Cá kèo mà gặp mắm tươi,
Như nơi đất khách gặp người cố tri.
Dưa leo ăn với với cá kèo
Con cái nhà nghèo mới học “nọt man”*( Ecole Normal- trường SP)
*Con nhà khá giả thường học các trường chuyên nghiệp khác như Nông Lâm Súc hay Kỷ Thuật (điện, cơ khí).
Khoảng thập niên 1950 trường sư phạm đào tạo giáo chức tiểu học, từ Miền Bắc VN, dời về Sài Gòn, có cơ sở ở gần Thảo Cầm Viên, và có tên là trường *Normal. Đến khoảng giửa thập niên, tên trường đổi lại là Trường Sư Phạm Nam Việt. Sau đó vài năm, đổi thành Trường Quốc Gia Sư Phạm khi có cơ sở mới trên đường Thành Thái. Và sau cùng từ giữa thập niên 1960 đổi thành Trường Sư Phạm Sài Gòn, vì đồng thời, Việt Nam Cộng Hòa còn lập thêm các trường Sư Phạm khác ở Huế, Ban Mê Thuột, Qui Nhơn, Và Vĩnh Long. Đến năm 1975, do nhu cầu giáo chức tiểu học gia tăng,
VNCH có tất cả 16 trường Sư Phạm đào tạo giáo chức Tiểu Học. Mười sáu trường nầy thuộc quyền quản trị của nha Huấn Luyện và Tu Nghiệp (HLTN), là tên mới của Nha Sư Phạm. Nha HLTN thuộc sự chỉ đạo của vị Phụ Tá Tổng Trưởng đặc trách về Đại Học & Huấn Luyện. Ngoài ra ở Sài gòn còn có một Trung Tâm Tu Nghiệp Giáo Chức Tiểu Học, mượn một phần của Trường Sư Phạm Sài Gòn làm Trung Tâm. Vì có cơ sở chung trong một khu vực, nên Bộ Giáo Dục chỉ định Hiệu Trưởng Trường Sư Phạm Sài Gòn kiêm nhiệm luôn chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Tu Nghiệp )
Bài gốc là của Thầy Nguyễn Hửu Phước Bài nầy chép từ FB của 1 bạn SPSG (An Nguyen)đề cập đến 1 phần LS.trường SPSGvà các TT.Tu Nghiệp GC trước 75
Con cái nhà nghèo mới học “nọt man”*( Ecole Normal- trường SP)
*Con nhà khá giả thường học các trường chuyên nghiệp khác như Nông Lâm Súc hay Kỷ Thuật (điện, cơ khí).
Khoảng thập niên 1950 trường sư phạm đào tạo giáo chức tiểu học, từ Miền Bắc VN, dời về Sài Gòn, có cơ sở ở gần Thảo Cầm Viên, và có tên là trường *Normal. Đến khoảng giửa thập niên, tên trường đổi lại là Trường Sư Phạm Nam Việt. Sau đó vài năm, đổi thành Trường Quốc Gia Sư Phạm khi có cơ sở mới trên đường Thành Thái. Và sau cùng từ giữa thập niên 1960 đổi thành Trường Sư Phạm Sài Gòn, vì đồng thời, Việt Nam Cộng Hòa còn lập thêm các trường Sư Phạm khác ở Huế, Ban Mê Thuột, Qui Nhơn, Và Vĩnh Long. Đến năm 1975, do nhu cầu giáo chức tiểu học gia tăng,
VNCH có tất cả 16 trường Sư Phạm đào tạo giáo chức Tiểu Học. Mười sáu trường nầy thuộc quyền quản trị của nha Huấn Luyện và Tu Nghiệp (HLTN), là tên mới của Nha Sư Phạm. Nha HLTN thuộc sự chỉ đạo của vị Phụ Tá Tổng Trưởng đặc trách về Đại Học & Huấn Luyện. Ngoài ra ở Sài gòn còn có một Trung Tâm Tu Nghiệp Giáo Chức Tiểu Học, mượn một phần của Trường Sư Phạm Sài Gòn làm Trung Tâm. Vì có cơ sở chung trong một khu vực, nên Bộ Giáo Dục chỉ định Hiệu Trưởng Trường Sư Phạm Sài Gòn kiêm nhiệm luôn chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Tu Nghiệp )
Bài gốc là của Thầy Nguyễn Hửu Phước Bài nầy chép từ FB của 1 bạn SPSG (An Nguyen)đề cập đến 1 phần LS.trường SPSGvà các TT.Tu Nghiệp GC trước 75
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét