7 thg 7, 2024

Một đời đi tìm hài cốt cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố - Quốc Việt

Một đời đi tìm hài cốt cụ Ứng Hòe
Quốc Việt
 

Cụ Tố là một trong những người sáng lập Hội Truyền bá quốc ngữ lúc bấy giờ nên có ông giáo suốt hơn nửa thế kỷ nay đau đáu tìm hài cốt cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố. Ông giáo tên Nguyễn Thìn Xuân, nay đã 90 tuổi. Ông chẳng họ hàng thân thích, ông chỉ là người mến mộ cụ Ứng Hòe, để rồi suốt đời day dứt tìm kiếm hài cốt cụ bị giặc Pháp thủ tiêu và mất xác.
***
Đầu hè, Hà Nội oi bức như đổ lửa. Lần giở lại những tài liệu ố màu thời gian, ông giáo Xuân trầm ngâm: “May mắn tôi được biết cụ từ những năm 1940 khi cụ thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ. Là học giả đáng kính, cụ tinh thông cả Nho lẫn Tây học, bỏ danh lợi để cống hiến cho văn học”. Ông giáo Xuân kể từ trẻ mình đã rất ngưỡng mộ tên tuổi cụ mà chính đồng nghiệp Pháp ở Viện Viễn đông Bác cổ danh giá hồi ấy cũng nể phục. Trong đó có nhiều vị có
dang phận như các vị Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước, Bùi Kỷ, Đặng Thai Mai...
Ông giáo Xuân sau cũng theo gương cụ Tố, mở lớp xóa mù chữ ở Thanh Hóa. Hồi ấy, ông giáo Xuân dạy chữ quốc ngữ cho trẻ nghèo, lớp mở ngay nhà hát Đồng Ấu. Rồi Pháp tái chiếm Hà Nội. Cụ Tố theo kháng chiến lên Việt Bắc. Sáng 7-10-1947, lính dù Pháp bất ngờ nhảy xuống Bắc Kạn. Nhiều đồng đội chạy thoát, nhưng cụ Nguyễn Văn Tố bị bắt.
Trong hồi ký Chiến đấu trong vòng vây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại sự kiện này: “... Cụ Tố là người chững chạc, nói tiếng Pháp, nhưng chúng đã bắn chết khi ông già tìm cách chạy thoát”. Đó là cụ trưởng Ban thường trực Quốc hội (vị trí này nay là chủ tịch Quốc hội), nhân sĩ yêu nước tâm huyết và có uy tín. Cụ Tố hi sinh là một tổn thất lớn cho ta”.
Những người từng theo gương cụ Tố như ông giáo Xuân lặng lẽ sưu tầm rất nhiều tài liệu, kỷ vật, đặc biệt là thông tin nơi người đáng kính đã hy sinh. Hành trình này dài hơn nửa thế kỷ.
Ông đã đi nhiều nơi, dò la nhiều chỗ và đến năm 2006 có chút manh mối...
Ngày trở về dở dang
Năm 2006, ông giáo Xuân và Hội Sử học lên đường đi Bắc Kạn nhờ có những manh mối ban đầu. Thời điểm ấy thầy Xuân đã 80 tuổi, bị mắc bệnh run tay chân và nhiều chứng mãn tính của người già, nên mọi người ái ngại cho ông trong hành trình vất vả từ Hà Nội lên Bắc Kạn chưa thể biết trước thế nào. Tuy nhiên, ông vẫn quyết tâm khấn thầm: “Hơn 60 năm trước con
đã theo gương cụ. Lần này, con quyết sẽ đưa hài cốt cụ về quê nhà”. Trời xế chiều, đoàn đến huyện Bạch Thông. “Xúc động là chúng tôi đã gặp được nhiều người dân chân thành giúp. Có
bà cụ tên Lan kể hồi ấy làm giao liên c o kháng chiến. Chính bà nhìn thấy Pháp đuổi bắn cụ Tố ở ven rừng vùng này. Trước khi gục xuống, cụ còn cố vẫy tay cho bà chạy đi.
Một ông cụ khác tên là Nghi cũng kể hồi ấy mình là đội trưởng du kích. Khi Pháp bắt cụ Tố, họ đã chiến đấu giải cứu nhưng không thể”, ông giáo giáo Xuân kể. Chắp vá hồi ức các nhân chứng, đoàn đã cố gắng tìm kiếm nhưng bất thành. Đoàn đành ngậm ngùi trở về. Thầy Xuân
đổ bệnh nặng vì tuổi cao sức yếu. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, họ tiếp tục lên đường.
Đích vẫn là huyện Bạch Thông, nhưng ở địa bàn khác có hang đá trong rừng. Khi đoàn đến cửa hang Cây Sấu, người già địa phương kể đây chính là nơi Pháp thủ tiêu xác, cứ bắn xong rồi đạp vào đấy.
Ông giáo Xuân xúc động nhớ lại: “Tôi cảm giác mình đến đúng nơi, cụ Tố đã hiển linh rồi”.
Nhưng nhiều lần đào tìm vẫn thất bại. Phải thêm nhiều lần nỗ lực nữa, mọi người mới tìm thấy một hài cốt đã mủn vỡ sâu dưới lòng đất. Mở rộng thêm, họ lại đào thấy hai hài cốt khác trùng hợp với lời kể nhân chứng rằng cụ Tố có một cần vụ và một bảo vệ. Khi bốc lên, họ còn phát hiện thêm mấy cây đinh trong hài cốt được cho là lính Pháp đóng tra tấn cụ.
Đó là chiều cuối xuân Đinh Hợi, tháng 4-2007. Cháu cụ Tố từ Sài Gòn cũng bay ra với niềm hi vọng. Quốc hội (vì cụ Tố là cựu chủ tịch quốc hội) cho lập đoàn giám định với các nhà nhân chủng học và pháp y. Những chỉ số đo đạc về tuổi xương, hình thể đều trùng khớp với cụ Nguyễn Văn Tố lúc sinh thời...Những người tham gia đoàn tìm kiếm gần như tin rằng đã trọn
vẹn tâm nguyện. Vài tuần trôi qua, nhiều đêm ông Xuân mất ngủ vì nóng lòng chờ đợi kết quả giám định ADN. Hôm thắp hương, mở kết quả giám định ADN, ông hồi hộp. “Lễ truy điệu sau 60 năm được lên kế hoạch ở Hà Nội. Quốc hội đã chuẩn bị viếng vị chủ tịch đầu tiên của mình”, ông kể. Tuy nhiên khi nhận kết quả giám định ADN, tất cả lại ngỡ ngàng: hài cốt tìm
thấy không trùng khớp ADN cháu cụ Tố. (1)
(1) xem tiếp Hành trình đi tìm mộ cụ Nguyễn Văn Tố ở khúc dưới, tr 36.
***
Suốt nhiều ngày ông giáo Xuân không thể ăn ngủ. Cả đời ông đau đáu đi tìm bậc thầy có công
khai trí dân ttrí nhưng vẫn chưa thể trọn vẹn. Tâm sự với tôi, trên gương mặt hằn sâu nét thời
gian. Ngoài 90 tuổi rồi, lẽ thường tình của kiếp nhân sinh đã dần cạn, làm sao ông có thể tiếp
tục hành trình tìm cụ Tố? Thôi đành cháy lòng mong đợi người nào đó tiếp tục...


Thầy Nguyễn Thìn Xuân nay đã 90 tuổi vẫn đau đáu tìm hài
cốt cụ Ứng Hòa Nguyễn Văn Tố
(Hà Nội 1946)

 

 

Hành trình đi tìm mộ cụ Nguyễn Văn Tố
Nguyễn Anh Tuấn

Kỳ I: Câu chuyện từ Hà Nội

Trong một lần gặp nhà sử học Dương Trung Quốc, ông cho biết: Rất nhiều năm qua, gia đình,bạn bè cụ ứng Hòe Nguyễn Văn Tố đã gắng sức tìm kiếm, đi thu thập thông tin từ Hà Nội đến Thái Nguyên, Bắc Kạn nhưng không tìm ra manh mối về cụ. Nhiều tin cho rằng, cụ Tố bị địch bắt và thủ tiêu tại Bắc Kạn. Nguồn tin khác cho rằng cụ là một học giả nổi tiếng trong Viện Viễn
đông Bác cổ của Pháp, vì vậy Pháp không lý gì lại giết hại cụ, có thể họ đưa cụ về Hà Nội...
Xuất phát từ Văn phòng Quốc hội, Hội Sử học Viẹt Nam, Ban liên lạc Hội Truyền bá Quốc ngữ đã triển khai tìm kiếm trên nhiều tỉnh miền Bắc xác định là nơi cụ Tố đã hoạt động. Các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn cũng tận tình giúp đỡ nhưng việc tìm đón mộ cụ vẫn chưa thành. Bất ngờ qua tin đăng tải trên một tờ báo lớn của Hà Nội,
Hội Sử học đã tiếp cận ông Nguyễn Đức Phụng, người có khả năng và đã tìm được nhiều mộ tử sỹ. Ông Phụng đã giúp nhóm tìm kiếm xác định được mộ cho là của cụ Nguyễn Văn Tố tại một khu rừng núi bao la thuộc xã Nguyên Phú, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Một ngày đầu xuân Đinh Hợi 2007, ông Dương Trung Quốc và một số cán bộ lão thành cách mạng tới gặp ông Nguyễn Đức Phụng. Ông Phụng cho biết, ông cảm thấy có một sự giao cảm mạnh và khẳng định, cụ Nguyễn Văn Tố bị giặc Pháp vây bắt bởi tiểu đoàn lính dù Pháp do có điệp báo đã tiết lộ địa điểm diễn ra cuộc họp quan trọng của các lãnh tụ kháng chiế tại huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Trong khi nhiều người khác đã được báo cuộc họp bị hủy, mọi người phải sơ tán khẩn cấp thì cụ Tố vẫn ở lại lo nốt nhiều công việc, hủy tài liệu nên bị bắt. Song địch giam giữ có phần lơi lỏng nên đêm cụ đã trốn chạy ra ngoài. Địch phát hiện và truy đuổi. Trên đường chạy trốn, cụ bị chúng bắn trọng thương và bắt lại. Một vị giáo sư chúng tôi quen bảo: “Cụ Tố quả là bị Pháp
bắt ở Bắc Kạn trong một trận tập kích bất ngờ nhưng sau cụ bị chuyển về giam tại Hà Nội”. Vị giáo sư đoán rằng có khả năng cụ Tố bị giặc thủ tiêu ở Hà Nội nên ít có khả năng mộ nằm ở
tỉnh Bắc Kạn...
***
Tuy hồ nghi nhưng nhóm khảo sát vẫn lần theo tấm sơ đồ mà nhà ngoại cảm mô tả. Một số vị trong Ban liên lạc Hội Truyền bá Quốc ngữ khá phân vân về những chi tiết mà nhà ngoại cảm đưa ra: Cốt cụ và các đồng chí đều được dân bản (là người dân tộc) an táng không có áo quan; địa điểm nơi mộ cụ Tố và 2 đồng chí nằm là cạnh 1 cửa hang đá tên Tà Lèn...

Hình 1 - Tấm sơ đồ ông Phụng vẽ để đi tìm mộ cụ Tố
Cũng theo sơ đồ, muốn tìm đến mộ cụ Tố phải đi qua thị xã Bắc Kạn đến Bạch Thông, vượt qua một con sông lớn với một cây cầu bắc ngang, đi 9 km rẽ phải lần theo một con suối nhỏ, đi khoảng 2,5 km chú ý tìm một hang đá, trước cửa hang có một tấm bia đá còn gọi là tấm bia căm thù. Hang đá đặc biệt này nhìn ra một triền đất bãi.
Mộ cụ Tố được đánh dấu bằng một điểm đỏ nằm ở đất bãi bên tay phải đứng từ cửa hang nhìn ra khoảng 150 bước. Bên cạnh mộ cụ Tố còn đánh dấu 2 ngôi mộ của các kháng chiến quân khác, một nằm sát cạnh, một ngôi lệch xa vài chục bước. 2 ngôi mộ hiện chỉ còn là nấm con nhum nhủm nhô lên như cái nôi nhỏ úp ngược thôi.
Ông Phụng còn nhắc, khi đến nơi cố gắng tìm và hỏi các cụ già cao niên, một nam, một nữ tuổi chừng 80-89, họ sẽ cho biết thêm thông tin về cụ Tố...

Hình 2 - Bà Nguyễn Quý Lan trao đổi với đoàn khảo sát
Chuyện thực hư thế nào, những tin tức như thế liệu có đúng không? Bao câu hỏi cứ chộn rộn với chúng tôi suốt hành trình lên Bắc Kạn. Một lão thành viên trong đoàn tâm sự: Tôi có người    bạn trước làm ở cơ quan địa chất nói, đúng là có một cái hang tên Tà Lèn.
Nhưng đã 30 năm qua, bà ấy chưa từng trở lại Bắc Kạn nên không còn nhớ rõ nó nằm ở vị trí nào. Ngoài cửa hang, bà nhớ đúng là có một tấm bia đá. Không biết bia có ghi khắc nội dung gì nhưng nó là một tấm bia bằng đá đen. Được chia sẻ nguồn tin ấy, chúng tôi vững tâm hơn.
UBND tỉnh Bắc Kạn đợi đoàn từ sáng. Sau những cái bắt tay thật chặt, cán bộ phụ trách văn hóa của tỉnh cho biết: Năm 2005, thực hiện chỉ thị của văn phòng Quốc hội về việc thu thập tin tức mộ phần cụ Nguyễn Văn Tố từ dân địa phương, UBND tỉnh đã thực hiện phát thông báo liên tục trên sóng truyền hình và phát thanh.
Kết quả đã có bà Lan (73 tuổi) đến xin cung cấp tin về cụ Tố. Điều đặc biệt là vị trí thị xã, cây cầu, con sông lớn, con suối nhỏ như sơ đồ cơ bản trùng khớp với những điều bà Lan nói. Tuy nhiên theo phía tỉnh Bắc Kạn, ở vùng này không ai biết có hang đá tên Tà Lèn...
Bà Nguyễn Quý Lan ở huyện Bạch Thông bảo: “Tôi định đi đám cỗ cách đây 10 cây số nhưng cứ thấy nóng lòng nóng ruột thế nào, cứ như có ai giữ phải ở nhà nên từ chối...”. Năm 1947,bà Lan mới hơn 10 tuổi, là giao liên cho kháng chiến. Bà kể: “Tôi thấy cụ Tố bị giặc Pháp đuổi bắt ngoài rừng. Tôi không biết có Tây nhảy dù vì vừa đi giao liên về làng. Tôi thấy cụ chạy
ngược trở ra. Vừa chạy cụ vừa xua tay báo hiệu cho tôi biết có nguy hiểm. Tôi còn bàng hoàng chưa kịp hiểu chuyện gì thì thấy cụ bị chúng bắn gục xuống. Tôi liền vội chạy về báo với cơ sở. Khi đưa anh em du kích trở lại thì không biết chúng mang cụ Tố đi đâu nữa”.
Nơi bà Lan chứng kiến cụ Tố bị giặc bắn là cánh rừng ngoài bản Nà Pèn. Tên bản Nà Pèn có âm phát ra gần giống với tên cái hang đá đoàn khảo sát đang tìm kiếm. Một số người trong đoàn liên tưởng tên bản, tên hang đá và vị trí mộ cụ Tố có thể được an táng ngay tại bìa rừng bản Nà Pèn.

Kỳ II: Cuộc tìm kiếm bất thành
Bà Nguyễn Quý Lan dẫn chúng tôi vào bản Nà Pèn, rẽ phải đi 2 km thì đoàn gặp một con suối nhỏ, dân bản gọi là suối Lạnh. Theo con đường đất, đi bộ khoảng 1 km qua những ruộng ngô đã thu bắp trơ gốc, lần tìm tới bìa rừng nơi mà bà Lan chứng kiến cụ Tố bị địch bắn... Đám đất
bìa rừng xưa, nay đã được người dân sở tại khai hoang thành một chân ruộng hẹp bám lấy rừng. Rừng đã khoanh nuôi nhưng vẫn um tùm chằng chịt tre vầu, dây leo, cây lâu niên. Gặp cảnh cũ, bà Lan xúc động nghẹn bên mô đất góc ruộng, gọi tên cụ Tố.
Sau tuần hương, chút lễ vật lòng thành, đoàn khảo sát chia nhau ra tìm kiếm xung quanh, mục đích hỏi tìm hang đá Tà Lèn có tấm bia và 2 nhum đất bằng cái nón con ngoài bãi gần cửa hang bên con suối Lạnh.

Hình 3 - Ba bộ hài cốt của 3 tử sĩ
hy sinh ngày 25-10-1947
.
Bộ hài cốt cụ Nguyễn Văn Tố ở giữa
Nhiều dân bản, già trẻ đều trả lời, ở đây không có hang đá vì vùng này xưa nay chỉ toàn là núi đất. Quanh vùng này cũng không có cái hang đá nào có cái tên Tà Lèn hay Tà Vèn có tấm bia vô danh dựng ngoài cửa hang. Cả khu vực này chỉ có một hang đá duy nhất nhưng cách đây 3 km nằm chênh vênh giữa lưng chừng núi, rất hiểm trở chứ không gần sông suối nào.
May mắn chúng tôi hỏi được nhà ông Nghi năm nay 77 tuổi, năm 1947 ông là đội trưởng đội bảo vệ cuộc họp quan trọng tại ủy ban kháng chiến tỉnh Bắc Kạn. Ông Nghi kể: “Trước ngày 7-10-1947, chúng tôi có tin từ Thái Nguyên báo lên Tây sẽ tấn công. Cuộc họp bị hủy, các cán bộ đã qua chợ Đồn từ mấy hôm trước nhưng cụ Tố, không hiểu sao lại ở lại. Đến khi Tây nhảy
dù tập kích, bao vây bắt được cụ Tố tại căn hầm ngay cửa ủy ban, chúng tôi vẫn không biết chúng bắt được cụ. Tôi cùng tiểu đội du kích ẩn ngoài đồi thông, song do có biết ít tiếng Pháp,nghe chúng reo hò tôi biết chúng bắt được cụ. Tôi thấy chúng không trói cụ, không tra tấn,
đánh đập. Chúng áp cụ giải đi. Anh em du kích cũng vừa hy sinh 9 người, còn 4 quyết định đánh giải vây cứu cụ nhưng thất bại, một đồng chí hy sinh, buộc phải rút lui...”.
Chúng tôi không khỏi hồ nghi về nhận định này của ông Phụng bởi đúng ông có nói sẽ gặp được 2 người nhưng độ tuổi lại chênh lệch khá nhiều?! Một số chi tiết: hang đá, suối nước, đường mòn, tấm bia so với khảo sát không có...

Kỳ III: Nhà ngọai cảm và thử nghiệm ADN
Trở về Hà Nội, sau khi xem cuốn băng quay lại hành trình, đoàn khảo sát quyết định mời ông Nguyễn Đức Phụng trực tiếp lên đường. Chiều một ngày cuối tháng 3-2007, trong cái giá lạnh của núi rừng Việt Bắc, chúng tôi tiếp tục cuộc tìm kiếm mới. Ông Phụng lên gần huyện Bạch Thông, người lúc thì đỏ phừng phừng, lúc thì tái đen lại. Ông bảo: “Do giặc giam lỏng lẻo,
không gông trói nên đêm cụ Tố và ông Phùng bấy giờ là chủ tịch tỉnh Bắc Kạn bàn nhau trốn”.
Nhưng họ bị giặc phát hiện và truy đuổi. Trên đường truy đuổi chúng đã bắn cụ Tố tại bìa rừng bản Nà Pèn. Cụ Tố và nhiều kháng chiến quân khác sau đó bị chuyển lên một điểm bí mật gần với Bạch Thông, cách UBND tỉnh khoảng 15 km.
UBND tỉnh Bắc Kạn cũng cử một đoàn cán bộ phối hợp thực hiện khảo sát với đoàn. Giữa trưa, đoàn đi qua cột mốc báo cách thị xã Bắc Kạn 9 km, đột nhiên ông Phụng khoát tay ra hiệu xe dừng lại. Ông mở cửa xe vội vàng bước xuống. Cảnh vật nơi này có vẻ giống với những gì sơ đồ vẽ, cũng na ná như lời bà Lan kể. Ông Phụng hỏi chuyện 2 hộ dân cư trú ven
đường về cái hang đá ở khu vực này. Tiếc là họ mới chuyển cư từ xa đến nên không biết. Đi suốt dọc quốc lộ, cả đoàn dò hỏi mãi dân địa phương, không ai biết. phó chủ tịch UBND huyện Bạch Thông bảo: “Địa bàn huyện chỉ có thôn Ngoàn, xã Nguyên Phúc là có 2 hang đá”.
Chúng tôi hỏi đường đi thôn Ngoàn. Kỳ lạ đó chính là nơi đoàn khảo sát dừng lại 2 lần. Vào xã Nguyên Phúc, cán bộ xã cho biết, xã đúng có 2 hang đá, một hang lớn nằm cách ủy ban 3 km,
một hang nhỏ hơn cách 2 km gọi là hang Bá chủ. Tên Bá chủ theo tiếng Tày có nghĩa là “Cây sấu” vì vùng này 60 năm trước vốn là một rừng sấu. Hang Bá chủ cửa hẹp nhưng lòng hang ăn thông trong núi nên cũng khá lớn, còn thông với cả một con suối nữa nhưng bên trong thế nào, chưa ai từng vào đó để biết... Không đợi xã cử người đi cùng, chúng tôi vội đến hang Bá
chủ. Hang đá này nằm cách con đường liên xã đang làm dở chừng 300m. Nhìn khung cảnh nơi đây, có thể xác định, những thông tin ban đầu của ông Phụng tương đối chính xác. Nghĩ thế, chúng tôi thắp hương trên triền ruộng cao trồng ngô. Tìm kiếm một lượt, nhà ngoại cảm
nói địa điểm cụ Tố bị hại là triền ruộng trồng ngô đối diện của hang Sấu này, vì ông có sự giao cảm rất mạnh ở khu đất cạnh gốc bụi tre (góc Tây Bắc thửa ruộng) đã bị chặt khi người dânbản khai hoang vỡ ruộng; và mô đất nhô cao góc đông nam thửa rộng, cách cửa hang 100 m, bên cạnh có một hố sâu do dòng chảy của con suối mùa nước về tạo thành.
Sau khi xin ý kiến của văn phòng Quốc hội, Hội Sử học Việt Nam, chúng tôi lên Bắc Kạn lần thứ ba ngày 8-4-2007. 10h30 sáng, đoàn tìm mộ cụ Nguyễn Văn Tố có mặt tại hang Bá chủ.
Chúng tôi thắp hương... Mọi người trong bản thấy chuyện lạ kéo nhau ra xem. Bà con cho biết:
Khu vực hang này trước vốn là nơi giặc thủ tiêu những người kháng chiến, rồi đẩy xác họ xuống dưới hố sâu trong hang. Những hôm nước to đi xúc cá ở dòng suối chảy ra từ hang còn xúc phải rất nhiều móng tay, móng chân người.

Hình 4 - Chiếc bút máy được tìm thấy
Nhưng một điều không ai giải thích nổi, khi mới đào hố thám sát đầu tiên gần bụi tre, chị Hạnh cùng đoàn khấn vong linh cụ Tố linh thiêng xin về báo cho con cháu được biết, vài phút sau xuất hiện một con bướm to cỡ lòng bàn tay, cánh pha 2 màu đen trắng. Nó cứ bay vòng quanh mọi người trong đoàn, không đậu vào đâu. Rồi khi thấy người trần mời dùng cơm, con bướm
đậu thẳng xuống mâm cơm...
Giở vội camera và máy ảnh ra ghi lại, xong tay chân chúng tôi chợt lạnh toát, lấm tấm đổ mồ hôi lạnh; hình ảnh bắt được trắng xóa. Những hố tiếp sau gần mương thoát nước, dọc theo con đường cụt được thám sát, không có kết quả.
6h30 sáng hôm sau, khi sương khói còn bảng lảng, đoàn khảo sát mang cuốc xẻng ra hố đào.
Đêm qua, hầu như không ai ngủ được. Hố đào mở dài theo triền đất bậc thang của ruộng ngô.
Hố đào mỗi lúc một sâu nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì. Bỗng nhiên trời đang hửng, gió nổi lên ầm ầm, đổ mưa to. Đây là hố thứ 5 mở sâu đến tận đất thổ, sâu ngập đầu người nhưng kết quả không khả quan.

Hình 5 - Những chiếc đinh được
tìm thấy trong hài cốt của cụ Tố

Sau cơn mưa, như linh tính mách bảo, chúng tôi theo lời chỉ dẫn của ông Phụng, quyết định đi
về khu đất đối diện cửa hang, tìm bằng được một con hào, dọc theo hào tìm đống đá xếp cạnh con đường mòn, mở hố đào ngay chính trên con đường ấy. Ngạc nhiên, chúng tôi thấy một khung cảnh đúng như vậy. Hố thứ sáu thực hiện, song mọi chuyện bế tắc. Ai nấy bắt đầu nản... Ông Phụng bảo: “Cụ Tố chưa cho tìm. Cụ bảo phải tìm ra 2 đồng đội của cụ gần đó thì
cụ mới yên tâm...”. Chúng tôi đang trong tâm trạng mệt mỏi, bán tín bán nghi chuyện này...
Giữa lúc ấy, ông Phụng báo, phải đi tìm người trong bản hỏi về 2 ngôi mộ được người dân bản chôn cất năm 1947 mà ở đây dân bản nói là mộ người Mán đi làm dân công hỏa tuyến.
Cán bộ xã đưa chúng tôi xuống tận khu đất nhà ông Tiến cách cửa hang Bá chủ chừng 300 m trên một ngọn đồi. Dưới chân đồi có một con suối nhỏ chạy quanh. Theo con đường mòn lên đồi là thấy ngay một ngôi mộ dưới tán lá một cây mơ. Ngôi mộ này giống như chiếc nôi con úp xuống. Đầu mộ và chân mộ được chặn đá đánh dấu mốc. Ngôi mộ thứ hai được đánh dấu
bằng đá, nằm ở triền đồi phía trên, cao hơn một chút.

Hình 6 - Hài cốt của cụ Tố
Cán bộ UBND xã Nguyên Phúc lúc này mới ớ ra và cho biết: Theo người già kể lại, đó là 2 ngôi mộ vô chủ, vô danh cho là 2 dân công hỏa tuyến người Mán được an táng năm 1947. Ông Tiến chủ đất có 2 ngôi mộ vắng nhà. Dân bản bảo ông đi trông cá ở ao cách nhà 2
km. Trưa hôm ấy, chẳng biết sao, ông Tiến nóng ruột, cứ nằng nặc đòi về nhà xem có việc gì... Ông Phụng lúc này điện thoại khẳng định: “Ngôi mộ ở triền đồi gần gốc cây mơ là mộ cụ Nguyễn Văn Tố. Ngôi thứ hai là mộ của thư ký, ngôi thứ ba cách đó không xa là của cảnh vệ”.
Chúng tôi tiến hành đào ngôi thứ nhất. Đào xuống được 60 cm thì nhìn thấy một hòn đá xanh đặt thẳng đứng như có ý đánh dấu của người chôn cất. Đào tiếp thì lộ một lỗ đất tổ mối xông.
Tiếp tục đào sâu xuống 20 cm nữa thì phát hiện một lóng xương chân dài. Mở rộng phần đất xung quanh, chúng tôi tìm được những vụn xương mủn lấm tấm màu trắng, lộ ra một dáng hài cốt nằm nghiêng dài chừng 1,65-1,67m...
Trong phần mộ nghi là có hài cốt cụ Nguyễn Văn Tố, chúng tôi tìm được một chiếc nhẫn lồng qua xương đốt tay. Cốt của ngôi mộ thứ nhất xương chân tay còn nhiều, xương mặt còn nhưng phần xương sọ đã mủn, phần sau gáy còn một mảng tròn như mảnh gáo dừa, các phần khác vỡ thành nhiều mảnh. Trong mộ phát hiện 3 đinh thép lẫn với các phần xương cốt,
2 chiếc xuyên qua lòng bàn tay, một nằm ở phần xương bả vai phải.
Đây chắc chắn là dấu tích địch dùng đinh đóng vào người để tra tấn. Cũng đêm hôm đó, anh Vượng, một sỹ quan quân đội trong đoàn nằm mơ thấy trong ngôi mộ thứ hai có một vật lạ tròn dài như chiếc bút máy, nên sáng hôm sau, anh dậy rất sớm khai quật ngôi tiếp theo.
Ngôi thứ hai được cho là của người thư ký đi theo cụ Tố khai quật phức tạp hơn do đã bị mối xông hết. Đào sâu thêm 70 cm nữa, cốt lộ ra nhưng xương vỡ mủn... Đặc biệt trong ngôi mộ này phát hiện một chiếc bút hiệu paker ngòi vẫn sáng nguyên ánh thép, một chiếc huy hiệu mờ không còn rõ ghi gì, gáy da làm bìa của một cuốn sổ đã mủn và rất nhiều đinh xác định là đã
đóng vào tay, vào đầu. Ngay khi nhận được thông tin này, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: Theo thông tin thu thập, cụ Tố được cụ Hồ tặng một chiếc bút máy mạ vàng rất đẹp, có thể đây là chiếc bút này chăng... Còn với chúng tôi, ở nơi vùng núi sâu này, những năm 1947 dân công hỏa tuyến làm gì có những vật dụng cao cấp như bút máy parker?
Cũng một điều lạ nữa khi chúng tôi quyết định bốc cốt ở 2 ngôi mộ vào tiểu sành do UBND tỉnh Bắc Kạn chuẩn bị, một người giúp chúng tôi đào mộ chợt khóc thảm thiết, một mực yêu cầu được đón và đưa quy tập vào nghĩa trang. Ông Phụng lúc đó ở Hà Nội cũng điện thoại yêu cầu chúng tôi phải tìm bằng được mộ một cảnh vệ ở gần đó. Nếu không tìm được ngôi mộ này, cụ Tố chưa đành đi...
Người bốc mộ kể lể hoàn cảnh mình hy sinh suốt hơn 1 giờ đồng hồ với sự chứng kiến của đông đảo bà con dân bản. Mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy ông Tiến ở đâu tất tả đến và oang oang nói, mới nhớ ra còn một ngôi mộ nữa bố ông nói chôn ở khóm tre bên đồi đối diện.
Người ấy trúng phải mìn nên thân mình không còn nguyên vẹn. Người ta phải gom phần thân thể, lấy vải đùm bọc lại, úp một cái bát lên, chôn xuống bên sườn đồi.

Hình 7 - Di vật tìm thấy
trong mộ khi khai quật

Ông Tiến kể: Người trong làng nói lại là xác những người này được tìm thấy cạnh cửa hang Bá chủ. Không biết ai đã chôn họ ở đám đất chân đồi này. Công việc đào sau đó khẩn trương trở lại nhưng cốt dưới ngôi mộ thứ ba chẳng còn gì, mủn mục thành đất đen, chỉ còn cái bát xưa người chôn úp lên là còn nguyên vẹn. Chúng tôi đành cho tất cả vào tiểu...

Chiều 10-4-2007, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã tiếp nhận và đưa các hài cốt về tỉnh và yêu cầu giám định các hài cốt và những di vật đã tìm được. Văn phòng Quốc hội sau khi có tin tìm được 3 hài cốt trong đó có 1 hài cốt có thể là cụ Nguyễn Văn Tố đã cử cháu gái cụ Nguyễn Văn Tố ở Sài Gòn ra và nhiều nhà khoa học thuộc chuyên ngành nhân chủng học kiểm tra sơ
bộ các hài cốt tìm được.
Theo các nhà khoa học, căn cứ vào xương tìm được của ngôi mộ thứ nhất, hài cốt có hình thể và tuổi xương trùng khớp với các đặc điểm nhân dạng cụ Nguyễn Văn Tố. Công việc tiếp theo
là xác định ADN. Sau 60 năm nằm lại nơi rừng sâu, cụ Nguyễn Văn Tố, Trưởng ban Thường vụ Quốc hội đầu tiên của nước ta (nay là chủ tịch Quốc hội). Những hồ nghi xung quanh việc cụ Nguyễn Văn Tố hy sinh đã được giải đáp.

Hình 7 - Gia đình nhận lại hài cốt của cụ Tố
Chúng tôi, những người tham gia hành trình đi tìm cụ Nguyễn Văn Tố và đồng đội mãn nguyện
khi hoàn thành trọng trách của mình. Một nén hương thơm mong anh linh cụ Nguyễn Văn Tố.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét