Bị “Stroke” hay “tai biến mạch máu
não” làm cho bệnh nhân bị tê liệt một nửa cơ thể, nói không rõ, phải
ngồi xe lăn. Nhưng việc hồi phục hầu như ai cũng có thể làm được nếu
bệnh nhân có đủ cương quyết và nghị lực. Câu chuyện dưới đây do chính
một bệnh nhân, ông Ron Smith, tự thuật trong tác phẩm tựa đề: “THE
DEFIANT MIND”.(Một Đầu Óc Bướng Bỉnh)
Tôi đứng ở cửa phòng tắm
trong căn nhà của chúng tôi ở Vancouver Island, nhìn Pat, vợ tôi chuẩn
bị đi ăn trưa với bạn bè.Trong lúc đứng tựa của nhìn vợ tôi thật lâu,
người đàn bà từng yêu thương tôi cả nửa thế kỷ qua, tôi cảm thấy khó ở
trong người. Tôi không thấy buồn nôn, hay xây xẩm, chỉ thấy khó chịu
trong người. Tôi thấy mình yếu hẳn đi. Tôi nghĩ nằm xuống nghỉ một lúc
thì sẽ hết. Tôi rời khỏi chỗ đứng và nói với vợ tôi là tôi cần đi nằm.
Tôi thức giấc sau hai giờ nằm ngủ thiếp đi. Tôi trở mình dậy, đi ra
phòng làm việc, ngồi xuống trước computer, và nhận thấy bàn tay phải của
tôi trở nên chậm chạp, vụng về.
Điều này kể ra cũng lạ. Từ bấy lâu nay, tôi có thói quen hay tìm hiểu những gì kỳ lạ xảy đến cho cơ thể, từ khi thấy mình trở nên già nua thêm. Vì thế tôi gõ chữ “stroke” (tai biến mạch máu não) vào Google. Tôi không hiểu vì sao mình lại gõ chữ “stroke” thay vì chữ “flu”(cảm cúm) hay “Lyme disease” hay “heart attack” (đột quỵ tim). Tôi tìm thấy những triệu chứng thường xảy ra ở người bị “stroke” gồm có: Bỗng dưng tê xụi, hay ‘lẫn lộn”, không nhìn rõ, chóng mặt, đi đứng khó khăn, nhức đầu dữ dội. Tôi còn tìm thấy vài trắc nghiệm nên làm thử như dơ cao cánh tay? Hay mỉm cười xem có được hay không?Tôi thử dơ cao cánh tay lên khỏi đầu. Tôi tự mỉm cười. Tôi nhủ thầm: Chắc là mình không bị stroke đâu.Vẫn thấy mệt mỏi trong người, tôi quanh trở vào giường để nằm nghỉ. Nghĩ là tôi bị cúm, chỉ có thế thôi, mặc dù hình ảnh bàn tay phải của tôi cử động chậm chạp vẫn còn ám ảnh tôi mãi. Và tôi vẫn cảm thấy khó chịu trong người... hơi nhức đầu nhẹ.
Khoảng 4 giờ chiều, Pat, vợ tôi trở về nhà. Bà hỏi tôi: “Anh vẫn còn nằm trên giường ư”. Tôi thú nhận “Ừ! Vẫn thấy hơi mệt.”Một giờ nữa trôi qua, và tôi vẫn cảm thấy khó ở trong người. Cuối cùng Pat nhất định đòi đưa tôi đi bệnh viện để khám bệnh xem tôi bị gì. Tôi nghĩ trong đầu, ít ra đến bệnh viện tôi sẽ không còn thắc mắc vì sao mình thấy khó ở trong người.
Bác sĩ hỏi thăm cặn kẽ từng chi tiết những gì đã xảy ra cho tôi. Rồi ông cho làm thử vài trắc nghiệm. Ông đòi tôi để ngón tay lên mũi, và ngước mắt nhìn theo ngón tay ông đang di động. Ông bắt tôi đếm ngược từ số bảy. Ông bắt tôi bóp chặt hai ngón tay của ông bằng bàn tay của tôi. Ông thử phản xạ của tôi.Tôi làm qua tất cả những trắc nghiệm này. Tôi nghĩ những gì xảy ra đối với tôi chẳng qua là vài trục trặc tạm thời, giống như đường giây trong một dàn máy như TV hay computer bị lỏng lẻo, gây rắc rối chút đỉnh.
Ông bác sĩ nói với tôi: “Tôi muốn giữ ông ở trong bệnh viện để theo dõi thêm.”.Tôi chán nản hỏi ông: “Bộ tôi không qua được mấy cái trắc nghiệm vừa rồi của bác sĩ hay sao?”.Ông giải thích cho tôi rõ: “Có thể ông bị cơn stroke chúng tôi gọi là stuttering stroke, hay stroke cà lăm. Cứ vài giờ nó lại xảy ra một lần, và kéo dài trong vài ngày. Có lẽ từ sáng đến bây giờ ông đã trải qua vài cơn stroke nhỏ. Nếu quả thực có chuyện đó, rủi ro ông sẽ bị một cú stroke mạnh, nó sẽ rất cao.”.
Ông dặn tôi nên để người nhà ở bên cạnh canh chừng khi nào có giường trống sẽ cho tôi nằm. Pat ngồi xuống ghế cạnh tôi rị mọ chơi trò đố chữ trong lúc tôi ngồi vặn vẹo trên ghế. Tôi nhớ là mình ráng đổi thế ngồi cho thoải mái, nhưng bỗng dưng tôi cảm thấy rất khó ngồi cho thoải mái.Sau đó, ánh sáng từ từ tắt lịm. Tự động tối dần, và tôi rơi vào một con đường hầm tối thui.Một lúc sau, chẳng còn ánh sáng nữa. Chắc là có gì bị mất đi. Tôi nói với Pat: "Anh sợ quá, chắc anh sắp chết mất.”
Điều này kể ra cũng lạ. Từ bấy lâu nay, tôi có thói quen hay tìm hiểu những gì kỳ lạ xảy đến cho cơ thể, từ khi thấy mình trở nên già nua thêm. Vì thế tôi gõ chữ “stroke” (tai biến mạch máu não) vào Google. Tôi không hiểu vì sao mình lại gõ chữ “stroke” thay vì chữ “flu”(cảm cúm) hay “Lyme disease” hay “heart attack” (đột quỵ tim). Tôi tìm thấy những triệu chứng thường xảy ra ở người bị “stroke” gồm có: Bỗng dưng tê xụi, hay ‘lẫn lộn”, không nhìn rõ, chóng mặt, đi đứng khó khăn, nhức đầu dữ dội. Tôi còn tìm thấy vài trắc nghiệm nên làm thử như dơ cao cánh tay? Hay mỉm cười xem có được hay không?Tôi thử dơ cao cánh tay lên khỏi đầu. Tôi tự mỉm cười. Tôi nhủ thầm: Chắc là mình không bị stroke đâu.Vẫn thấy mệt mỏi trong người, tôi quanh trở vào giường để nằm nghỉ. Nghĩ là tôi bị cúm, chỉ có thế thôi, mặc dù hình ảnh bàn tay phải của tôi cử động chậm chạp vẫn còn ám ảnh tôi mãi. Và tôi vẫn cảm thấy khó chịu trong người... hơi nhức đầu nhẹ.
Khoảng 4 giờ chiều, Pat, vợ tôi trở về nhà. Bà hỏi tôi: “Anh vẫn còn nằm trên giường ư”. Tôi thú nhận “Ừ! Vẫn thấy hơi mệt.”Một giờ nữa trôi qua, và tôi vẫn cảm thấy khó ở trong người. Cuối cùng Pat nhất định đòi đưa tôi đi bệnh viện để khám bệnh xem tôi bị gì. Tôi nghĩ trong đầu, ít ra đến bệnh viện tôi sẽ không còn thắc mắc vì sao mình thấy khó ở trong người.
Bác sĩ hỏi thăm cặn kẽ từng chi tiết những gì đã xảy ra cho tôi. Rồi ông cho làm thử vài trắc nghiệm. Ông đòi tôi để ngón tay lên mũi, và ngước mắt nhìn theo ngón tay ông đang di động. Ông bắt tôi đếm ngược từ số bảy. Ông bắt tôi bóp chặt hai ngón tay của ông bằng bàn tay của tôi. Ông thử phản xạ của tôi.Tôi làm qua tất cả những trắc nghiệm này. Tôi nghĩ những gì xảy ra đối với tôi chẳng qua là vài trục trặc tạm thời, giống như đường giây trong một dàn máy như TV hay computer bị lỏng lẻo, gây rắc rối chút đỉnh.
Ông bác sĩ nói với tôi: “Tôi muốn giữ ông ở trong bệnh viện để theo dõi thêm.”.Tôi chán nản hỏi ông: “Bộ tôi không qua được mấy cái trắc nghiệm vừa rồi của bác sĩ hay sao?”.Ông giải thích cho tôi rõ: “Có thể ông bị cơn stroke chúng tôi gọi là stuttering stroke, hay stroke cà lăm. Cứ vài giờ nó lại xảy ra một lần, và kéo dài trong vài ngày. Có lẽ từ sáng đến bây giờ ông đã trải qua vài cơn stroke nhỏ. Nếu quả thực có chuyện đó, rủi ro ông sẽ bị một cú stroke mạnh, nó sẽ rất cao.”.
Ông dặn tôi nên để người nhà ở bên cạnh canh chừng khi nào có giường trống sẽ cho tôi nằm. Pat ngồi xuống ghế cạnh tôi rị mọ chơi trò đố chữ trong lúc tôi ngồi vặn vẹo trên ghế. Tôi nhớ là mình ráng đổi thế ngồi cho thoải mái, nhưng bỗng dưng tôi cảm thấy rất khó ngồi cho thoải mái.Sau đó, ánh sáng từ từ tắt lịm. Tự động tối dần, và tôi rơi vào một con đường hầm tối thui.Một lúc sau, chẳng còn ánh sáng nữa. Chắc là có gì bị mất đi. Tôi nói với Pat: "Anh sợ quá, chắc anh sắp chết mất.”
BÁC SĨ ĐỊNH BỆNH RÕ RÀNG
Tôi nghe văng vẳng tiếng Pat la lớn kêu
cứu khi tôi từ từ ngã lăn xuống sàn nhà. Sau đó, thì căn phòng sáng
trưng lên với nhiều ngọn đèn màu trắng. Tôi được đông người đứng vây
quanh, họ khiêng tôi lên, bỏ vào băng ca, và nhanh chóng đem tôi đi
phòng khác để chữa tri. Ở phòng mới này, họ truyền ống dẫn thuốc IV vào
người tôi, và theo dõi bệnh trạng của tôi bằng nhiều máy móc khác. Tôi
nghe nhiều tiếng “beep” “beep” và được mọi người nói với nhau rằng tôi
đã được đưa đến nơi chữa trị, và được theo dõi cẩn thận, đừng lo.
Tôi lên tiếng hỏi: “Tôi bị gì vậy?”.
Tiếng nói của tôi nghe chậm chạp, rè rỉ như tiếng dĩa hát cũ. Từng chữ
tôi nói phát ra một cách chậm chạp, và khó khăn. Tôi trông thấy Pat đang
đứng ở một góc phòng, với ánh mắt sợ hãi.Điều tôi nhận ra sau đó là tôi
được cởi hết quần áo ra. Người ta kéo quần tôi ra, kéo cánh tay áo của
tôi, và kéo áo ra khỏi đầu của tôi.Một bà y tá nói đùa với tôi: “Ông may
mắn nhé! Ông được tới năm người phụ nữ cởi quần áo ông ra.”.Tôi bật
cười, và gật đầu đồng ý. Nhưng chính lúc đó, tôi mới phát hiện ra là các
cử động của tôi không còn được dễ dàng, tự ý như trước. Ánh đèn trong
căn phòng mờ dần, Pat hôn lên trán tôi, và ra đi, để tôi một mình ở lại
trong căn phòng.
Tôi nhớ là đêm hôm đó không có gì khác
xảy ra, ngoại trừ việc tôi nhớ mơ hồ là mình được đưa vào căn phòng có
đèn sáng trưng, và không được tỉnh táo để biết chuyện gì đang xảy ra.
Tôi đã bị đánh thuốc mê. Đó là điều tốt, nếu không tôi sẽ bị chìm vào
cái lỗ mầu đen thật lớn. Tôi cuốn mình suy nghĩ rằng mình đã được che
chở bằng những cánh hoa, để tự do rơi xuống vực sâu.
Khi Pat quanh trở lại bệnh việc vào sáng hôm sau, vợ tôi kể cho tôi nghe rằng bác sĩ đã chẩn đoán bệnh xong. Tôi bị một trận tai biến mạch máu não khá nặng. Nặng đến mức độ nào, không ai biết rõ được, phải chờ thêm 36 giờ nữa mới biết rõ. Khi đó, bác sĩ mới có thể xác nhận tôi có bị tê liệt hay không, có thể tôi sẽ bị liệt một nửa người. Ít lâu sau tôi nhận ra rằng không những tôi bị liệt một nửa người, tôi còn gặp khó khăn khi nói năng. Tôi ngập ngừng rất lâu để tìm chữ, và uốn lưỡi khi nói. Lưỡi tôi cứng đơ, dây thanh âm của tôi bị rối loạn. Chữ nghĩa của tôi bị cuốn vào với nhau. Trong lúc nằm ở đó, đầu óc tôi càng thêm lẫn lộn, lung tung. Mọi thứ đều có vẻ mơ hồ, không rõ ràng. Tôi thấy mình như đang ở một nơi thật xa vắng, cách biệt với tất cả mọi người. Mọi thứ đều rời rạc không liên hệ gì với nhau. Tôi cố gắng tìm cách suy nghĩ, kết nối chúng lại với nhau, nhưng không thể làm được. Trí não của tôi lúc này như ngưng đọng, không làm việc. Sang đến trưa ngày hôm sau, một phụ nữ bước vào phòng tôi và nói tôi được chuyển đi lên lầu bốn, có giường riêng cho tôi nằm. Pat gói gém vật dụng riêng của tôi, một công nhân bệnh viện đến kéo giường của tôi đi cùng với Pat đến phòng gọi là “acute-care”, chăm sóc đặc biệt, tôi trông thấy nhiều bệnh nhân đang ngồi trên xe lăn. Sau khi được chuyển sang giường mới, các tấm màn quanh giường được kéo lại. Tôi được nằm riêng trong một giường của bệnh viện. Một bà y tá dặn tôi: “Nếu ông cần gì, chỉ việc bấm nút gọi chúng tôi, là có người đến ngay. Tôi không hiểu bà ấy nói mà có suy nghĩ kỹ hay chưa. Làm sao tôi có thể với đến nút bấm, và tôi đâu có đủ sức để bấm nút để gọi y tá. Tôi nhắm nghiền mắt lại, và tưởng tượng Pat đang lủi thủi đi về nhà một mình, với tâm trạng đầy lo âu. Nhưng cùng lúc đó, tôi sợ rằng vợ tôi sẽ bỏ tôi ở trong bệnh viện một mình. Cuối cùng, tôi mệt qúa, chỉ muốn nhắm mắt nằm nghỉ, và nói với người y tá: “Bà cứ đi đi. Tôi cần đi ngủ.”.
Giấc ngủ của tôi bị đánh thức nhiều lần vì y tá cần đo huyết áp, lấy máu, và đo nhịp đập của tim. Sang hôm sau, khi Pat vào bệnh viện thăm tôi, tôi mang tâm trạng vừa hoảng sợ, vừa được an ủi. Hoảng sợ vì thấy mình trở nên bất lực, tê liệt nằm một chỗ, được an ủi vì người giúp tôi liên lạc với thế giới bên ngoài là vợ tôi, đang ngồi ngay bên cạnh tôi. Chắc chắn vợ tôi sẽ bảo vệ cho tôi. Sau đó, tôi trông thấy một khuôn mặt lấp ló sau tấm màn cạnh giường. Đó là Nicole, con gái của tôi. Tôi muốn nhảy ra khỏi giường để đến ôm lấy nó. Nhưng tôi chỉ có thể nằm nguyên trên giường mà nhìn con, giống như một con cá ông trắng bệnh nằm chờ chết. Thật là mắc cỡ khi thấy con cái trông thấy mình nằm một chỗ. Tôi cảm thấy hết sức tuyệt vọng, và xấu hổ. Từ trước đến nay, tôi vẫn nghĩ rằng con tôi luôn luôn nhìn tôi với hình ảnh của một người cha mạnh mẽ, can trường, là người có trách nhiệm che chở cho con. Bây giờ, tôi mang tâm trạng mình phụ lòng tin của con, không còn là nơi để con nương tựa. Con gái tôi cúi người xuống, và hôn lên má tôi. Cháu nói: “Bố ơi. Con thương Bố quá. Tội nghiệp cho Bố.” Tôi trả lời cháu: “Bố cũng thương con lắm.” Chữ nghĩa tôi dùng khó khăn, dai nhách như tôi đang nhai một sợi dây cao su.
SẴN SÀNG TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU
Trưa hôm đó, bác sĩ phục hồi đến gặp
tôi. Ông đứng ở đầu giường bệnh. Trước hết, ông nói với tôi rằng cơn
“stroke” của tôi tương đối cũng nhẹ. Vừa nói, ông vừa dơ cao tấm hình
chụp hình não bộ của tôi qua CT Scan. Tấm hình thứ hai cho thấy tôi bị
nghẽn mạch máu não phía bên trái, do đó, nó làm thân thể tôi bị liệt
nửa người phía bên phải. Tôi hỏi bác sĩ: “Vì sao mà tôi bị stroke?” “Tôi
không biết rõ. Tôi đoán vì ông bị huyết áp cao. Mức huyết áp của ông
lên rất cao. Ngoài ra, ông còn bị nhiều yếu tố khác khiến ông có thể bị
stroke.” Những yếu tố rủi ro khác dễ đưa đến stroke gồm có cao huyết áp,
tiểu đường, mỡ trong máu cao, bị chứng ngưng thở lúc ngủ (sleep
apnea), và bệnh béo phì. Cá nhân tôi có đủ tất cả những yếu tố trên.
Bác sĩ nói thêm: “Tin mừng là bây giờ
đã có sẳn giường bệnh để ông chuyển sang chương trình tập vật lý trị
liệu. Ông sẽ phải tập luyện rất căng từ sáu đến tám tuần lễ. Sau đó ông
được cho về nhà, và quanh trở lại tập thêm tám tuần lễ trong chương
trình “outpatient”. Ông sẽ phải cam kết tập luyện hết mình, siêng năng,
và chí tình. Ông nghĩ sao? Ông có sẵn sàng chưa? - Tôi trả lời: “Vâng,
tôi có thể làm được.” Mặc dù cơ thể tôi nghĩ khác. Tôi cả quyết nói:
“Ông cứ tin tôi đi.”
Sáng hôm sau, cả vợ tôi lẫn con gái tôi
cùng có mặt khi một người đàn ông và hai phụ nữ đến dẫn tôi tập đi bộ
một mình. Với một cử chỉ thuần thục, rất nhanh họ đã giúp tôi đi đến tận
cuối giường. Họ nói với tôi: “Chúng ta cùng bước đến chỗ cô Nicole đang
đứng.” Tôi đứng lại, hơi cúi người xuống, nhìn quanh căn phòng, nhìn về
phía con gái tôi. Tôi ngập ngừng, bước đi loạng choạng, bàn chân phải
của tôi kéo lê dưới đất. Mỗi bước chân tôi đi được giống như một công
tác cực kỳ to lớn. Tôi muốn bỏ cuộc, không ráng nổi nữa. Tôi đi được một
quãng xa chừng 20 feet. Nhưng Nicole, con gái tôi mừng rỡ nói: “Bố giỏi
quá. Con rất hãnh diện về Bố. Bố ráng nữa đi. Bố đi được rồi.” Người
huấn luyện viên mỉm cười nói: “Chúc mừng ông đã đi được rồi. Ông sẵn
sàng để tập thêm.”
Tôi nói: “Tôi đói bụng quá. Cho tôi ăn
một ít cháo cũng được.” Một cô y tá trẻ chạy đến, nắm lấy cườm tay tôi,
và kiểm tra mạch đập của tim. Cô ấy nói: “Chúng tôi không thể cho ông ăn
được. Ông phải đợi Bà Phụ Trách về Nhai Nuốt đến chỉ ông cách ăn
cháo.” Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao lại có bà Swallow Lady nữa? Tại sao
phải chờ bà ấy?” “Bà ấy là người tập cho cái lưỡi của ông. Chúng tôi
không muốn ông bị mắc nghẹn vì thức ăn.” Tôi nói với cô y tá: “Tôi nuốt
được mà. Tôi đã từng nuốt nhiều viên thuốc.” Nhưng cô ta lại nói: “Nhưng
nuốt thức ăn thì khác.” Nói xong, cô bỏ đi.
THE SWALLOW LADY:
Người dạy cách nuốt thức ăn Bà đến thăm
tôi mang theo cuốn sổ ghi chép và cây viết, cùng với một túi đựng bánh
bít qui lạt, một vài hũ táo xay, và một hộp nhỏ nước trái cây. Bà có tên
là The Swallow Lady, bà lên tiếng hỏi tôi: “Ông đã sẵn sàng làm trắc
nghiệm chưa?” “Vâng, sẵn sàng.” Tôi hăm hở muốn chứng minh cho bà ta
thấy là tôi có thể nuốt thức ăn dễ dàng, có gì khó đâu. Bà cúi đầu
xuống giường bệnh của tôi, và đặt nhẹ hai ngón tay vào cổ họng tôi. Bà
nói: “Ông nuốt thử cho tôi xem.” Dễ quá mà. Nhưng miệng tôi khô cằn, và
cổ họng của tôi bị teo lại. Tôi không thể nuốt được. Tôi càng cố nuốt
chừng nào, cổ họng tôi lại càng teo lại. Bà ta nói: “Nhẹ nhàng, đứng
ráng quá. Hãy làm ướt miệng của ông bằng một chút nước.” Tôi ráng rặn ra
một ít nước miếng. Cằm tôi vươn ra phía trước, cổ tôi vặn vẹo, và tôi
bắt đầu nuốt được.
Bà ta khen: “Tốt lắm. Coi bộ mọi việc
sẽ ổn thỏa.” Bà lấy bút ra ghi vội vài chữ trên giấy của cuốn sổ. Sau
đó, bà lấy bánh lạt bỏ vào tay tôi, và nói: “Ông ăn thử ít bánh lạt này
đi. Ăn từng miếng nhỏ thôi.” Ngay lập tức, tôi ăn một miếng bánh lớn.
Bánh lạt dính sát vào tầng trên của miệng tôi. Tôi không thể nhai bánh
được, nên tôi tìm cách phun bánh ra. Bà nhắc tôi: “Ăn từng miếng nhỏ
thôi.” Tôi cảm thấy mình như thằng khờ. Tại sao mình lại không thể nuốt
được? Nhưng khi nghe theo lời khuyên của bà ta, tôi ăn từng miếng thật
nhỏ, tôi lại có thể nuốt được.
Bà lại khen tôi: “Tốt lắm”. Bà đề nghị:
“Bây giờ ông uống thử chút nước trái cây này. Uống từng miếng thật nhỏ
thôi.” Bà ta mỉm cười hài lòng: “Ông làm tốt lắm. Ông đã đậu kỳ thi trắc
nghiệm. Trong vài tuần lễ đầu, thức ăn của ông sẽ được cắt nhỏ, hay
nghiền nát. Ông sẽ phải ăn và uống thật chậm, và cẩn thận. Đây là bài
học duy nhất ông phải học đi học lại nhiều lần.” Từ ngữ “relearn”, học
lại, trở thành kinh tụng niệm hàng ngày của các chuyên gia vật lý trị
liệu. Tái lập lại những gì đã bị hư hỏng quả thực là một quá trình hết
sức phức tạp.
HỒI PHỤC VÀ HỌC LẠI
Đêm đầu tiên của tôi ở trong khu hồi
phục hết sức kinh hoàng. Nằm một mình suy nghĩ vẩn vơ, tôi có cảm tưởng
mình mình thuộc thành phần khác, không phải là con người. Trí não của
tôi cứ quanh quẩn tìm về quá khứ xa xăm. Tôi lịm người đi, khi tỉnh, khi
mê suốt cả đêm. Và tôi khóc.
Tuy nhiên những kỷ niệm xưa vẫn hiện
ra. Tôi tin rằng đó là những mấu chốt thời gian đáng ghi nhớ. Nhờ nó mà
tôi mới liên hệ lại được những gì đang xảy ra trong hiện tại, và biết
mình còn sống. Một phần não bộ của tôi đã bị hư hại, nhưng những phần
còn lại trong cơ thể vẫn còn làm việc. Qua thời gian, nó sẽ lấy lại
những gì tôi bị mất.
May mắn thay, Pat không để tôi có cảm
tưởng ân hận. Hơn nữa, các nhân viên trong bệnh viện làm việc hết lòng
để giúp tôi hồi phục.
Trong lúc tôi lang thang đi lại trong
hành lang bệnh viện bằng xe lăn, tôi nghe tiếng đồng ca rộn ràng của mọi
người, đều cố gắng giúp tôi phục hồi. Hầu như không có khi nào tôi nghe
tiếng cáu gắt, hay than phiền của nhân viên trong bệnh viện. Ngoại trừ
lời than phiền, càu nhàu của cá nhân tôi.
Ngày đầu tiên trong khu phục hồi, tôi
có cái hẹn đến phòng Gym (Phòng lớn để tập thể thao). Một người y tá hỏi
tôi: “Ông có biết đường đi đến phòng Gym không?”. Tôi đoán là họ muốn
tôi tự đẩy xe lăn đi một mình đến phòng Gym. Gay quá, làm sao tôi đi
được bây giờ? Tôi không thể đẩy chiếc xe lăn đi cho thẳng đường. Cánh
tay phải của tôi bất động, và được đặt trên đùi tôi, và khi tôi lăn xe
bằng cánh tay trái thì chiếc xe cứ lăn tròn theo hình chiếc bánh
doughnut.
Bà y tá nhắc chừng cho tôi: “Ông phải
dùng bàn chân trái lết dưới đất để lái xe lăn. Tôi ráng thử vài lần,
nhưng chiếc xe lăn đụng vào tường nghe cái rầm. Bà ấy lại nhắc tôi:
“Phải kiên trì. Đừng nản chí.” Tôi thử một lần nữa, chiếc xe lăn lại
lảo đảo, đụng vào tường. Sau đó, chiếc xe lăn vù vù xuống đường dốc,
suýt nữa thì đụng phải một bà già. Tôi ngạc nhiên không ngờ mình có thể
điều khiển chiếc xe đi thẳng đến phòng Gym. Những tuần sau là chương
trình học lại những hoạt động đơn giản như nuốt thức ăn, đứng dậy một
mình, và duỗi chân, dang tay. Những buổi tập luyện này rất vất vả, khó
nhọc vô cùng.
Để có thể làm cho phần nửa người bị
liệt hoạt động bình thường trở lại, tôi phải tập “môn vật lý trị liệu
nhìn vào tấm gương.” Mục đích của bài thực tập này là để đánh lừa trí
óc. Một tấm gương lớn được đặt sau tôi, bên phía tay phải, vai phải. Tôi
phải dùng cánh tay còn tốt, chỉ nhìn vào tấm gương để làm một số hoạt
động đơn giản.
Tôi phải gõ ngón tay lên mặt bàn, nắm
chặt bàn tay thành quả nắm với tay trái của tôi. Tôi phải làm thật chậm
để trí não của tôi cảm nhận được sự chuyển động, cứ thế tôi làm, rồi
ngừng, rồi làm lại trong vòng nửa giờ.
Dĩ nhiên khi nhìn vào tấm gương, những
gì tôi thấy là hình ảnh ngược lại của những gì tôi đang làm. Như vậy,
tôi đã đánh lừa được trí não của tôi. Không biết có đúng vậy không.
Nhưng tôi phải chấp nhận hành động đánh lừa này. Tôi nghĩ cách luyện tập
này để mở đường cho việc khai thông bán cầu bị hư trong não của tôi.
Sau vài tuần luyện tập, cháu Nicole vào
thăm tôi. Nó ngồi trước mặt tôi, và bỗng dưng nó la lên: “Bàn tay tê
liệt của Bố đã nhúc nhích, hoạt động trở lại, giống như bàn tay lành.”
Lúc đầu tôi không tin lời của cháu. Nhưng rồi tôi thử nâng cánh tay bị
tê liệt lên xem thử, và thấy nó cử động được. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi
thấy mình có thể vung cao cánh tay bị liệt theo một hình tròn. Tôi thở
phào, vui mừng. Thế là cánh tay tôi bị tê liệt từ ngày bị stroke bây giờ
đã hoạt động được.
ĐƯỢC CHO VỀ NHÀ
Tuần lễ trước ngày Giáng Sinh, tức là
năm tuần lễ sau khi tôi bị stroke, bác sĩ phụ trách về hồi phục đến thăm
tôi. Đến lúc đó thì tôi có thể tự mình đứng dậy được. Tôi bắt đầu có
thể leo cầu thang, với một tay vịn theo thanh gỗ dọc cầu thang. Tôi có
thể ngồi đạp xe đạp đứng một chỗ trong vòng 15 phút. Và bây giờ tôi có
thể đi vệ sinh một mình, không cần ai giúp.
Qủa thực có nhiều lúc tôi thấy buồn trong lòng vì bệnh tật. Nhưng tôi đã tự hứa lúc nào cũng phải vui vẻ, lạc quan, và luyện tập hết mình để hồi phục. Bác sĩ hỏi tôi: “Ông có muốn về nhà ăn Lễ Giáng Sinh không? Và nếu mọi sự tốt đẹp, ông có thể quanh trở lại vào ngày Đầu Năm để tập theo qui chế out patient trong vòng ba tháng.”
Tôi cảm thấy vừa phấn khởi, vừa hơi sợ hãi. Tôi hỏi bác sĩ: “về nhà rồi ai sẽ chăm sóc cho tôi đây?” “Pat, vợ của ông, còn ai vào đây? Ông còn nhớ bà Pat không?” Ông mỉm cười, và trả lời tôi một cách vui vẻ. “Chúng tôi nghĩ ông đã sẵn sàng để về nhà dưỡng bệnh. Bà Pat rất mừng khi đón ông về nhà. Chúng tôi sẽ cung cấp cho ông đầy đủ thuốc men, và dụng cụ để trợ giúp ông, như xe lăn, “walker” tập đi, và nhiều đồ dùng khác để cuộc sống của ông ở nhà được thoải mái, tiện nghi.” OK. Tôi nghĩ về nhà là chọn lựa tốt. Ông bác sĩ quay gót ra đi, và mỉm cười chúc tôi: “Merry Christmas.”.
Tôi ngủ gần như suốt cả ngày vào hôm Giáng Sinh. Qua ngày hôm sau, cháu Nicole đến nhà thăm tôi, cùng với chồng của cháu là Ian, và đứa con gái Flora. Ngay khi trông thấy ông Ngoại, cháu Flora tròn mắt hỏi liền: ”Ông Ngoại bị sao vậy?” Cháu tò mò nhìn thấy chiếc xe lăn, và tỏ ra hơi sợ sệt. Tôi nói với cháu: “Đó là đôi chân của ông Ngoại đó. Đến khi nào ông Ngoại khỏe hơn, mới bỏ nó đi.” Nỗi buồn gậm nhấm trong lòng tôi, tôi ứa nước mắt, và bật khóc. Cả khu xóm có thể nghe tiếng tôi khóc than trong đêm tối. Khi mọi người ai về nhà người nấy vào sáng hôm sau, cháu Flora dặn dò ông Ngoại: “Ông ráng mạnh khỏe lên ông nhé.” Có lẽ cũng khoảng một năm sau, cháu Flora mới có can đảm ôm lấy cổ tôi để mà hôn ông Ngoại. Lúc bấy giờ tôi đã bỏ xe lăn, và có thể đi đứng một mình bằng cây gậy.
Trong lúc đó, những buổi tập luyện “outpatient” của tôi vẫn diễn ra một cách đều đặn. Nghe ra có vẻ nhàm chán, nhưng thực sự giúp tôi rất nhiều, không thể đo lường được hết hiệu quả của nó. Tôi tiếp tục đạp xe đạp đứng nguyên một chỗ, tập đôi chân vững mạnh hơn, và tập cho cánh tay khỏe hơn. Bây giờ tôi có thể phát âm rõ ràng mọi chữ, không còn lẫn lộn nguyên âm với phụ âm. Tình trạng tâm lý, cảm xúc của tôi vẫn còn mong manh, yếu ớt. Tôi có thể khóc mùi mẫn thật lâu khi trông thấy cảnh nghèo đói trên TV. Một câu pha trò vô duyên, ngớ ngẩn cũng làm cho tôi cười rất lâu.
Tôi đã học được một bài học là việc hồi phục sau khi bị stroke là một việc làm rất khó, cam go, không thể tiên đoán trước được, nhưng nó không có giới hạn. Ý niệm xa xưa cho rằng việc hồi phục chỉ đến một mức nào đó thôi, đó là điều sai lầm, không đúng. Vì vậy, giống như nhiều người may mắn sống sót sau khi bị stroke, tôi tin rằng tôi sẽ được hồi phục hoàn toàn. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ trở lại con người trước đây của tôi về thể lực, về tâm lý và về linh hồn. Chỉ có điều là tôi đã bị đánh mất một số khả năng, và tôi đã lấy lại được một số điều cần thiết để làm con người bình thường. Với phương pháp chữa trị, và vật lý trị liệu tân tiến, tôi tin rằng tôi có thể sửa chữa, và tái tạo lại được con người mình. Tôi có thể tìm được một chỗ đứng trong thế giới để được mọi người thừa nhận, đánh giá cao và được tôn trọng đúng múc.
Qủa thực có nhiều lúc tôi thấy buồn trong lòng vì bệnh tật. Nhưng tôi đã tự hứa lúc nào cũng phải vui vẻ, lạc quan, và luyện tập hết mình để hồi phục. Bác sĩ hỏi tôi: “Ông có muốn về nhà ăn Lễ Giáng Sinh không? Và nếu mọi sự tốt đẹp, ông có thể quanh trở lại vào ngày Đầu Năm để tập theo qui chế out patient trong vòng ba tháng.”
Tôi cảm thấy vừa phấn khởi, vừa hơi sợ hãi. Tôi hỏi bác sĩ: “về nhà rồi ai sẽ chăm sóc cho tôi đây?” “Pat, vợ của ông, còn ai vào đây? Ông còn nhớ bà Pat không?” Ông mỉm cười, và trả lời tôi một cách vui vẻ. “Chúng tôi nghĩ ông đã sẵn sàng để về nhà dưỡng bệnh. Bà Pat rất mừng khi đón ông về nhà. Chúng tôi sẽ cung cấp cho ông đầy đủ thuốc men, và dụng cụ để trợ giúp ông, như xe lăn, “walker” tập đi, và nhiều đồ dùng khác để cuộc sống của ông ở nhà được thoải mái, tiện nghi.” OK. Tôi nghĩ về nhà là chọn lựa tốt. Ông bác sĩ quay gót ra đi, và mỉm cười chúc tôi: “Merry Christmas.”.
Tôi ngủ gần như suốt cả ngày vào hôm Giáng Sinh. Qua ngày hôm sau, cháu Nicole đến nhà thăm tôi, cùng với chồng của cháu là Ian, và đứa con gái Flora. Ngay khi trông thấy ông Ngoại, cháu Flora tròn mắt hỏi liền: ”Ông Ngoại bị sao vậy?” Cháu tò mò nhìn thấy chiếc xe lăn, và tỏ ra hơi sợ sệt. Tôi nói với cháu: “Đó là đôi chân của ông Ngoại đó. Đến khi nào ông Ngoại khỏe hơn, mới bỏ nó đi.” Nỗi buồn gậm nhấm trong lòng tôi, tôi ứa nước mắt, và bật khóc. Cả khu xóm có thể nghe tiếng tôi khóc than trong đêm tối. Khi mọi người ai về nhà người nấy vào sáng hôm sau, cháu Flora dặn dò ông Ngoại: “Ông ráng mạnh khỏe lên ông nhé.” Có lẽ cũng khoảng một năm sau, cháu Flora mới có can đảm ôm lấy cổ tôi để mà hôn ông Ngoại. Lúc bấy giờ tôi đã bỏ xe lăn, và có thể đi đứng một mình bằng cây gậy.
Trong lúc đó, những buổi tập luyện “outpatient” của tôi vẫn diễn ra một cách đều đặn. Nghe ra có vẻ nhàm chán, nhưng thực sự giúp tôi rất nhiều, không thể đo lường được hết hiệu quả của nó. Tôi tiếp tục đạp xe đạp đứng nguyên một chỗ, tập đôi chân vững mạnh hơn, và tập cho cánh tay khỏe hơn. Bây giờ tôi có thể phát âm rõ ràng mọi chữ, không còn lẫn lộn nguyên âm với phụ âm. Tình trạng tâm lý, cảm xúc của tôi vẫn còn mong manh, yếu ớt. Tôi có thể khóc mùi mẫn thật lâu khi trông thấy cảnh nghèo đói trên TV. Một câu pha trò vô duyên, ngớ ngẩn cũng làm cho tôi cười rất lâu.
Tôi đã học được một bài học là việc hồi phục sau khi bị stroke là một việc làm rất khó, cam go, không thể tiên đoán trước được, nhưng nó không có giới hạn. Ý niệm xa xưa cho rằng việc hồi phục chỉ đến một mức nào đó thôi, đó là điều sai lầm, không đúng. Vì vậy, giống như nhiều người may mắn sống sót sau khi bị stroke, tôi tin rằng tôi sẽ được hồi phục hoàn toàn. Điều đó không có nghĩa là tôi sẽ trở lại con người trước đây của tôi về thể lực, về tâm lý và về linh hồn. Chỉ có điều là tôi đã bị đánh mất một số khả năng, và tôi đã lấy lại được một số điều cần thiết để làm con người bình thường. Với phương pháp chữa trị, và vật lý trị liệu tân tiến, tôi tin rằng tôi có thể sửa chữa, và tái tạo lại được con người mình. Tôi có thể tìm được một chỗ đứng trong thế giới để được mọi người thừa nhận, đánh giá cao và được tôn trọng đúng múc.
Nguyễn Minh Tâm - dịch theo Reader’s Digest tháng 7/2019
(H.Phi chuyển )
Ảnh minh họa từ Google
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét