Ngày xưa cướp là có băng đảng đi từng nhóm có vũ trang, có khi tấn công nguyên cả làng cho nên ở thôn quê người ta thường trồng tre bao quanh làng gọi là lũy tre để tự bảo vệ hay chống trả và cuộc chiến thường xảy ra về đêm.
Ngày xưa cướp thường tấn công nhà giàu cho nên có những đảng cướp nghĩa hiệp mượn danh cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo.
Ngày nay cướp có ở khắp nơi, bất kể giàu nghèo, thậm chí người nghèo nhất bán vé số hay đui mù cũng có thể bị cướp...vé số. Mà cướp bây giờ cũng chẳng cần võ nghệ, có khi chỉ vũ trang bằng...ống chích và cũng chẳng cần cướp gì ghê gớm lắm, chỉ xin đểu vài chục đủ để làm cữ chích.
Một cơ sở trường học nơi tôi ở thậm chí còn phải bỏ hoang, gom học sinh về học nơi khác vì bọn chích choác cứ liệng ống chích vào trong sân trường. Đúng là kinh hãi thật. Thế mà các cụ nghị gật ở điện Diên Hồng phải họp bàn tới lui bao nhiêu cuộc họp về chuyện xử lý người nghiện sao cho phải đạo ??
Người ta đói, người ta không còn đất sống phải bỏ xứ tha phương cầu thực.
Người ta cũng vì chiến tranh, vì dich bệnh phải bỏ quê lên tỉnh mưu sinh và cầu hạnh phúc.
Còn tôi bây giờ không đến nỗi đói khổ, sống giữa lòng thành phố nổi tiếng văn minh, hiện đại, có cao ốc có bệnh viện, công viên, có đại lộ, đường cao tốc.... Thế mà bước chân ra đường cứ như đi vào trận chiến vậy... Có thể bị tai nạn giao thông, có thể bị...cướp mà không ai bảo vệ kể cả những người lương thiện xung quanh.
Nhớ có lần đậu xe ngay ngả tư chờ đèn xanh bị xe tải đứt thắng tông từ phía sau tới... may mà không chết chỉ xe nát.
Nhớ có lần vợ lên cơn nhồi máu nửa đêm. Nghe lời bác sĩ dặn đừng bế xốc giữ nguyên tư thế nằm gọi xe cứu thương. Gọi đúng số 115 đàng hoàng, sau khi nghe mô tả tình trạng, ở đầu dây đề nghị: thôi anh gọi xe taxi đi... Đậu ma ma cuộc đời !!
Bà chị và em gái bị cướp giật túi xách ngay trước cửa nhà, tri hô tá lả. Dân phòng và công an chạy ra bất lực nhìn kẻ cướp ung dung chạy. Đã vậy đến phường khai báo anh em bảo khai rớt bóp ở đâu đi thì mới chứng. Bà chị về hỏi sao kỳ vậy..? Ờ thì bình thường thôi mà Phường ta đăng ký thi đua rồi bà mà khai bị cướp thì tổng kết cuối năm mất cha nó cờ thi đua. Thiệt là cười ra nước mắt !!
Sực nhớ đến câu "Ra ngõ gặp anh hùng..."
TRẦN PHONG VŨ
Ngày nay cướp có ở khắp nơi, bất kể giàu nghèo, thậm chí người nghèo nhất bán vé số hay đui mù cũng có thể bị cướp...vé số. Mà cướp bây giờ cũng chẳng cần võ nghệ, có khi chỉ vũ trang bằng...ống chích và cũng chẳng cần cướp gì ghê gớm lắm, chỉ xin đểu vài chục đủ để làm cữ chích.
Một cơ sở trường học nơi tôi ở thậm chí còn phải bỏ hoang, gom học sinh về học nơi khác vì bọn chích choác cứ liệng ống chích vào trong sân trường. Đúng là kinh hãi thật. Thế mà các cụ nghị gật ở điện Diên Hồng phải họp bàn tới lui bao nhiêu cuộc họp về chuyện xử lý người nghiện sao cho phải đạo ??
Người ta đói, người ta không còn đất sống phải bỏ xứ tha phương cầu thực.
Người ta cũng vì chiến tranh, vì dich bệnh phải bỏ quê lên tỉnh mưu sinh và cầu hạnh phúc.
Còn tôi bây giờ không đến nỗi đói khổ, sống giữa lòng thành phố nổi tiếng văn minh, hiện đại, có cao ốc có bệnh viện, công viên, có đại lộ, đường cao tốc.... Thế mà bước chân ra đường cứ như đi vào trận chiến vậy... Có thể bị tai nạn giao thông, có thể bị...cướp mà không ai bảo vệ kể cả những người lương thiện xung quanh.
Nhớ có lần đậu xe ngay ngả tư chờ đèn xanh bị xe tải đứt thắng tông từ phía sau tới... may mà không chết chỉ xe nát.
Nhớ có lần vợ lên cơn nhồi máu nửa đêm. Nghe lời bác sĩ dặn đừng bế xốc giữ nguyên tư thế nằm gọi xe cứu thương. Gọi đúng số 115 đàng hoàng, sau khi nghe mô tả tình trạng, ở đầu dây đề nghị: thôi anh gọi xe taxi đi... Đậu ma ma cuộc đời !!
Bà chị và em gái bị cướp giật túi xách ngay trước cửa nhà, tri hô tá lả. Dân phòng và công an chạy ra bất lực nhìn kẻ cướp ung dung chạy. Đã vậy đến phường khai báo anh em bảo khai rớt bóp ở đâu đi thì mới chứng. Bà chị về hỏi sao kỳ vậy..? Ờ thì bình thường thôi mà Phường ta đăng ký thi đua rồi bà mà khai bị cướp thì tổng kết cuối năm mất cha nó cờ thi đua. Thiệt là cười ra nước mắt !!
Sực nhớ đến câu "Ra ngõ gặp anh hùng..."
TRẦN PHONG VŨ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét