Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Nếu Người Thiên Chúa giáo được tìm thấy trong số những người chết, bị thương hay bỏ đi xa xứ khắp nơi trên đất Syria thì người Hồi giáo cũng cùng chung số phận nhưng mùa Giáng sinh năm 2017 này, hy vọng chợt bừng sống lại trong cái cộng đồng thiểu số người Thiên Chúa giáo, với niềm tin sẽ có một ngày bình an cho nơi mà họ đã gọi là quê hương sau mấy năm dài bị chiến tranh bom đạn dày xéo.
Ngày 1 tháng 1 năm 2010, quân khủng bố Al-Qaeda cho bom nổ tung nhà thờ Saint Church ở Alexandria, Ai Cập, giết chết 23 người và 97 người bị thương, những chuyên gia có uy tín Syrian cho rằng, chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra ở Syria, vì tại đây không có sự đe dọa đáng kể nào của quân Al- Qaeda như ở Ai Cập hay Iraq. Số người Thiên Chúa giáo Iraq đến Syria kể từ năm 2003, năm chiến tranh xảy ra ở Iraq, họ mang theo không biết bao nhiêu là những chuyện kinh khiếp về sự khủng bố của quân Al-Qaeda, từ chuyện xông vào nhà bắt con cái đem đi bắn, chặt đầu linh mục và cho nổ bom ở nhà thờ của họ, người Thiên Chúa giáo Syrian chỉ biết lắc đầu không dám nói gì, họ đã từng thấy việc này xảy ra ở Lebanon trước đây, trong thời kỳ nội chiến bắt đầu năm 1975 và chấm dứt hai thập niên sau, nhưng họ chưa bao giờ tưởng tượng, ngay cả trong những cơn ác mộng, chỉ ba năm sau họ lại chịu cùng cảnh ngộ, số mạng họ lại nằm trong tay của quân khủng bố ISIS khi các nhóm này họp nhau lại trước tình trang hổn loạn trên chiến trường Syria, họ chiếm cứ một số lảnh địa, làng xã và thành phố từ năm 2012 đến 2015 và tuyên bố thành phố yên bình Raqqa, nằm bên bờ sông Euphrates là thủ đô của vương quốc tự xưng Hồi giáo ISIS.
Tháng 6 năm 2013, một linh mục Thiên chúa giáo 49 tuổi bị bắt và bắn chết tại nhà thờ Ghassaniyeh ở khu Homs Gevernorate, miền trung Syria, nhóm quân Jabhet al – Nursa, một lực lượng thân Al – Qaeda ở Syria xác nhận họ đã làm việc này, rồi tháng 12 cùng năm, quân al – Nursa bắt cóc 13 dì phước tại một tu viện trong một làng Thiên chúa giáo lâu đời Maaloula, trước khi bắt con tin, họ khủng bố dân làng, buộc dân làng phải đổi theo Hồi giáo, tại các chốt kiểm soát, người Thiên chúa giáo bị quân lính al- Nursa ra lệnh đọc cho được mấy đoạn kinh Quran, ai không thuộc bị bắn ngay tại chỗ bằng súng lục. Quân al – Nursa cũng tấn công tu viện cỗ St Thecla, đập phá tượng Virgin Mary ở công trường trung tâm Maaloula, tháng 4 năm 2013, họ bắt cóc vị giám mục Chính thống giáo thành phố Aleppo và Iskenderun, Boulos Yazigi và Yohanna Ibrahim, giám mục Chính thống giáo khác của Aleppo, hai người này cho tới cuối tháng 12 năm 2107 vẫn còn biệt tin.
Tháng 3 năm 2014, một toán quân khủng bố Hồi giáo tràn vào Kasab, một thị trấn của người Armenian ở phía bắc Syria, phá hủy hai trong số mấy ngôi nhà thờ cỗ của sắc dân này, trong những năm thành phố Raqqa dưới sự cai trị của ISIS từ 2014 tới 2017, họ cho người Thiên chúa giáo 3 sự lựa chọn: hoặc là theo đạo Hồi, đóng tiền thuế tôn giáo hay bị gươm cắt cổ, tháng 4 năm 2015, Patriarch Kirill, một vị giám mục Chính thống giáo Nga sô nói rằng, có 400 nhà thờ Thiên chúa giáo nói chung đã bị phá hủy, ông cảnh báo là Thiên chúa giáo ở Syria đang trên bờ vực biến mất ở Trung đông.
Phần lớn những sự bạo động và sợ hãi nói trên, cuối cùng có vẻ đã trở thành những gì của quá khứ, khi cứ điểm của ISIS từng cái một tiếp tục mất, phải tháo chạy trước sự phản công tái chiếm của quân Kurdish có Hoa kỳ hậu thuẩn ở Raqqa cùng với quân Syrian có Nga sô yểm trợ sau lưng tại các vùng khác của quốc gia này, lần đầu tiên trong sáu năm qua, người Thiên chúa giáo Syrian đã tự do ăn mừng, cử hành thánh lễ Giáng sinh, với những tục lệ cỗ tôn giáo truyền thống mà không phải lo lắng, sợ hãi chuyện bị hăm dọa, tấn công hay có tên mang bom cảm tử cho nổ tung tại cổng nhà thờ ở Damascus và Aleppo. Những cây thông giáng sinh đủ màu sặc sở được dựng lên trên khắp các thành phố lớn và thị trấn ở Syria và ban ca đoàn đại hợp xướng Choir of Joy của nhà thờ Lady of Damascus đã trình diễn trong ba ngày tại Nhạc viện Opera Damascus với các bài thánh ca giáng sinh bất hủ. Tiếng súng cối từ phía quân chống đối chính quyền từ ngoài xa, thường rớt vào các khu gần người Thiên chúa giáo ở cũng im bặt, điện được mở 24 giờ, không chỉ riêng cho các khu vực người Thiên chúa giáo mà cũng cho các nơi khác của thủ đô.
Trong mấy năm gần đây, Giáng sinh gần như bị quên lảng, người ta âm thầm lặng lẽ làm, một hai ba thánh lễ nhỏ nhoi, đơn giản trong màn tối âm u vì điện lúc nào cũng cắt giảm, có khi tới 20 giờ mổi ngày. Để quảng bá cho chính sách “bảo vệ nhóm thiểu sổ”, chính quyền Syrian đã dùng nhiều phương cách “o bế” người Thiên chúa giáo Syrian, họ bổ nhiệm một luật sư Thiên chúa giáo từ thị trấn al – Hassake, bắc Syria làm chủ tịch quốc hội năm 2017, chức vụ này chưa có một người nào theo đạo Thiên chúa giữ từ những năm 1949. Trong bản dự thảo hiến pháp do một chuyên gia Nga soạn, đưa ra nhiều thay đổi trong năm 2018, điều 3 cũ ấn định, tổng thống của cộng hòa Syrian phải là người Hồi giáo, đã bị bỏ, các phe nhóm hồi giáo cực lực phản đối, đòi hỏi phải sửa lại như cũ, khi nói rằng, không có một chính quyền nào của Syrian dám vi phạm điều khoản này kể từ 1920.
Suốt trong lịch sử Syria, người Thiên chúa giáo Syrian luôn luôn được xem là người ái quốc, làm việc cần mẩn siêng năng, hiền hậu, lương thiện và tôn trọng luật pháp, có liên hệ tốt đẹp với thế giới bên ngoài, tương đối có học hơn những người Syrian khác. Trước năm 2011, người Thiên chúa giáo Syrian khoảng 1.8 triệu trong dân số 23 triệu của Syria, người ta không biết chắc bao nhiêu người đã bị giết hay rời khỏi nước này nhưng đã có hơn 9 triệu người Syrian bỏ đất Syria ra đi tỵ nạn ở các quốc gia lân cận và gần 500 ngàn trong số này bị giết, người Thiên chúa giáo được tìm thấy trong số những người chết đó, đây là một điều đau lòng cho một cộng đồng nhỏ nhoi được xem là những người Syrian thực sự vốn đã có mặt tại đây trước khi Hồi giáo đến thống trị vào năm 634, kể từ nước cộng hòa Syrian thành lập năm 1932, người Thiên chúa giáo Syrian được đối xử như công dân hạng nhất mặc dù hiến pháp không cho phép giữ chức vụ tổng thống.
Trong vòng một thế kỷ qua, đặc biệt là trong những năm dưới chế độ dân chủ dân sự, người Thiên chúa giáo được biết tới và mến chuộng trong mọi lảnh vực của đời sống, một người là Tư lệnh không quân năm 1950, người khác là Tham mưu trưởng quân đội Syrian trong thời kỳ chiến tranh Á Rập – Do Thái lần thứ hai năm 1973. Trong cái danh sách này cũng phải kể đến nhà sử học và triết học Constantine Zureiq, là cựu chủ tịch trường đại học Damascus, bộ trưởng tư pháp Hana Malek và Fares al- Khoury làm thủ tướng hai lần và là người lãnh đạo phong trào người quốc gia Syrian từ những năm 1920 cho tới 1946, ngay cả người sáng lập ra đảng Baath là đảng đang cầm quyền hiện giờ, Michel Aflaq cũng là người Chính Thống giáo Syrian từ Damascus nhưng bất hạnh thay là ông thường tranh cải với các người thuộc cấp, để rồi bị kết án tử hình, ông đã trốn khỏi Syria, sống đời lưu vong ở Iraq, cuối cùng ông chết ở đây như là một thượng khách của nhà độc tài Saddam Hussein vào cuối những năm 1980.
Một lần nữa, sau những năm tháng dài khổ nạn, người Thiên chúa giáo Syrian cùng nhau ăn mừng ngày Chúa giáng sinh, thắp sáng “đêm thánh vô cùng” cũng như thắp sáng cái mơ ước nhỏ nhoi, hy vọng một ngày không xa cuộc đời của họ sẽ được “bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
Thuyên Huy
Monday 08.01.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét