
Tìm lại tam cúc


 


Dễ thường gần bảy chục năm tôi
không nhìn lại được cây bài tam cúc.
Những ngày Hà Nội, mỗi dịp tết đến,
lũ trẻ chúng tôi cùng những người lớn
trong gia đình gầy bàn tam cúc đón
xuân. Tết ngày đó nằm trong những
cây bài giản dị. Bộ bài tam cúc chỉ có
32 quân gồm tướng, sĩ, tượng, xe,
pháo, mã, tốt. Mỗi loại có đen và đỏ.
Đỏ trên chân đen. Tướng có tướng đen và tướng đ
ỏ, dân chơi
tam cúc gọi là tướng ông và tướng bà. Sĩ cũng có Sĩ đen và sĩ đỏ.
Thường gọi lá sĩ đen và sĩ điều. Tượng hay tịnh có hai lá vẽ hình
con voi và gọi là tượng thâm và tượng hồng. Xe, pháo, mã, tốt.
Trong bộ bài chỉ có tướng có một lá đen và một lá đỏ, tốt có năm
tốt đen và năm tốt đỏ, các loại khác đều có bộ đôi đen và đỏ.
Tam cúc là một loại bài dễ đánh, nam phụ lão ấu đều có thể ngồi
vào chiếu bài được hết. Đây là một thú tiêu khiển trong ngày tết
kéo mọi người trong gia đình ngồi cạnh nhau. Hiếm khi thấy đánh
tam cúc ở ngoài đường. Đầu đường xó chợ chỉ có bài tây ba lá,
xúc xắc dưới ba cái bát cốt mà mắt người khác để lấy tiền. Tron
Nam, có thêm môn bầu cua cá cọp là trò chơi ngoài đường phổ
biến nhất, chỉ dựa vào hên xui may rủi.
(Song Thao)
Phụ bản
Các bạn vào lứa “sáu bảy bó” ở miền Nam chắc hẳn vẫn còn nhớ
Lucky Luke, nhân vật Cao bồi Miền Tây “Wild Wild West” bắn
súng còn nhanh hơn… cái bóng của mình. Cha đẻ của Lucky
Luke là họa sĩ người Bỉ, Maurice de Bevere (1923-2001), còn có
biệt danh là Morris. (Lucky Luke “ra chào đời” năm 1947)
Cũng họa sĩ truyện tranh người Bỉ, Georges Rémi với bộ truyện
tranh Tintin. Bức tranh cho trang bìa gốc của truyện tranh Tintin
'The Blue Lotus' (Lotus Bleu) (1936).
Tấm hình minh họa, vẽ bằng mực Ấn Độ, bột màu gouache và
màu nước (water color), cho thấy Tintin mặc trang phục kiểu
Trung Quốc, ngồi trong một cái vại/bình với chú chó
Snowy đang nhìn mặt con rồng.

Những cuốn truyện tranh xoay quanh những cuộc phiêu lưu của
Tintin đã lần đầu tiên được ra mắt độc giả vào năm 1929, sau đó,
nhân vật này còn xuất hiện trong 24 tác phẩm truyện tranh khác.

Tác giả Georges Remi, thường được biết đến với bút danh Hergé,
đã qua đời vào năm 1983.
(nguồn Tổng hợp)
 


Bức tượng “Thương Tiếc”
Khi cuộc chiến leo thang khốc liệt, năm 1966 Nghĩa trang Quân
đội tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, bắt đầu không còn đủ đất để các
tử sĩ VNCH yên nghỉ. Chính phủ nền Đệ nhị Cộng hòa của Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu phải tính đến việc thành lập một nghĩa
trang mới và địa điểm được lựa chọn nằm dọc theo phía tay trái
của xa lộ Biên Hòa (nay là xa lộ Hà Nội) nếu từ hướng Sài Gòn đi
Biên Hòa.

(Bức tượng “Thương Tiếc”, nặng 10
tấn, cao hơn 6m, được đặt tại cổng vào
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa)
Điêu khắc gia, Đại úy Nguyễn Thanh
Thu, được lệnh Tổng thống Thiệu lên
đường đi Phi Luật Tân để nghiên cứu
mô hình xây dựng Nghĩa trang Quân
đội Hoa Kỳ tại Manila (American
Cemetery in Manila), được coi là một
nghĩa trang đẹp nhất Á châu.

(Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại
Manila. Hình tác giả chụp tại thủ
đô Manila)
Năm 2003, tôi đã có dịp đến Phi
Luật Tân và viếng Nghĩa trang
Hoa Kỳ tại thủ đô Manilla [1].
Nghĩa trang có tên American
Cemetery, đây là nơi chôn cất thi
hài quân nhân Mỹ và đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến ở
Thái Bình Dương vào thời thế chiến thứ hai.
Nghĩa trang nằm trên một khu đất rộng 615,000 mét vuông, trồng
cỏ xanh rì vây quanh là những hàng cây rợp bóng mát. 17,206
ngôi mộ chiến sĩ được đánh dấu bằng các thập tự giá và xếp
hàng thẳng tắp như một đội quân thầm lặng. Điểm xuyết cho
nghĩa trang là một vài tượng đài kỷ niệm ghi những dòng chữ
tưởng nhớ công ơn những vị anh hùng “vị quốc vong thân”.
(Nguyễn Ngọc Chính)

Nguyễn Ngọc Chính chào đời ngày 19/6/1946, ở
Vĩnh Yên. 1953 di cư vào Đà Lạt. Anh nguyên là
một cựu sĩ quan QLVNCH, khóa 4/68 Thủ Đức.
Năm 1969, mãn khóa anh tùng sự tại trường Sinh
Ngữ Quân Đội. Sau 30 tháng 4, anh đi “cải tạo“ (Trảng Lớn, Tây
Ninh). Khi thóat khỏi tù, anh không tìm cách vượt biên hoặc rời đất
nước theo diện HO. Anh chọn ở lại, cũng nhờ vậy, chúng ta đọc
được những dòng ký ức “Hồi ức một đời người“, đằm thắm tình
quê, tình đất, tình người của anh.
Chúng tôi đau đớn báo tin…
Trước kia gia đình theo đạo Công giáo thường viết:
Chúng tôi đau đớn báo tin…, câu này thì phải đi trước sự bất
hạnh, một khổ đau, một sự buồn khổ.
Nhưng ngay câu sau đó lại là câu:
“Chồng, cha chúng tôi được Chúa gọi về ngày…”
Viết như thế, ai cũng nghĩ việc làm của Chúa gây sự đau khổ não
cho gia đình người quá cố.
(Chữ nghĩa chúng ta – Bùi Bảo Trúc)
Khấp báo…
Thế rồi cuối đoạn cáo phó còn thêm câu: “Tang gia đồng khấp
báo”. Khấp là khóc. Khóc thì phải khổ đau lắm. Tại sao đổ cho
Chúa đã gây ra đau khổ cho gia đình đến nỗi phải khóc (đồng
khấp) mà “đau đớn” thôn báo tin về sự ra đi của người thân trong
gia đình.
(Chữ nghĩa chúng ta – Bùi Bảo Trúc)
 

Kịch tác gia Trần Lê Nguyễn
Chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, quân nhân lên cầm quyền. Chế
độ quân nhân muốn báo chí vào khuôn vào phép, không được nói
lên điều dở điều chướng tiêu cực của nhà nước, đặt ra một số
điều lệ bắt nhà báo phải tuân theo.
Tôi nhớ một buổi họp báo của một ông tướng cầm quyền ở phủ
thủ tướng. Ông tướng họp báo nói lên điều lợi điều hại gì đó. Ra
luật lệ kinh khủng lắm. Buổi họp báo chiều hôm ấy chỉ một mình
ông tướng nói, chẳng một nhà báo nào đứng lên đặt câu hỏi. Rồi
một nhà báo lớn tuổi, tôi nhớ là ký giả Tô Văn đứng dậy vỗ tay,
lây lan sang hàng mấy chục ký giả khác cũng đứng dậy vỗ tay
theo. Chấm dứt cuộc họp báo.

 Các nhà báo ra về trên lối đi có hai hàng lính cận vệ ghìm súng. Chúng tôi coi cuộc họp báo ấy như pha, như không có, qua sự chứng kiến của những nhà báo nước ngoài. Cuộc họp báo chỉ có thế thôi, nhưng đã nói lên thật nhiều, thực tế chẳng ký giả nào nói gì.
Tôi đã sống qua những kỷ niệm ấy, tôi trang trọng nghề nghiệp
mình. Sau năm 75, anh em đồng nghiệp của tôi xảy đàn tan nghé.
Tôi còn lại trên đất nước quê hương, dù còn yêu nghề lắm nhưng
không hòa nhập được. Có muốn cũng đành chịu. Lý do tại sao tôi
cũng đã nói rồi nên không nói lại, tôi đành gác cây bút lên một thời
gian dài, để tìm đường tự cứu sống mình và gia đình.
Đến tuổi già hết sức lao động, chòm xóm có đưa giấy mời vào hội
phụ lão, từ mấy năm nay, nhưng tôi vẫn chưa tham gia, vì tôi nghĩ
tôi không có thì giờ ngồi đánh cờ với các cụ, hay đi dự những cái
gọi là quan hôn tang tế gì đó trong chòm xóm. Hoặc phải viết một
bài điếu văn theo đơn đặt hàng, vì tôi cũng có chút chữ nghĩa viết
được ra câu ra cú, xài tàm tạm vậy.
(Nguyễn Thụy Long)
***
Phụ đính I
40 Năm hải ngoại - Một nén hương - Cho những nhà văn
nhà thơ đã khuất núi
(Danh sách cập nhật tới tháng 6/2017 – Nhật Tiến biên soạn
Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Trần Hồng Châu
Thi sĩ Trần Hồng Châu tức Giáo sư Nguyễn Khắc
Hoạch, sinh năm 1921, tại Hưng Yên, mất năm
2003 tại California. Học tại Trung học Khải Định,
Huế (1936-1943) rồi Đại Học Luật Hà Nội cho tới
năm 1945.

Xuất ngoại: Học Đại Học Sorbonne, Paris, đậu Cử nhân Văn
Chương năm 1950, và Tiến Sĩ Văn Chương Quốc Gia (Doctorat
d’Etat) năm 1955. Tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Quốc Tế Học thuộc
Đại Học Luật Khoa Paris (Institut des Hautes Études
Internationales de la Faculté de Droit), Paris, 1952.
Tốt nghiệp Trung Tâm Âu Châu Học thuộc Đại Học Nancy
(Université de Nancy) Pháp quốc, 1957.
Về nước năm 1957, gia nhập ban giảng huấn Đại Học Văn Khoa
Saigon, phụ trách các môn Văn chương Pháp và Văn chương
Việt Nam. Đồng thời cũng giảng dậy tại Đại Học Sư Phạm Saigon,
Học Viện Quốc Gia Hành chính và Viện Đại Học Huế. Được bầu
Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon từ 1965 đến 1969.
Giáo sư biệt thỉnh về văn chương Pháp và văn chương, văn hoá
Việt Nam tại Southern Illinois University trong thời gian 1970-
1974. Thành viên của Ủy Ban điển chế văn tự và Ủy Ban soạn
thảo từ điển Bách khoa Việt Nam (1968-1970).
Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hoá Giáo Dục, (biên khảo, phê
bình), Lửa Thiêng, Saigon, 1970.
Thành Phố Trong Hồi Tưởng (tùy bút), Los Angeles,1991.
Nửa Khuya Giấy Trắng (thơ), Thanh Văn, Los Angeles, 1992.
Nhớ Đất Thương Trời (thơ), Thế Kỷ, Los Angeles, 1995.
Để Tưởng Nhớ Nguyễn Du (thơ), Viện Việt Học, 2002
Tuyển tập Trần Hồng Châu (thơ, tùy bút, tiểu luận), 2004

Xem Thêm :Vài nét phác họa về một người Thầy, một nhà Thơ: Nguyễn Khắc Hoạch - Trần Hồng Châu
***
Phụ đính II
Đi tìm mộ Thâm Tâm - 1


Như ta đã biết, sau này Thâm Tâm đi theo kháng chiến. Ông là thư ký Toà soạn báo Vệ quốc quân có trụ sở đóng tại vùng căn cứ kháng chiến thuộc tỉnh Cao Bằng. Theo các tài liệu trong hồi ức của bạn bè, Thâm Tâm là một người làm báo tận tuỵ, rất có
trách nhiệm trước công việc, trước bạn đọc. Chỉ một cái địa danh in sai trên bản in thử mà ông đã băng rừng gần chục cây số qua suối lũ, hổ rừng đe doạ để sửa.

Ông mất vì bệnh sốt rét rừng. Cũng là do làm việc quá sức, ăn
uống kham khổ, lại khí hậu khắc nghiệt mà ra cả. Đồng đội ông kể
lại rằng khi phát hiện ra Thâm Tâm bị ốm thì đã vội cáng nhà thơ
về trạm xá của đơn vị cách chừng một ngày đường đi bộ để điều
trị, tiếc thay trên đường nhà thơ đã lặng lẽ tắt thở, không kịp trăng
trối điều gì. Lúc ấy vào rạng sáng một ngày thu sương trên núi
rừng Việt Bắc - 18.8.1950.
(Văn Giả)

Đi tìm mộ Thâm Tâm - 2
Người viết bài này đã cùng thân nhân gia đình Thâm Tâm và một
số nhà văn nhà thơ khác của tỉnh Cao Bằng cất công đi tìm mộ
nhà thơ Thâm Tâm. Thật kỳ công. Khung cảnh nơi đây đã khác
hẳn. Năm mươi năm vật đổi sao dời. Khi xác định được đúng ngôi
mộ rồi, thì hài cốt nhà thơ đã được bốc dỡ, di dời về nghĩa trang
huyện Quảng Hoà. Nhưng tiếc thay, về tới đây, khi chưa kịp gắn
bia mộ, sơ đồ mộ chí còn trong túi hồ sơ, thì chẳng may trong vụ
tháng 2/1979, hồ sơ bị những kẻ ngoại bang đốt sạch.
Vậy là ngôi mộ Thâm Tâm hiện giờ không rõ đích xác ngôi mộ
nào. Khi Thâm Tâm mất, hành trang chẳng có gì. Sau này gia
đình nhà thơ được đơn vị trao lại một chiếc ba lô, trong đó còn
một vài thứ gồm mấy trang ghi chép có tính chất nhật ký, cuốn
Đại đội Kim Sơn của tác giả mới in, một bài tham luận tại Đại hội
văn nghệ, sáu bức ảnh chụp hình nhà thơ và các bạn văn nghệ
kháng chiến, một chiếc bút máy và một cái thìa nhỏ. Tất cả chỉ có
thế. Bà quả phụ Thâm Tâm lâu nay vẫn đặt chiếc thìa nhỏ đó lên
ban thờ linh hồn Thâm Tâm, như một kỷ vật thân thương duy nhất
còn giữ được. Tuy nhiên, còn có một thứ hành trang vô giá mà
Thâm Tâm để lại đó là các áng văn thơ. 

Văn Giả 

Chùa Bửu Long (Biên Hòa )
 

 

 

Mời Xem : 

 

 Chữ nghĩa làng văn kỳ 15/6/2024 -

 

 

 P/S

 Có một số hình ảnh các nhà văn từ Google

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét