Ngày 15/1/2019, Tiến sĩ Tạ Thanh
Hà (ảnh) và nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Y sinh,
Viện Nghiên cứu Trung ương (AS) đã tổ chức họp báo phát biểu thành quả
nghiên cứu mới trong điều trị u não. Ông chia sẻ bản thân đã từng hy
vọng công nghệ này sẽ giúp được phần nào cho bệnh tình của thầy mình là
giáo sư Alec Clowes (Ảnh: AS)
Hàng rào máu não
(blood brain barrier) là trở ngại chính cho việc điều trị u não, các
loại thuốc hóa trị đều bị chặn lại ở bên ngoài, không thể giết chết các
tế bào ung thư.
Ngày 15/1/2019, nhóm nghiên cứu Tạ Thanh Hà thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Y sinh, Viện Nghiên cứu Trung ương (AS) đã tổ chức buổi họp báo phát biểu thành quả nghiên cứu mới trong điều trị u não. Glioblastoma đa dạng (glioblastoma multiforme, gọi tắt là GBM) là một trong những loại u não phổ biến và gây tử vong cao nhất. Sau khi các bác sĩ xác nhận mắc bệnh, bệnh nhân thường chỉ sống được từ 12 đến 15 tháng, chủ yếu do khối u ác tính phát triển nhanh chóng, đồng thời lây lan và chèn lấn các tế bào não thông thường, phẫu thuật không thể cắt bỏ hết toàn bộ khối u, cho dù kết hợp cả phương pháp hóa trị hay xạ trị cũng chỉ có chưa đến 5% bệnh nhân có thể sống quá 5 năm.
Về mặt lâm sàng, các thuốc hóa trị thường dùng hầu như không thể sử dụng được vì sau khi được tiêm qua tĩnh mạch, hơn 90% lượng thuốc sẽ bị “hàng rào máu não” - cấu trúc đặc biệt của não bộ - chặn lại, thuốc không thể vượt qua hàng rào này để đến khối u và tạo hiệu quả điều trị. Hiện tại, loại thuốc hóa trị có thể sử dụng về mặt lâm sàng là thuốc Temozolomide tuy có khả năng thâm nhập “hàng rào máu não” tương đối tốt nhưng có gần 70% bệnh nhân gặp phải tình trạng tế bào ung thư sản sinh tính kháng thuốc.
Nhóm nghiên cứu ban đầu tập trung nghiên cứu và phát triển tái tạo tế bào gốc và cơ tim nhưng trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học Tịnh tiến (Science Translational Medicine) năm 2012 đã bất ngờ phát hiện “yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu” (VEGF) được tiêm vào tim có thể làm tăng nhanh và đáng kể mức độ của hạt nano đi qua hàng rào máu não. Từ đó, nghiên cứu viên Tạ Thanh Hà bất ngờ nảy ra ý tưởng có thể ứng dụng phát hiện này vào việc dẫn thuốc cản quang để chụp cộng hưởng từ não bộ và vận chuyển thuốc hóa trị.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trên cơ thể chuột, thí nghiệm đã chứng minh: Sau 45 phút tiêm “yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu” (VEGF) vào tĩnh mạch với liều lượng cực thấp (1,5ng VEGF trên mỗi gram trọng lượng cơ thể), có thể mở “hàng rào máu não” trong thời gian ngắn, làm tăng khoảng 3,5 lần mức độ các hạt nano trong tuần hoàn máu, giúp thuốc cản quang, kháng thể và các loại thuốc hóa trị liposome thâm nhập vào não. “Hàng rào máu não” sẽ tự động đóng lại sau 2 tiếng để tránh tác dụng phụ, “giống như câu thần chú “vừng ơi, mở cửa”, “vừng ơi, đóng cửa”. Ứng dụng này cũng được thí nghiệm trên lợn mini ở đảo Lanyu, chứng thực rằng liều lượng thuốc cản quang để chụp cộng hưởng từ não bộ và thuốc hóa trị vận chuyển đến não lợn có thể tăng khoảng 2,5 lần.
Để thử nghiệm thêm xem liệu công nghệ này có thể được sử dụng để điều trị u não ác tính hay không, nhóm nghiên cứu đã cấy tế bào Glioblastoma đa dạng lên não chuột đã bị suy giảm miễn dịch tiên phát do biến đổi gen và phát hiện tế bào ung thư khiến chuột tử vong nhanh chóng, tuổi thọ trung bình chưa đến 40 ngày.
Phương pháp điều trị 2 đợt gồm VEGF kết hợp với thuốc LipDox liposome làm lượng thuốc hóa trị đi vào khối u tăng lên 13,6 lần, đồng thời giúp chuột tăng tuổi thọ bình quân lên 65 ngày. Điều trị nhiều giai đoạn với việc tiêm nhiều lần VEGF (cứ 3 tiếng một lần lại mở hàng rào máu não), không xảy ra tác dụng phụ rõ rệt nào, không cần tăng lượng thuốc hóa trị thì khối u cũng nhanh chóng thu nhỏ lại, thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ bình quân của chuột lên 80 ngày.
Tiến sĩ Tạ Thanh Hà cho biết: Giáo sư hướng dẫn luận văn cho ông ở Mỹ-Tiến sĩ Alec Clowes bị mắc bệnh ung thư não, ông Tạ Thanh Hà vốn dĩ hy vọng công nghệ này sẽ giúp được phần nào cho bệnh tình của thầy mình nhưng tiếc rằng tiến sĩ Clowes đã qua đời 3 năm trước. Ông Tạ Thanh Hà và nhóm nghiên cứu sẽ nỗ lực tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người vì lợi ích của các bệnh nhân bị u não ác tính.
Kinh phí thực hiện nghiên cứu do Bộ Khoa học Kỹ thuật, Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia và Viện Nghiên cứu Trung ương tài trợ.
Nghiên cứu này được trông đợi sẽ mang đến cơ hội mới trong việc điều trị cho các bệnh nhân ung thư não ác tính, đồng thời được đăng tải trên tạp chí ACS Nano vào ngày 11/12/2018 với tiêu đề “Inducing a Transient Increase in Blood Brain Barrier Permeability for Improved Liposomal Drug Therapy of Glioblastoma Multiforme”.
(Từ Taiwan Today )
Ngày 15/1/2019, nhóm nghiên cứu Tạ Thanh Hà thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Y sinh, Viện Nghiên cứu Trung ương (AS) đã tổ chức buổi họp báo phát biểu thành quả nghiên cứu mới trong điều trị u não. Glioblastoma đa dạng (glioblastoma multiforme, gọi tắt là GBM) là một trong những loại u não phổ biến và gây tử vong cao nhất. Sau khi các bác sĩ xác nhận mắc bệnh, bệnh nhân thường chỉ sống được từ 12 đến 15 tháng, chủ yếu do khối u ác tính phát triển nhanh chóng, đồng thời lây lan và chèn lấn các tế bào não thông thường, phẫu thuật không thể cắt bỏ hết toàn bộ khối u, cho dù kết hợp cả phương pháp hóa trị hay xạ trị cũng chỉ có chưa đến 5% bệnh nhân có thể sống quá 5 năm.
Về mặt lâm sàng, các thuốc hóa trị thường dùng hầu như không thể sử dụng được vì sau khi được tiêm qua tĩnh mạch, hơn 90% lượng thuốc sẽ bị “hàng rào máu não” - cấu trúc đặc biệt của não bộ - chặn lại, thuốc không thể vượt qua hàng rào này để đến khối u và tạo hiệu quả điều trị. Hiện tại, loại thuốc hóa trị có thể sử dụng về mặt lâm sàng là thuốc Temozolomide tuy có khả năng thâm nhập “hàng rào máu não” tương đối tốt nhưng có gần 70% bệnh nhân gặp phải tình trạng tế bào ung thư sản sinh tính kháng thuốc.
Nhóm nghiên cứu ban đầu tập trung nghiên cứu và phát triển tái tạo tế bào gốc và cơ tim nhưng trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học Tịnh tiến (Science Translational Medicine) năm 2012 đã bất ngờ phát hiện “yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu” (VEGF) được tiêm vào tim có thể làm tăng nhanh và đáng kể mức độ của hạt nano đi qua hàng rào máu não. Từ đó, nghiên cứu viên Tạ Thanh Hà bất ngờ nảy ra ý tưởng có thể ứng dụng phát hiện này vào việc dẫn thuốc cản quang để chụp cộng hưởng từ não bộ và vận chuyển thuốc hóa trị.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trên cơ thể chuột, thí nghiệm đã chứng minh: Sau 45 phút tiêm “yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu” (VEGF) vào tĩnh mạch với liều lượng cực thấp (1,5ng VEGF trên mỗi gram trọng lượng cơ thể), có thể mở “hàng rào máu não” trong thời gian ngắn, làm tăng khoảng 3,5 lần mức độ các hạt nano trong tuần hoàn máu, giúp thuốc cản quang, kháng thể và các loại thuốc hóa trị liposome thâm nhập vào não. “Hàng rào máu não” sẽ tự động đóng lại sau 2 tiếng để tránh tác dụng phụ, “giống như câu thần chú “vừng ơi, mở cửa”, “vừng ơi, đóng cửa”. Ứng dụng này cũng được thí nghiệm trên lợn mini ở đảo Lanyu, chứng thực rằng liều lượng thuốc cản quang để chụp cộng hưởng từ não bộ và thuốc hóa trị vận chuyển đến não lợn có thể tăng khoảng 2,5 lần.
Để thử nghiệm thêm xem liệu công nghệ này có thể được sử dụng để điều trị u não ác tính hay không, nhóm nghiên cứu đã cấy tế bào Glioblastoma đa dạng lên não chuột đã bị suy giảm miễn dịch tiên phát do biến đổi gen và phát hiện tế bào ung thư khiến chuột tử vong nhanh chóng, tuổi thọ trung bình chưa đến 40 ngày.
Phương pháp điều trị 2 đợt gồm VEGF kết hợp với thuốc LipDox liposome làm lượng thuốc hóa trị đi vào khối u tăng lên 13,6 lần, đồng thời giúp chuột tăng tuổi thọ bình quân lên 65 ngày. Điều trị nhiều giai đoạn với việc tiêm nhiều lần VEGF (cứ 3 tiếng một lần lại mở hàng rào máu não), không xảy ra tác dụng phụ rõ rệt nào, không cần tăng lượng thuốc hóa trị thì khối u cũng nhanh chóng thu nhỏ lại, thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ bình quân của chuột lên 80 ngày.
Tiến sĩ Tạ Thanh Hà cho biết: Giáo sư hướng dẫn luận văn cho ông ở Mỹ-Tiến sĩ Alec Clowes bị mắc bệnh ung thư não, ông Tạ Thanh Hà vốn dĩ hy vọng công nghệ này sẽ giúp được phần nào cho bệnh tình của thầy mình nhưng tiếc rằng tiến sĩ Clowes đã qua đời 3 năm trước. Ông Tạ Thanh Hà và nhóm nghiên cứu sẽ nỗ lực tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người vì lợi ích của các bệnh nhân bị u não ác tính.
Kinh phí thực hiện nghiên cứu do Bộ Khoa học Kỹ thuật, Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia và Viện Nghiên cứu Trung ương tài trợ.
Nghiên cứu này được trông đợi sẽ mang đến cơ hội mới trong việc điều trị cho các bệnh nhân ung thư não ác tính, đồng thời được đăng tải trên tạp chí ACS Nano vào ngày 11/12/2018 với tiêu đề “Inducing a Transient Increase in Blood Brain Barrier Permeability for Improved Liposomal Drug Therapy of Glioblastoma Multiforme”.
(Từ Taiwan Today )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét