Ngày tôi còn bé ông và bố tôi làm cho người Pháp ở Uông Bí, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Tôi sinh ở đây nhưng khi làm khai sinh lại thì lấy quê gốc Nam Định ghi vào khai sinh để dừng quên đất tổ.
Ngày
xưa Uông Bí rất nhiều mỏ than, đồng bào miền cao như Mán, Mường thường
gánh những sản phẩm họ có được xuống miền xuôi để bán ( xưa gọi vùng
những người ấy ở gọi là Mạn Ngược ). Sự thật thà được bà tôi kể lại khi
họ mang mèo và gà mái xuống bán :
- Con mèo này có hay bắt chuột không ?
- Không ! Nó không bắt chuột mà chỉ bắt gà thôi ...
- Con gà này nó đẻ nhiều không ?
- Không ! Nó không đẻ mà chỉ bới vườn thôi ...
Theo các bạn họ thật thà hay họ khờ dại ???
Chuyện Thứ 2 : NGỌNG
Thật ra tôi chả giỏi gì năm 1954 vào Nam..tụi Nam kỳ cứ cười khi tôi nói.
Một lần thằng Hù…bạn tui được đề cử làm MC nhân buổi văn nghệ cuối năm.
Về lớp…trên bảng đen thằng nào viết :
Hôm lay thằng Hù dới thiệu chương chình…dất nà nưu noát…
Ló biểu :
Chúng ta Nên Đà Nạt…ăn cải xà nách .
Thế là tôi hiểu và bắt đầu sửa…rồi bây giờ muốn nói ngọng phải cố để ý mới ngọng được…
Mời đọc …cấm cười…
Ngọng
Một thằng bạn già biết tôi dân Hà Lam Linh gửi một email Happy New Year cho tui.
Mời đọc :
Cười Nà Niều thuốc bỗ, Chúc tất cã vui và Khoẽ cạ năm mới nha.
( đặc biệt là cố đừng nói ...ngọng ) haha....
Happy New Year 2017 !!
NGỌNG NÍU , NGỌNG NO
Lâu lâu có một ông bộ trưởng, thứ trưởng hay một em hoa hậu á hậu nào đó lỡ xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia hoặc trong một sự kiện trọng đại nào đó mà lỡ nói ngọng (thực ra là ngọng thiệt chứ chẳng phải lỡ) là được một trận cười và dèm pha hội chợ.
Kể cũng đáng cười thật, nặng nhất là mấy quả "l", "n", cứ noạn hết cả nên. Và kể ra cũng oan thật, vì nói ngọng nó cũng như đặc sản vùng miền, nó thấm vào tận gan ruột, nó ăn vào tận cơ lưỡi rồi, nó như "basic instinct", uốn lắm rồi mà bản năng nó trỗi dậy là thua, đâu phải muốn mà thoát ngọng.
Thiên hạ được thể cười dèm pha, mà đâu biết chính mình cũng ngọng. Cả cái nước Việt này, thử hỏi đố tìm ra vùng nào không ngọng xem nào?
Vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc bộ tính ra là ngọng nhiều nhất. Hải Phòng Nam Định hẹn nhau lên thủ đô nói thế này: "MAI ĐI HÀ LỘI MUA CÁI LỒI VỀ LẤU CƠM LẾP".
Cách nhau có vài chục cây số thôi mà sang Hải Dương, Bắc Ninh hình như lại ngọng ngược lại. Hồi tôi lên rừng Trường Sơn chơi với ông cậu đang phụ trách tuyến đường này, ổng kể có ông thủ trưởng đơn vị người Hải Dương chửi anh lính lái xe ẩu một trận tối mặt tối mày thế này
: "NÀM THÌ NƯỜI. NÓI THÌ NÁO. THẤY NỒN NÀ NAO NHƯ TÊN NỬA. ĐI XE THÌ NẠNG NÁCH. NEO NÊN NỀ. NGÃ NUÔN.
Riêng quả "thấy nồn là nao như tên nửa" thì chắc thuộc hàng kinh điển rồi. Ngọng mà chửi duyên thế thì kém gì anh hề Xuân Hinh.
Dân Hà Nội cứ tinh tướng giọng thủ đô là giọng chuẩn, là tiếng quốc gia, chính ra cũng ngọng níu nưỡi chớ hơn gì ai.
Cứ nghe các cô phát thanh viên phát âm tròn vành rõ chữ "chong chẻo" với cả "dun dẩy", rồi thì "xung xướng" mới cả "dưng dưng heo may" nghe vừa điệu vừa điêu, chỉ muốn đạp cho phát chớ ở đó mà chuẩn.
Đọc nghe âm nhẹ đi thật, nhưng điệu quá có ngày gậy ông đập lưng ông, nghe nói có lần chị Lê Khanh làm MC chương trình âm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn.
Chị Khanh thì nổi tiếng thanh lịch rồi, nhưng điệu, giới thiệu say sưa xong đúng lúc cần giới thiệu nhan đề bài hát thì buột mồm nói thế này:
"Sau đây mời quý vị cùng thưởng thức ca khúc " NẶNG NẼ LƠI LÀY ".
Ở Ba Vì thì có con bò vàng, nói kiểu gì toàn mất dấu, còn vô vùng Nghệ Tĩnh mình thương thì dấu gì cũng thành dấu nặng.
"Mời anh ăn ĐU ĐỤ".
Giữa ban ngày ban mặt mà cứ đòi ĐỤ là thế nào?
Cô Nguyen Le thì ám ảnh dấu sắc, ba dấu sắc mà đứng gần nhau là thảm họa. Hồi đi phỏng vấn các ông nhà văn, sau khi hỏi chuyện đời chuyện nghề xong thì chị cập nhật thông tin, bèn hỏi "Dạo này chú có SẠNG TẠC MỢI nào không?"
Nhà văn nghe không thủng tai, hỏi lại " có cái gì? ".
Chị càng quýnh, càng líu lưỡi, " dạ, SẠNG TẠC MỢI".
Nhà văn càng nghe càng hoảng, gì mà mợi mợi?
Chỉ vì cái lưỡi phản chủ mà khuyết mất phần update thông tin sáng tác mới của nhà văn.
Hôm sau đọc báo bạn thấy nó kể vach vách nhà văn nọ sắp in cuốn này cuốn kia, chỉ biết căm hận cái lưỡi của mình.
Tôi dân khu Bốn cũ, cả một vệt Bình Trị Thiên ấy toàn ngọng hỏi ngã, sợ nhất là BA DẤU HỎI đứng liền nhau.
Ra Hà Nội học, cố uốn lưỡi cho giọng nhẹ đi, mềm lại, nhưng lâu lâu vẫn bị phản chủ. Có lần qua sạp báo Hàng Trống, lười gửi xe nên đậu bên ngoài, gọi với vô:
"Lấy cho em tờ TUỖI TRẼ CHŨ NHẬT".
Chị bán hàng đoán mồm một hồi không ra, hỏi lại,
'Lấy tờ gì?"
- TUỖI TRẼ CHŨ NHẬT.
Tiên sư những ba dấu hỏi. Chị bán hàng vẫn không hiểu tờ gì, mắt trợn tròn làm tôi càng ngượng, điên tiết nhảy xuống xe, vào cầm tờ báo lên, dí vào mặt:
"Làm gì có tờ báo nào có ba dấu hỏi mà còn không biết".
Chị chữa ngượng:
"Úi giời, tưởng tờ gì".
Tôi là mối ruột nên chị ấy dịu dàng chiều khách. Chớ có lần đi hàng sách quốc doanh, hỏi chị bán hàng:
"Có tập truyện ngắn mới của NGUYỄN KHÃI chưa chị?".
Người ta hỏi lịch sự ôn tồn thế mà chị gái mậu dịch ấy nhếch môi lên, trả lời đay nghiến thế này: "Ở đây không có NGUYỄN TRÃI", rồi còn bồi thêm, "NGUYỄN TRÃI không viết truyện ngắn". Tiên sư muốn lao vào bóp cổ thế chứ lị".
Về Huế tối mùa đông lạnh buốt, sướng nhất là ăn bát bánh canh cá lóc cay xé lưỡi. Mới ra khỏi quán có chị xách cái thùng nhựa đi ngang rao:
"AI LỒN KHÔNG LỒN KHÔNG",
thế là phải xơi thêm hai cái cho ấm bụng. Có anh giai Hà Nội vô Huế cắt tóc, em nhân viên cắt tóc hỏi:
"RỨA ANH CẶC NGẮNG HAY CẶC DÀI".
Giai Hà Nội sợ khiếp vía, tưởng gái Huế dịu dàng e ấp lắm mà mới gặp phát đã hỏi kích cỡ của quý là thế nào?
Cả một vệt Nam Trung Bộ từ Quảng Nam Đà Nẵng vô tới Phú Yên Bình Định thì ngọng kiểu gì mà toàn tưởng... nói lái.
Ai đời CÁI LỐP XE ĐẠP mà toàn gọi là CÁI LÁP XE ĐỘP.
Ngọng kiểu nói lái thế mà thích đùa, thích nói chữ lắm cơ.
"Thôi rồi Lượm ơi" mà thế nào lại thành "THAU RẦU LƯỢM ÂU".
Tôi nghe xong lăn ra cười, thế là bị chửi thiệt:
"CHƯỞI CHƠ KHÔNG BÀNG PHƠ TIẾNG".
Phải bóp mồm xin lỗi rối rít, xong tối lại rủ,
"Đi hát kơ rơ ơ kơ giải sầu không", chịu không nỗi lại lăn ra cười, thế là bị giận thiệt luôn.
Cả một vệt miền Nam Tây Nguyên ngọng kiểu miền Nam Tây Nguyên, không nói được chữ Q. Xuống miền Tây thì cứ bắt CON CÁ GÔ BỎ VÀO GỔ.
Có em đồng nghiệp người Cà Mau cao lêu hêu, hỏi ăn gì mà cao thế, em trả lời em chơi BÓNG GỔ nó mới cao chớ ăn gì.
Tôi đi mua hoa Tết chê hoa kém tươi, em bán hàng bảo, anh về chưng vài ngày, chăm tưới nước là tết nó nó GỰC GỠ khắp nhà.
Đấy, tôi kể đủ ngọng khắp miền Bắc Trung Nam rồi đấy? Còn ai đủ dũng cảm không nói ngọng giơ tay lên nào?
Tôi viết thế không phải để bao biện mà tự trào là chính.
Biết cười người được thì cũng biết cười mình được. Sáng nào cũng phải luyện hỏi ngã sái cả mồm đấy chứ chẳng phải đùa đâu, thế mà lâu lâu lại bị phản chủ.
Thôi đành an ủi, miễn là không bị thiên hạ chửi
" NÀM THÌ NƯỜI, NÓI THÌ NÁO, THẤY NỒN NÀ NAO NHƯ TÊN NỬA "
là tốt rồi.
Tại thằng Hộ Tịch!
“Nói ngọng là tại hướng Đình
Cả làng nói ngọng chứ mình em đâu”
– Ca dao-
Tôi thề với các bạn là từ trước tới nay tôi luôn cho rằng đã là phát thanh viên VTV là nói phải chuẩn mới được lên hình, nhưng tôi lầm, đéo cần, giờ trên VTV đa dạng lắm, đủ loại giọng Bắc – Trung – Nam luôn nên nghe vui vui là. Có hôm, tôi xem Dự báo thời tiết với con bé nhà tôi, có cái cô bé thời tiết cậy MÔNG TO hay chĩa vào mặt khán giả nói thế này: “…vài nơi có mưa DÀO DẢI DÁC…” Con bé nhà tôi nó đang tập đọc, nó bảo: Cô nói sai, phải là mưa RÀO RẢI RÁC! Đấy, ngay VTV phát âm còn đéo chuẩn thì định hướng thế nào được quần chúng nhân dân! Các bạn nhỉ?
Dân Hà Lội mình đa số phát âm chữ R với D, Gi như nhau cả, ví dụ như thằng cu IT công ty tôi nó dặn tôi thế này:
– Khi nào máy chạy chậm thì anh phải đe-le-te (delete) trong thùng dác đi, sau đó di-phét (refresh), đéo được thì anh di-tát (restart) cho em, đéo được nữa thì máy anh bị vi-dút cmnr!
MK, bố cái thằng “dồ”! Hơi xấu hổ, nhưng phải nói thật là gia đình tôi có truyền thống nói ngọng, điển hình là bố tôi. Ông không thể nào phát âm được vần ÍCH, ví dụ: “o du kích” ông phát âm là “o du…CỨT” nghe rất phản cảm, vì vậy ông luôn tránh từ này, ông chuyển thành “cô dân quân”, thật là sáng tạo! Thật may là tôi không có cái gien ngọng của ông, nhưng thằng em tôi thì kế thừa hoàn toàn, nó biến tất cả dấu hỏi thành dấu nặng và dấu ngã thành dấu sắc, nó gọi tôi là “ăn Hại” tức anh Hải. Học cấp 1 nó quên VỢ ở nhà suốt, có lần nó tâm sự với tôi rằng:
– Em không “hiệu” sao “mối” lần em cười mạnh là văng “cạ” nước “dái”!
Tôi không hiểu nó cưa gái bằng ngôn từ hay hành động, tôi đoán là nó sẽ CƯỜI để văng nước DÁI vào người con bé kia như 1 loại “bùa yêu” chăng? MK, thậm chí đến tận bây giờ nó vẫn ngọng, đéo thệ hiệu được thằng này thế nào? Mà ngọng thế nó vẫn nói được 3 thứ tiếng mới tài: Đức, Anh và Nhật! Chắc do nó học ĐH ở Đức, làm thạc sỹ ở Mỹ và làm việc cho hãng ô tô Nhật. Chỉ có điều bây giờ có vợ nên nó CƯỜI tế nhị hơn!
Dân miền Bắc mình có rất nhiều người nói ngọng L và N, có người ngọng N, có người ngọng L, có người ngọng đều cmn cả L và N mới tài, chỉ cần đảo cho nhau là hết ngọng mà đéo thể làm được, ngu ngu nà!
Tôi có thằng em họ dân Sài Gòn, ra Hà Nội ngủ ở nhà tôi, sáng ra nó bảo:
– Ở thủ đô cái đéo gì của của LÀO anh ạ!
– Mày điên à, lào liếc đéo gì?
– Thì đấy, tối đéo nào em cũng thấy có thằng nó rao: bánh mỳ LÀO, kết quả LÀO, bánh khúc LÀO, xôi LÀO! Mà đồng nát cũng LÀO, đổi dép cũng LÀO, keo diệt chuột LÀO…LÀO cmn tất còn gì?
Tổ sư thằng phản động nhưng mà TS nó nói quá đúng! Mà nhân tiện đây anh nhắc nhở cái thằng bán bánh mỳ LÀO hay đi qua khu anh mày nhé, mày đi chậm chậm thôi không thì phá sản con ạ, MK, tao chưa lần nào mua được bánh mỳ LÀO của mày, mày đạp xe bán bánh mà cứ như đổ đèo Tua – đờ – Phờ- Răng thế thì bố thằng nào đuổi kịp mày hả? TSM chứ, mày kinh doanh hay mày trêu khách hàng thế? CHẬM THÔI!
Hồi tôi còn học đại học, mấy thằng SV Xây dựng bên tôi hay sang sân Bách Khoa đá bóng, có lần thế đéo nào đá xong có ông thấy mất cmn đôi giầy mô-ca mua ở siêu thị vỉa hè đường Láng, lẽ ra về ngay thì đéo sao nhưng thằng ngu ấy tiếc của đứng chửi đổng: ĐCM thằng “lào” lấy giầy của tao? Đen cái là bọn sinh viên LÀO đá ngay sân bên cạnh, nó nghe thấy CHỬI cả “lước” nó lao sang a-lô-xô song phi thằng kia như bổ củi, ĐCM thằng ngu ấy chạy đéo kịp nhặt quần! Nhục nhục là!
Một điều đặc biệt là dân ta ngọng ở mọi tầng lớp, từ nam phụ lão ấu cho đến già trẻ gái trai, từ công nhân cho tới trí thức, từ nhân viên đến lãnh đạo, thành thị đến nông thôn, từ bắc vô nam, miền núi đến hải đảo … không phân biệt thành phần giai cấp. Sếp Công ty cũ tôi chẳng hạn, lần đầu đi làm tôi choáng cmn luôn, đang họp giao ban thì có Sếp điện thoại, Sếp tôi cầm lên nói luôn:
– A nô! Vâng, em chào anh Nong, nâu không gặp anh! Dạ, cái gì ạ? Gạch “nát” à? Ôi, anh đừng dùng noại đấy, em nấy cho anh gạch I – ta- ni “nát” đảm bảo nong nanh nuôn!
Ôi giời ôi, tôi đố ông nào mua được gạch “nát” mà lại của I-ta-ni đấy! Thứ nhất là đéo có cái hãng I-ta-ni, thứ 2 là nếu có nó cũng bán gạch nguyên vẹn, muốn nát chỉ có đem về đập ra! À, còn nữa, có lần Sếp gọi tôi vào bảo:
– Mày qua kiểm tra cho sếp T cái máy giặt anh tặng, anh thấy sếp bảo nó “nắc” quá!
– Thế máy sếp mua hãng nào ạ?
– “Ê nếc trôn nắc!”
Ôi cha mẹ ơi, Sếp mua cái “noại” ấy nó “nắc” là đúng. Chưa hết đâu, Sếp tôi hay tìm hiểu về công nghệ, có lần Sếp được tặng cái Tivi Samsung LED 60 in to vãi đái, hôm ăn nhậu ở nhà Sếp bảo:
– Công nghệ màn hình mới nhất đấy! Các chú biết nà gì không?
– Không ạ! Anh em đồng thanh nói.
– Đèn NÉT! (LED)
Ôi sếp ơi là sếp ơi! Đau “nòng” em quá sếp ơi!
Thưa các đồng chí và các bạn, trong cuộc sống, đặc biệt là giao tiếp, việc nói ngọng khiến mọi câu chuyện nghiêm túc bỗng trở thành khôi hài. Nó gây cho người nghe có cái nhìn thiếu thiện cảm về người nói, thậm chí có đánh giá tiêu cực về người nói ngọng. Có lần tôi đi hội thảo về giao thông đô thị, có ông chuyên gia nói như sau:
– Có nhiều cách phân nàn, đơn giản nhất nà con nươn, con nươn rất nà ninh hoạt, nó phân nuồng, tránh chồng nấn giao thông, giảm nưu nượng …
Ông chuyên gia chỉ nói 1 câu thôi mà khán giả đang nghiêm túc bỗng quay sang cười nói rôm rả. Tôi biết ông giận lắm, ông muốn chửi lắm, tôi chắc nếu được chửi ông sẽ chửi bọn khán giả thế này: ĐM nũ NỢN!
Có 1 điều đặc biệt rằng không chỉ nói ngọng, dân mình viết cũng ngọng, văn bản giấy tờ pháp lý mà cứ như trò đùa. Tôi có ông anh làm đồ gỗ dân Hà Tây, lúc gặp nhau tôi hỏi:
– Anh cho em cái số di động của anh?
– 090xxxxxx ! Anh tên là NỢI !
– ??!!! Vâng, anh Lợi ạ !
– Không, e nờ nhẹ! NỢI !
– Ôi, em tưởng anh nói NGỌNG ! Phải là Lợi chứ nhỉ??? Nợi làm đéo có nghĩa gì?
– Đéo ngọng đâu?
– Hay ngày xưa ông già anh đi khai sinh cho anh nói NGỌNG!
– Ông già anh cũng đéo ngọng đâu !
– Lạ nhỉ ?
– Lạ cái đéo gì, tại là tại cái thằng hộ tịch ngày xưa nó VIẾT NGỌNG! Giờ đéo sửa được nữa!
– Đéo cần sửa đâu! Thế mới độc anh ạ !
– Chú cứ đùa, độc cái NỒN giề!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét