Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 11/11/2019
Năm 2017, sau ngày ông Tashpolat Tiyip, một người lãnh tụ đáng kính của sắc dân Uyghur cũng là một đảng viên đảng cộng sản Trung cộng và chủ tịch trường đại học Xinjiang mất tích, một thời gian có tin cho biết ông đã bị kết án tử hình trong một phiên xử bí mật.
Ngoài tập phim tài liệu từ nhà nước lộ ra, buộc ông ta tội có “chủ nghĩa ly khai”, Bắc kinh không đưa ra một lời giải thích nào khác về việc ông giáo sư địa lý Tiyip bị giam giữ, cũng giống như số phận của hàng trăm người trí thức Uyghur khác, ông đã bị nhà nước làm cho biến mất. Tiyip bị án treo tử hình hai năm vào tháng 9 năm 2017 và khi ngày hành quyết cận tới, tố chức Ân xá Thế giới đã lên tiếng cảnh báo là án xử chắc chắn sẽ xãy ra, hơn một ngàn học giả, giới trí thức trên khắp thế giới đã ký một thỉnh nguyện thư từ ‘hiệp hội những địa lý gia Hoa kỳ” yêu cầu nhà cầm quyền của chủ tịch Trung cộng, Xi Jinping, không thi hành bản án tử hình và trả tự do cho ông ta. Đa số sinh viên và những người thân quen cho biết, ông Tiyip được kính trọng rộng rãi như là một kiểu mẫu cho thấy người dân Uyghurs có thể áp dụng thành công bên trong hệ thống cai trị của Trung cộng, ông là một người công chức lâu năm của nhà nước và một người học giả, đã đóng góp đời mình cũng cho đất nước này như là một tấm gương để cộng đồng người sắc tộc Uyghur noi theo.
Năm 2016, khi các viên chức nhà nước ở Xinjiang bắt đầu chiến dịch “trở thành gia đình”, một chiến dịch đưa hầu hết nhân viên cán bộ người Hán đến sống chung với các gia đình nông dân người Uyhghur, ông Tiyip nói ông tin rằng chiến dịch này sẽ làm tăng thêm mối liên hệ thông hiểu giữa người dân làng xã xa xôi và người đô thị nhưng những người học giả như ông đã bị báo chí nhà nước cáo buộc là “người hai mặt”, ủng hộ đảng cộng sản ngoài mặt, trước công chúng nhưng lại ngầm phá hoại sau lưng. Chính sách “trở thành gia đình” mà ông Tiyip ủng hộ thật ra là một phần trong chiến dịch đươrc nhà nước Bắc kinh phát động rộng rãi bắt đầu từ năm 2014 mà theo các chuyên gia thời cuộc thì đó chỉ là một mưu tính thu hẹp các vùng có số dân đa số của người Uyghur.
Chiến dịch vừa qua này, nhà cầm quyền đã đưa trên 2 triệu người Uyghurs và người thiểu số hồi giáo khác vào các trại tập trung, gọi là “cải tạo”, theo lời của bộ ngoại giao Hoa kỳ. Bên trong các trại tập trung này, họ, người Uyghur và thiểu số hồi giáo khác bị cưỡng bức đả đảo việc hành đạo hồi giáo của họ trước đây, học tập chính sách đảng cộng sản và học những bài học tuyên truyền bằng chữ Tàu.
Trước chiến dịch này, ông Tiyip đã là một người có nghề nghiệp rất thành công. Năm 1992 ông là người Uyghur đầu tiên từ vùng tự trị Uyghur Xinjiang đậu bằng tiến sĩ về địa lý học, sự thành công này và lòng yêu dân mình đã là hành trang cho đường đời đang lên của ông. Trong một buổi phỏng vấn năm 2011, ông nói rằng, trong khi một số bạn cùng học người ngoại quốc chọn ở lại Nhật Bản, nơi ông hoàn tất việc học, ông lại hăm hở trở về quê hương với gia đình và tiếp tục việc nghiên cứu trên mảnh đất mà ông yêu thương. Trên con đường sự nghiệp, Tiyip đã xuất bản năm cuốn sách và hơn 200 bài viết khảo luận khác có liên hệ về sự đa dạng của các người sinh viên sắc tộc. Việc nghiên cứu của Tiyip phần lớn tập trung vào tình trạng địa lý và kinh tế của vùng Xinjiang, nhất là về tác động của vệ sinh y tế, thay đổi môi trường và sinh hoạt con người trong vùng sa mạc Taklimakan, đã được thế giới tán thưởng, dành nhiều sự hổ trợ cho các cộng đồng sác tộc địa phương. Tiyip nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường Ecole Pratique des Hautes Edudes Pháp năm 2008.
Báo chí nhà nước Trung cộng cho đăng nhiều bài khen ngợi thành quả này và gọi Tiyip như là một khuôn mẩu người lãnh đạo thiểu số, với đề tựa như “từ một người lái xe máy cày tới một tiến sĩ của đại học Ba Lê”, và cũng nói thêm, bằng tiến sĩ của ông, không chỉ là một danh dự cho Tashpolat Tiyip mà còn cho cả trường đại học Xinjiang. Năm 2010, Tiyip được thăng chức chủ tịch trường đại học Xinjiang và đồng thời giữ chức vụ Phó Bí thư đảng cộng sản của trường.
Một bài báo của Christian Shepherd đăng trên tờ Financial Times ở Anh quốc, miêu tả những chi tiết hết sức đầy đủ và rõ ràng, cái lộ trình khốn khổ mà những người trí thức Uyghur chịu đựng như ông Tiyip, người đã bị kêu án treo tử hình năm 2017 khi bị nhà nước buộc tội có âm mưu “hành động bí mật chia cắt đất mẹ”. Ngay sau khi Tiyip bị bắt và kêu án, một cuốn phim tài liệu nhà nước, có tựa “Những âm mưu bên trong sách giáo khoa”, nói rằng, gần 100 người trí thức Uyghur đã bị cáo buộc là đã dùng nhiều phần sai trong tài liệu của văn hóa người Uygur khi soạn thảo chương trình học bằng tiếng Uyghur. Theo chỉ đạo hay đúng là lệnh của nhà nước, nguồn gốc tài liệu dùng cho bài học chỉ có thể có 30% tiếng Uyghur, phần còn lại phải dịch ra chữ Hán cùng với một số nhỏ khác từ phương Tây, thay vì vậy, đám trí thức bị kết tội “chủ nghĩa ly khai” đã có tới hơn 60 % chương trình học bằng tiếng người Uyghur.
Phim này cũng còn chiếu hình ảnh học sinh Uyghur trong các lớp học khắp vùng Xinjiang, có nhiều hành động nghiêm trọng được gọi là “tội phạm hình sự sư phạm”, bỏ qua sự kiện, tất cả bài vở văn chương của người Uyghur, trước khi phổ biến đều bị kiểm duyệt và chấp thuận của bộ văn hóa, đoạn phim tuyên bố quyết định của những người trí thức Uyghur về việc này xem là “ một âm mưu và hành động phản động chống nhà nước” được làm ra với mục đích “ly khai” và “cổ động cho sự hận thù sắc tộc”. Chắc chắn bản án treo tử hình dành cho ông Tiyip hầu như vì vai trò của ông là một lãnh tụ văn hóa, như một số tường trình mới đây, một số đông các người nổi tiếng Uyghur trong cộng đồng hảnh diện, tự hào về ngôn gữ và di sản văn hóa của họ được nhà nước cho là đã phản bội đảng cộng sản Trung cộng, và cũng có lẽ vì ông Tiyip, với tư cách một chủ tịch trường đại học Xinjiang đã cho phép giảng viên người Uygur giảng bài hay cho làm bài tập bằng tiếng Uyghur.
Những người đứng bên lề phiên xử kín này, không ai biết toàn bộ bối cảnh hay chi tiết gì mà Tiyip bị kết án nhưng có một điều rõ ràng là, chính sách “học tập cải tạo” của Bắc Kinh đã đẩy xã hội Uyghur đến bờ vực thẳm của một sự hủy diệt có hệ thống, nhằm loại bỏ tư tưởng và tín ngưỡng văn hóa truyền thống của họ không hơn không kém.
Thuyên Huy
Thứ Hai 11.11.2019
Xem Thêm : Anh Quốc: Chuyện Bên Lề Của Chuyến Xe Vận Tải Có 39
Người Nhập Cảnh Lậu Chết Cóng Ở Essex – Luân Đôn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét