Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ. Trước khi thuốc lá được sử dụng rộng rãi thì ung thư phổi là rất hiếm. Ngày nay, hút thuốc gây ra gần 9/10 ca tử vong do ung thư phổi, trong khi ô nhiễm không khí và những thứ khác đóng vai trò nhỏ hơn.
1. Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi: Thuốc lá
Thuốc lá chứa hàng trăm các hóa chất gây ung thư. Khi vào cơ thể, chúng vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tự nhiên của phổi. Các đường dẫn khí được lót bằng những sợi lông nhỏ gọi là lông mao để bảo vệ phổi do quét sạch được độc tố, vi khuẩn và virus. Khói thuốc lá ngăn chặn lông mao làm công việc này và cho phép các hóa chất gây ung thư tích tụ.
2. Triệu chứng ung thư phổi
Ung thư phổi bắt đầu lặng lẽ. Thường không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo trong giai đoạn đầu. Khi nó trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu như:
- Một cơn ho khan kéo dài mà không rõ nguyên nhân
- Đau ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Ho ra đờm có máu
- Mệt mỏi
3. Khám sức khỏe định kỳ
Một loại quét ảnh bên trong cơ thể được gọi là chụp CT xoắn ốc có thể phát hiện ung thư phổi sớm ở một số người, nhưng không thể chắc chắn nó có phát hiện ra chúng đủ sớm để cứu sống bệnh nhân hay không.
Nhân viên kiểm soát của Dịch vụ phòng ngừa Hoa Kỳ khuyến nghị những người hút thuốc nặng ở độ tuổi 55 – 80 hoặc những người từng hút thuốc nhiều và đã bỏ thuốc lá ít hơn 15 năm nên chụp CT mỗi năm.
4. Chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn có thể bị ung thư phổi – ví dụ, vì bạn bị ho hoặc thở khò khè kéo dài – bạn sẽ được chụp X-quang ngực hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác. Bạn cũng có thể cần xét nghiệm đờm. Nếu một trong những xét nghiệm này cho thấy dấu hiệu bị ung thư, có lẽ bạn sẽ cần phải sinh thiết ở bước tiếp theo.
5. Vậy sinh thiết là gì?
Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ về sự tăng trưởng đáng ngờ, thường là bằng chọc kim tiêm, để kiểm tra dưới kính hiển vi. Bằng cách nghiên cứu mẫu, một nhà nghiên cứu bệnh học có thể xác định liệu khối u có phải là ung thư phổi hay không, và nếu có thì là loại gì. Tất nhiên, việc chọc sinh thiết phải rất cân nhắc vì bạn có thể gặp phải rủi ro ngay trên bàn thủ thuật.
6. Có hai loại ung thư phổi chính
Ung thư phổi tế bào nhỏ tiên lượng xấu hơn, có nghĩa là nó có thể lây lan nhanh chóng đến các bộ phận khác của cơ thể. Nó liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng thuốc lá và rất hiếm thấy ở những người không hút thuốc. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phát triển chậm hơn và phổ biến hơn. Nó có vai trò trong gần 85% các ca ung thư phổi.
7. Mức độ lây lan
Ung thư phổi tế bào nhỏ được chia thành hai giai đoạn: “Hạn chế” có nghĩa là ung thư chỉ giới hạn ở một phổi và có thể là các hạch bạch huyết gần đó. “Mở rộng” có nghĩa là ung thư đã lan sang phổi khác hoặc xa hơn. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được phân thành giai đoạn từ I đến IV, tùy thuộc vào mức độ lan rộng của nó.
8. Điều trị giai đoạn đầu
Khi các bác sĩ phát hiện ung thư phổi không phải tế bào nhỏ trước khi nó lan ra ngoài một phổi, thì phương pháp phẫu thuật được ưu tiên hàng đầu. Bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần phổi có khối u, hoặc nếu cần, toàn bộ phổi. Một số người được xạ trị hoặc hóa trị ngay sau đó để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Phẫu thuật thường không giúp điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ vì có lẽ nó đã lan rộng trước khi được chẩn đoán.
9. Nếu đó là ung thư tiến triển thì làm thế nào?
Khi ung thư phổi lan quá xa để được chữa khỏi, phương pháp điều trị vẫn có thể giúp mọi người sống lâu hơn và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Xạ trị và hóa trị có thể thu nhỏ khối u và giúp kiểm soát các triệu chứng, chẳng hạn như đau xương hoặc tắc nghẽn đường thở. Hóa trị thường là phương pháp điều trị chính cho ung thư phổi tế bào nhỏ.
10. Phương pháp điều trị ung thư phổi mới
Liệu pháp nhắm mục tiêu kết hợp với hóa trị liệu có thể giúp ích, nếu các phương pháp khác không hiệu quả. Một loại ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới nuôi tế bào ung thư. Những cái khác làm gián đoạn các tín hiệu khiến các tế bào ung thư phổi nhân lên.
Liệu pháp miễn dịch làm việc với hệ thống miễn dịch để chống lại các trường hợp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển. Nó không phải hiệu quả với tất cả mọi người. Và bạn cũng sẽ được nhận y lệnh hóa trị kèm theo.
11. Nguyên nhân gây ung thư phổi
Khói thuốc lá
Mặc dù hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu của ung thư phổi, nhưng nó không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất. Hít thở khói thuốc ở nhà hoặc tại nơi làm việc cũng làm tăng nguy cơ cho bạn. Những người kết hôn với người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn từ 20 – 30% so với vợ hoặc chồng của những người không hút thuốc.
Công việc nguy hiểm
Một số công việc làm gia tăng mắc ung thư phổi. Những người làm việc với uranium, asen và các hóa chất khác nên cố gắng hạn chế tiếp xúc. Amiăng, đã từng được sử dụng rộng rãi trong vật liệu cách nhiệt, cũng là một nguyên nhân gây ung thư phổi. Bây giờ, nó hiếm khi được sử dụng, nhưng công nhân đã tiếp xúc nhiều năm trước vẫn có nguy cơ.
Ô nhiễm không khí
Vẫn đề này gây ra ít trường hợp hơn hút thuốc, nhưng ô nhiễm không khí vẫn là điều cần tránh. Các chuyên gia nghĩ rằng ô nhiễm từ xe hơi, nhà máy và nhà máy điện có thể ảnh hưởng đến phổi giống như khói thuốc lá.
Một số nguyên nhân khác
- Tiền sử gia đình bị ung thư phổi
- Nước uống có nhiều asen
Ung thư phổi xảy ra với những người không có yếu tố nguy cơ, bao gồm cả những người chưa bao giờ hút thuốc. Các nhà nghiên cứu không biết tại sao nó dường như xảy ra với phụ nữ nhiều hơn nam giới. Và ung thư biểu mô tuyến phổ biến ở những người không hút thuốc hơn những người hút thuốc.
12. Hãy bỏ thuốc ngay lập tức
Được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi có thể là một cú sốc. Nếu bạn đang hút thuốc, sẽ không quá muộn để thực hiện những thay đổi lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy những người bỏ hút thuốc sau khi biết họ bị ung thư phổi tiếp nhận điều trị tốt hơn những người tiếp tục hút thuốc.
13. Phòng ngừa
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư cho nam và nữ. Nhưng nếu bạn không hút thuốc và bạn tránh hít phải khói thuốc của người khác, điều đó sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ bạn mắc phải. Nếu bạn hút thuốc, hãy làm bất cứ điều gì cần thiết để bỏ thuốc lá. Nó thường mất vài lần cố gắng để từ bỏ thói quen, vậy nên hãy tiếp tục cố gắng vì giá trị của nó mạng lại cho toàn bộ sức khỏe của bạn.
An Chi
Theo WebMD
Theo WebMD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét