Hình vẽ vua Quang Trung từ tư liệu của Trung Quốc - Ảnh: Trần Quang Đức công bố
ĐIỀU GÌ ẨN ĐẰNG SAU VIỆC CÔNG BỐ
CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG?
Trên tờ Tuổi trẻ online số ra ngày cuối năm 2017, công bố một di ảnh mà một số học giả cho rằng đó là chân dung thật của vua Quang Trung. Tôi không phải là người hiểu biết nhiều về sử học nước nhà, chỉ là người yêu quý truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của cha ông, trong đó hình ảnh vua Quang Trung là tượng đài sừng sửng trong tâm trí tôi, nên khi nhìn thấy “bức chân dung thật” của vua Quang Trung đăng kèm bài viết trên Tuổi trẻ online tôi không khỏi ngỡ ngàng, tiếp đến là bất bình.
Tôi ngỡ ngàng và bất bình, bởi các lẽ sau:
1. Tôi không tin bức ảnh được công bố là di ảnh thật của vua Quang Trung, bởi lẽ không ai có thể phủ định được Quang Trung - Nguyễn Huệ là một danh tướng, thậm chí là danh tướng bậc nhất trong lịch sử, lại có gương mặt thỏn, cằm lẹm, mũi khoằm, mắt thiếu thần khí, chân mày mỏng, vai xuôi… của một kẻ tiểu nhân, khác xa tướng diện và dung mạo của bậc đế vương, quân tử.
2. Nguồn tư liệu mà các “học giả” được nêu tên thu thập lại từ bảo tàng Trung Quốc và mới được cung cấp gần đây. Bằng cách nào để tin phiên bản bức tranh chân dung đó là chân dung thật của vua Quang Trung mà không phải là một sản phẩm ngụy tạo có chủ ý? Tại sao hằng bao thập niên qua, giới nghiên cứu sử học nước nhà không tìm ra mà bây giờ mới được nước bạn cung cấp? Bức họa đó được cho là của họa sĩ cung đình Trung Hoa trực họa ông vua nước Nam để tặng lại vua nước Nam, sao lại nằm ở bảo tàng Trung Quốc? Liệu có phải họa sĩ Trung Hoa vẽ chân dung vua nước Nam giống như lối họa sĩ kháng chiến vẽ tranh biếm họa lính Mỹ trong chiến tranh không?
3. Một vấn đề quan trọng về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một danh tướng chống Tàu lừng danh, lại được công bố một cách đơn giản, kết luận vội vàng, không thể hiện được phương pháp nghiên cứu, không nghe nói đến một hội đồng khoa học lịch sử thẩm định và phản biện… là một điều khó hiểu của công tác nghiên cứu sử học.
Từ suy nghĩ trên, tôi bất giác nghĩ đến việc phải chăng có sự xuất hiện của một ông Bùi Hiền trong lĩnh vực nghiên cứu sử học nước nhà?
Đây là vấn đề nghiêm túc, vượt ra khả năng của thảo dân tôi nhưng nằm trong trách nhiệm của các nhà nghiên cứu sử học, các nhà quản lý văn hóa…
Liên Thành
Trên tờ Tuổi trẻ online số ra ngày cuối năm 2017, công bố một di ảnh mà một số học giả cho rằng đó là chân dung thật của vua Quang Trung. Tôi không phải là người hiểu biết nhiều về sử học nước nhà, chỉ là người yêu quý truyền thống lịch sử chống ngoại xâm của cha ông, trong đó hình ảnh vua Quang Trung là tượng đài sừng sửng trong tâm trí tôi, nên khi nhìn thấy “bức chân dung thật” của vua Quang Trung đăng kèm bài viết trên Tuổi trẻ online tôi không khỏi ngỡ ngàng, tiếp đến là bất bình.
Tôi ngỡ ngàng và bất bình, bởi các lẽ sau:
1. Tôi không tin bức ảnh được công bố là di ảnh thật của vua Quang Trung, bởi lẽ không ai có thể phủ định được Quang Trung - Nguyễn Huệ là một danh tướng, thậm chí là danh tướng bậc nhất trong lịch sử, lại có gương mặt thỏn, cằm lẹm, mũi khoằm, mắt thiếu thần khí, chân mày mỏng, vai xuôi… của một kẻ tiểu nhân, khác xa tướng diện và dung mạo của bậc đế vương, quân tử.
2. Nguồn tư liệu mà các “học giả” được nêu tên thu thập lại từ bảo tàng Trung Quốc và mới được cung cấp gần đây. Bằng cách nào để tin phiên bản bức tranh chân dung đó là chân dung thật của vua Quang Trung mà không phải là một sản phẩm ngụy tạo có chủ ý? Tại sao hằng bao thập niên qua, giới nghiên cứu sử học nước nhà không tìm ra mà bây giờ mới được nước bạn cung cấp? Bức họa đó được cho là của họa sĩ cung đình Trung Hoa trực họa ông vua nước Nam để tặng lại vua nước Nam, sao lại nằm ở bảo tàng Trung Quốc? Liệu có phải họa sĩ Trung Hoa vẽ chân dung vua nước Nam giống như lối họa sĩ kháng chiến vẽ tranh biếm họa lính Mỹ trong chiến tranh không?
3. Một vấn đề quan trọng về một nhân vật lịch sử, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một danh tướng chống Tàu lừng danh, lại được công bố một cách đơn giản, kết luận vội vàng, không thể hiện được phương pháp nghiên cứu, không nghe nói đến một hội đồng khoa học lịch sử thẩm định và phản biện… là một điều khó hiểu của công tác nghiên cứu sử học.
Từ suy nghĩ trên, tôi bất giác nghĩ đến việc phải chăng có sự xuất hiện của một ông Bùi Hiền trong lĩnh vực nghiên cứu sử học nước nhà?
Đây là vấn đề nghiêm túc, vượt ra khả năng của thảo dân tôi nhưng nằm trong trách nhiệm của các nhà nghiên cứu sử học, các nhà quản lý văn hóa…
Liên Thành
- Chân dung vua Quang Trung (bức họa Trung Hoa).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét