Mọi
người đều biết rằng, hút thuốc, uống rượu, tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt… là
những thói quen xấu gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều thói
quen khác âm thầm tàn phá cơ thể của chúng ta, tuy rất phổ biến nhưng
đại đa số mọi người đều không ý thức được.
1. Giữ ví ở túi quần đằng sau
Nhiều
người có thói quen cất ví vào túi quần sau và cảm thấy làm như vậy rất
thuận tiện, nhưng thực ra nó không hề tốt chút nào. Nếu bạn ngồi trên
ghế với chiếc ví ở túi sau, dù chỉ trong 15 phút thôi cũng sẽ gây hại
cho cột sống và dây chằng cột sống của bạn.
Việc này sẽ gây
ra sự bất đối xứng và có thể phá vỡ liên kết bình thường ở cột sống, có
thể dẫn đến chứng đau lưng mãn tính, đau thần kinh tọa và vẹo cột sống
chức năng.2. Sử dụng điện thoại trước khi ngủ
Theo thống kê của tổ chức National Sleep Foundation (Giấc ngủ Quốc gia), có khoảng 89% người lớn tuổi và 75% trẻ em sở hữu ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ.
Tuy
nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc sử dụng các thiết bị
điện tử trước khi đi ngủ không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc
ngủ mà còn khiến chúng ta tăng cân và gây ra mệt mỏi vào ban ngày. Nó
cũng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, khả năng học tập và dễ khiến chúng
ta bị stress.
Ngưng
không sử dụng các thiết bị điện tử trong ít nhất một giờ trước khi đi
ngủ, sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn.
3. Rửa tay bằng nước nóng
Nhiều
người có thói quen rửa tay bằng nước ấm, tuy nhiên các nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, dù rửa tay ở 38°C hay 16°C, thì điều đó cũng không có khả
năng tiêu diệt vi khuẩn bởi chỉ có nước sôi và nước gần sôi mới có tác
dụng đó, đây cũng là lý do vì sao các dụng cụ y tế được đun sôi để khử
trùng.
Vậy
nên việc rửa tay bằng nước lạnh là cách thay thế tốt nhất. Tại sao? Bởi
vì rửa tay bằng nước nóng sẽ làm mềm da, khiến tay bạn dễ bị nhiễm
trùng hơn.
4. Uống nước đựng trong các chai nhựa
Nhiều
người có thói quen đựng nước trong các chai nhựa và mang theo người để
uống khi khát. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải tất cả các loại
nhựa được dùng để đựng nước đều có mức độ an toàn giống nhau và thân
thiện với môi trường.
Đa
số các chai nhựa có mặt trên thị trường hiện này đều không tốt cho sức
khoẻ bởi nó sẽ tiết ra hoá chất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Ví
dụ, nếu bạn để chai trong xe vào một ngày nóng, các lớp nhựa bề mặt có
thể tiết ra một hóa chất độc hại (bisphenol A) có thể làm nhiễm bẩn nước
bạn đang uống. Hóa chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của
bạn và làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung và ung thư vú.
5. Ăn quá nhanh
Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn nhanh và tiêu thụ các sản phẩm thức
ăn nhanh dễ dẫn đến nguy cơ tăng cân, mắc bệnh tim, tiểu đường và đột
quỵ.
Những
người ăn nhanh cũng có thể sẽ ăn quá nhiều hơn mức cần thiết, vì để
truyền tín hiệu tới não bộ phải mất khoảng 20 phút kể từ lúc bạn bắt đầu
ăn. Như vậy có thể bạn đã no rồi nhưng vẫn tiếp tục ăn, và lại không ý
thức được việc đó nên não sẽ không có đủ thời gian để phản ứng và nhận
ra rằng bạn đã no.
6. Đánh răng ngay sau khi ăn
Có
một số người trong chúng ta thường có thói quen đánh răng ngay sau khi
ăn, tuy nhiên thực tế là bạn nên đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn rồi mới
đánh răng. Vì răng của chúng ta được bảo vệ bởi men răng và axit, các
loại thức ăn khác nhau có thể làm mòn lớp men răng bảo vệ, điều này có
nghĩa là răng của chúng ta ở trạng thái yếu nhất ngay sau khi ăn.
Rất
may, cơ thể chúng ta có thể cân bằng nồng độ axit cao với sự trợ giúp
của nước bọt, nhưng điều đó cần có thời gian. Vì vậy, đánh răng ngay sau
khi ăn có nghĩa là bạn đang làm hại răng của mình, ngay cả khi bạn sử
dụng bàn chải đánh răng mềm. Tốt nhất là để nước bọt làm việc và cân
bằng nồng độ axit trước khi bạn đánh răng. Hoặc bạn cũng có thể súc
miệng bằng nước hoặc nhai kẹo cao su không đường trong khi chờ răng phục
hồi.
7. Làm sạch tai bằng tăm bông
Làm sạch tai của bạn bằng tăm bông sẽ gây hại nhiều hơn hơn.
Theo
một nghiên cứu, dùng tăm bông vệ sinh tai sẽ đẩy ráy tai sâu hơn vào
ống tai, như thế có thể dẫn đến nhiễm trùng, thủng màng nhĩ và ù tai.
Bạn
nên giữ yên ráy tai và để nó rơi ra tự nhiên. Ráy tai hoạt động giống
như một bộ lọc cho ống tai, ngăn không cho bụi bẩn xâm nhập vào. Làm
sạch tai của bạn bằng tăm bông khiến cho tai dễ bị nhiễm bẩn hơn. Tuy
nhiên, nếu bạn thấy cần phải vệ sinh tai, thì làm sạch chúng bằng khăn
là được rồi.
8. Sử dụng máy sấy tay
Hiện
nay có rất nhiều nơi lắp đặt máy sấy tay trong phòng vệ sinh, như một
biện pháp để thay thế cho khăn giấy. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy,
máy sấy tay trong phòng vệ sinh công cộng sẽ làm lây lan vi khuẩn phân
bởi cơ chế của nó là hút không khí trong phòng vệ sinh và thổi nóng lên
tay của bạn.
Cách tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng máy sấy tay và lau khô theo cách cổ điển: sử dụng khăn giấy.
9. Uống quá nhiều nước trái cây
Một
thực tế là nước cam rất giàu vitamin C, vitamin B và các chất chống oxy
hóa khác nhau. Do đó uống nước trái cây được xem là thói quen lành
mạnh. Tuy nhiên nạp quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta,
vì nó có thể gây sâu răng, tiểu đường loại 2 và béo phì.
Lý do tại sao uống quá nhiều nước trái cây có hại cho cơ thể là vì nó chứa hàm lượng fructose cao.
Không
quan trọng là bạn uống loại nước trái cây nào, bởi ngay cả những loại
nước ép chất lượng cao nhất nó vẫn chứa một lượng đường đáng kể.
10. Tiêu thụ quá nhiều muối
Muối
là một gia vị không thể thiếu trong thức ăn hàng ngày của chúng ta, nó
làm món ăn trở nên ngon hơn, tuy nhiên những người có thói quen ăn mặn
sẽ dễ có nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khoẻ như huyết áp
cao, bệnh tim và ung thư dạ dày.
11. Ngủ quá nhiều
Đi ngủ là một hoạt động cần thiết giúp cơ thể phục hồi và trí não được thư giãn.
Nhưng
thực sự là sai lầm khi nghĩ rằng, ngủ nhiều hơn tương đương với việc cơ
thể được nghỉ ngơi nhiều hơn và bạn sẽ cảm thấy khoẻ hơn. Các nghiên
cứu đã chứng minh rằng, ngủ quá mức cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị
trầm cảm, mắc các bệnh về tim, béo phì và suy giảm chức năng não.
Thời
lượng ngủ phù hợp đối với những người khác nhau là khác nhau, nhưng
nhìn chung, đối với một người trưởng thành, ngủ từ 7-9 giờ là hợp lý.
12. Ngồi nhiều
Ngày
nay, đa số mọi người thường làm việc, học tập, giao tiếp xã hội với
nhau trong trạng thái ngồi. Tuy nhiên việc ngồi quá nhiều sẽ khiến bạn
dễ gặp các vấn đề về sức khoẻ như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, béo
phì, thậm chí là tử vong sớm.
Để
khắc phục vấn đề này, bạn nên tăng cường vận động trong giờ làm việc
như đi bộ, đứng lên nói chuyện điện thoại, hoặc đi bộ vài bước ngắn để
giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc ngồi quá nhiều.
Bình Hòa biên dịch(daikynguyen)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét