Có một câu nói rất nổi tiếng của Đại văn hào Tolstoy như thế này: “Những gia đình hạnh phúc đều có điểm tương tự nhau, tuy nhiên sự bất hạnh ở mỗi gia đình lại có sự khác biệt”. Người ở khắp mọi nơi trên thế giới nếm trải hương vị thực sự của cuộc sống theo cách riêng của họ. Nhưng đối với mỗi người mà nói, hạnh phúc liệu có đặc tính chung hay không? Nếu như trên đời có công trình nghiên cứu về phương diện này thì đặc điểm chung của hạnh phúc là gì? Mật mã như thế nào?
Khảo sát người được cho là hạnh phúc
Tháng 4 năm 1988, Howard Kingston 24 tuổi và là Tiến sĩ triết học tại Đại học Columbia. Luận án tốt nghiệp của ông có tiêu đề ‘Hạnh phúc của con người được quyết định bởi điều gì’. Để hoàn thành đề tài này, ông đã phát ngẫu nhiên 10.000 phiếu điều tra cho người dân. Trên phiếu có ghi cặn kẽ dữ liệu cá nhân được điều tra, hơn nữa còn có 5 mục tùy chọn:
A. Vô cùng hạnh phúc
B. Hạnh phúc
C. Trung bình
D. Thống khổ
E. Vô cùng thống khổ
Hơn 2 tháng sau, ông đã nhận về hơn 5.200 bảng trả lời câu hỏi hợp lệ. Sau khi thống kê thì chỉ có 121 người chọn câu trả lời A – Vô cùng hạnh phúc. Tiếp theo, Howard Kingston đã thực hiện một cuộc điều tra khác và phân tích chi tiết về 121 người này. Ông phát hiện ra rằng 50 trong số 121 phiếu là những người thành công ở thành phố này và hạnh phúc của họ chủ yếu đến từ sự nghiệp thành đạt. Về phần 71 phiếu còn lại, có người là nội trợ bình thường, có người là nông dân bán rau, có người là nhân viên trong công ty, thậm chí có người là người vô gia cư đang nhận quỹ cứu trợ.
Điều này thật kỳ lạ. Tại sao những người có sự nghiệp bình thường và cuộc sống ảm đạm nhưng lại có được cảm giác hạnh phúc giống với những người thành đạt? Sau nhiều lần tiếp xúc và trao đổi với những người này, Howard Kingston nhận thấy mặc dù họ có nghề nghiệp đa dạng và tính cách rất khác nhau nhưng lại có một điểm chung, đó là không có quá nhiều yêu cầu về vật chất. Họ sống chân thật và khép kín, hưởng thụ cuộc sống thanh bần, có thể tận hưởng hạnh phúc thông qua hài lòng với nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Cuối cùng ông đã được truyền cảm hứng từ những phát hiện như vậy. Thế là ông đã đưa ra tổng kết cho luận án của mình như sau:
Trên đời có 2 loại người hạnh phúc nhất: Một là những người bình thường sống yên lặng và đạm bạc. Một loại nữa là người xuất chúng đạt được công thành danh toại. Nếu như bạn là một người bình thường thì có thể đạt được hạnh phúc thông qua tu luyện và giảm bớt dục vọng. Nếu bạn là người kiệt xuất thì có thể đạt được hạnh phúc bằng cách làm việc chăm chỉ và thành công trong sự nghiệp.
Sau khi đọc luận án của Howard Kingston, Giáo viên hướng dẫn của ông đã rất ngưỡng mộ và trao cho Kingston giải thưởng thật lớn, đó là giải “Xuất sắc”.
Lần theo dấu vết cuộc khảo sát, kết quả thu về lại vô cùng bất ngờ
Vào tháng 6, tình cờ ông tìm lại được luận văn tốt nghiệp năm đó của mình. Vì cảm thấy tò mò, không biết 121 người chọn ‘hạnh phúc nhất’ năm đó giờ thế nào? Cảm giác hạnh phúc của họ còn mãnh liệt như năm đó không?
Ông đã tìm lại thông tin liên lạc của 121 người đó và dành ba tháng để thực hiện một cuộc khảo sát khác về họ. Kiểm tra các phản hồi về phiếu khảo sát đã gửi đi, trong số 71 người bình thường tham gia khảo sát năm đó, ngoại trừ hai người đã chết, còn lại 69 phiếu trả lời đều được gửi về.
Trong những năm qua, mặc dù có nhiều thay đổi đã diễn ra trong cuộc sống của 69 con người này (một số đã đứng trong hàng ngũ những người thành công; có người vì bệnh tật ngoài ý muốn và phải sống trong hoàn cảnh khó khăn), nhưng các lựa chọn của họ không thay đổi, vẫn cảm thấy “rất hạnh phúc”.
Tuy nhiên, lựa chọn của 50 phiếu mà người thành công năm đó trả lời lại có sự thay đổi đáng kể. Trong số đó có 9 người có sự nghiệp hanh thông, vẫn kiên trì chọn ‘Rất hạnh phúc’. 23 người còn lại chọn ‘hạnh phúc’. 16 người còn lại chọn ‘thống khổ’ vì sự nghiệp thất bại, phá sản hoặc giáng chức. 2 người trong số 50 người còn chọn ‘vô cùng thống khổ’.
Nhìn kết quả điều tra, Howard Kingston bất giác lặng người, mấy ngày sau ông vẫn không thoát ra được khỏi suy nghĩ của chính mình.
Sau hai tuần, Howard Kingston đăng một bài viết trên tờ The Washington Post có tiêu đề ‘Mật mã hạnh phúc’. Trong bài báo, Howard Kingston đã thuật lại một cách chi tiết quá trình và kết quả của hai lần khảo sát. Cuối cùng ông đưa ra kết luận:
“Người đạt được hạnh phúc thông qua vật chất thì khi không còn vật chất nữa hạnh phúc cũng rời đi. Chỉ khi người có nội tâm tĩnh lặng mà đạt được niềm vui thể xác và tinh thần, đó mới là suối nguồn đích thực của hạnh phúc”.
Sau khi đọc bài báo này, vô số độc giả đã thốt lên: “Howard Kingston đã giải được mật mã của hạnh phúc!” Bài báo cũng thu hút được sự chú ý rộng rãi. Tờ ‘Washington Post’ đã in lại bài viết sáu lần trong một ngày và phổ biến khắp thế giới. Khi trả lời phỏng vấn truyền thông, Howard Kingston tỏ vẻ áy náy: “Hơn 20 năm trước, tôi còn quá trẻ và hiểu sai nội hàm đích thực của ‘hạnh phúc’. Hơn nữa, tôi đã truyền đạt quan điểm sai lầm về hạnh phúc này cho rất nhiều học sinh của mình. Qua đây, tôi chân thành xin lỗi các học trò của mình, tạ lỗi với kết luận về ‘hạnh phúc’ năm xưa”.
Hầu như những thứ khiến người đau khổ thường có liên quan đến tiền. Tuy nhiên đối với hạnh phúc thì tiền bạc lại không có quan hệ gì. Bởi vì, có rất nhiều thứ trên đời này không thể mua được bằng tiền.
Tất cả hạnh phúc do vật chất chống đỡ đều không tồn tại lâu dài và sẽ ra đi cùng với sự ra đi của vật chất. Chỉ khi có được sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm mà sinh ra cảm giác vui vẻ về cả thể xác lẫn tinh thần thì đó mới là suối nguồn hạnh phúc chân chính. Lời giải mật mã hạnh phúc của Howard Kingston chỉ gói gọn trong hai câu nhưng lại khiến cả tỷ người trên thế giới chấn động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét