Kỹ thuật Kintsugi có thể đã được phát minh vào khoảng thế kỷ mười lăm, khi Ashikaga Yoshimasa, vị tướng quân thứ tám của Mạc phủ Ashikaga (shogun) sau khi tách trà yêu thích của mình bỉ bể ra. Ông gửi nó đến Trung Hoa để sửa chữa. Thật không may, tại thời điểm đó các vật thể đã được sửa chữa với chằng chịt dây kim loại khó coi và không thực tế. Hình như chiếc cốc không thể sửa chữa được nhưng chủ nhân của nó đã quyết định thử để một số thợ thủ công Nhật Bản sửa chữa. Họ đã rất ngạc nhiên trước sự kiên định của mạc phủ, vì vậy họ quyết định biến chiếc cốc thành một viên ngọc bằng cách lấp đầy các vết nứt của nó bằng nhựa sơn mài và vàng bột. Truyền thuyết có vẻ hợp lý bởi vì phát minh ra Kintsugi được đặt trong một kỷ nguyên rất hiệu quả cho nghệ thuật ở Nhật Bản.
Dưới sự cai trị của Yoshimasa, thành phố đã chứng kiến sự phát triển của phong trào văn hóa Higashiyama, chịu ảnh hưởng nặng nề của Thiền tông và bắt đầu buổi trà đạo (còn gọi là Sado hay Con đường Trà) và truyền thống Ikebana (cũng là hoa của Kado).
Kintsugi (金継ぎ, "golden joinery"), hay Kintsukuroi (金繕い, "golden repair"),
Nếu bạn nghe nói về Wabi-sabi, triết lý Nhật Bản tôn vinh sự vô thường (impermanence) và sự không hoàn hảo (imcompleteness), bạn cũng có thể bắt gặp Kintsugi, nghệ thuật sửa chữa đồ gốm bể bằng hợp kim vàng của Nhật Bản. (xin xem bài viết “Wabi-Sabi – Triết Lý Của Sự Bất Toàn” trong sách TÔI, xuất bản năm 2019),
Wabi-sabi là nói về sự không hoàn hảo và sống đơn giản. Tất cả mọi người đều trải qua thời kỳ khó khăn và một khi có được cuộc sống hoàn hảo không nhất thiết phải thấy vấn đề như là một thực tế hằng hữu. Trong tiếng Nhật, wabi có nghĩa là một mình và sabi là thời gian trôi qua. Cần suy nghiệm hai yếu tố trên và xem như đó là một “công án” nhằm truy tìm ra …giải đáp cho mỗi cá nhân.
Khi kết hợp lại, wabi-sabi chỉ chúng ta cách nắm lấy những phần tốt và xấu của bản thân và sự bất cân xứng của cuộc sống. Tiến sĩ Rachel O’Neill nói:” Nắm bắt những phương tiện không hoàn hảo có nghĩa là chúng ta tôn vinh những thế mạnh của chính mình (“Embracing the imperfect means that we celebrate our strengths).
Nơi đây được xem như là một biểu hiện nghệ thuật của triết lý wabi-sabi, nguồn gốc của Kintsugi có từ thế kỷ 15 của Nhật Bản, khi các thợ thủ công Nhật Bản đang tìm kiếm các phương tiện thẩm mỹ hơn để sửa chữa đồ gốm sành sứ bể. Ảnh hưởng của nó đối với nghệ thuật hiện đại quốc tế là rất lớn, nó đã được trưng bày trong các triển lãm bảo tàng như tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, và thậm chí là tiêu đề album của một ban nhạc nổi tiếng của Mỹ, Death Cab.
- Điều tuyệt vời trong nghệ thuật Kintsugi
Sự phổ biến của mô hình nghệ thuật này không đáng ngạc nhiên qua ý nghĩa sâu sắc của nó. Kintsugi được xây dựng trên nến tảng ý tưởng về sức mạnh và vẻ đẹp không hoàn hảo. Khi một vật thể bằng sánh bể ra, kỹ thuật Kintsugi kết nối đến việc sử dụng bụi vàng và nhựa dính (resin), hay một loại sơn mài Nhật Bản gọi là urushi, được làm từ nhựa cây để hàn gắn lại các mảnh vỡ. Do đó, kết quả là một thành tựu kết hợp các vết nứt độc đáo vào mô hình sẳn có, và các đường kết nối bằng vàng sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp của vật thể bằng sành sứ cần được ráp nối lại.
Loại keo truyền thống được xử dụng để mang các mảnh lại với nhau là sơn mài urushi, được lấy từ hàng ngàn năm trước từ nhà máy Rhus verniciflua. Người Trung Hoa đã sử dụng nó hàng ngàn năm trong khi ở Nhật Bản, trong lăng mộ Shimahama ở tỉnh Fukui, các nhà khảo cổ tìm thấy các vật thể bao gồm lược và khay sơn mài được xử dụng trong thời kỳ Jomon khoảng 5.000 năm trước. Ban đầu, nhựa dính này được sử dụng làm cho phẩm chất dính chặt nhằm tạo ra vũ khí chiến tranh và săn bắn.
Thậm chí ngày nay, có thể mất đến một tháng để sửa chữa những mảnh gốm lớn nhất và tinh xảo nhất bằng kỹ thuật Kintsugi với các bước khác nhau và thời gian sấy cần thiết.
- Ý nghĩa của Kintsugi
Việc sửa chữa đồ gốm bể có thể tạo ra một hợp đồng “thuê mướn” đời sống mới (new lease of life) cho đồ gốm trở nên tinh tế (refined) hơn nhờ vào những vết sẹo (scars) của nó. Nghệ thuật Kintsugi của Nhật Bản dạy rằng những đồ vật vỡ không phải là thứ để che giấu mà là để thể hiện với niềm tự hào.
Những vết sẹo trở thành một trang trí mới để trưng bày. Kỹ thuật Kintsugi có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thực sự và luôn khác nhau, mỗi tác phẩm đều có câu chuyện và vẻ đẹp riêng, nhờ những vết nứt độc nhất hình thành khi vật thể vỡ ra, như thể chúng là những vết thương để lại dấu ấn khác nhau trên mỗi chúng ta.
Khi một cái chén, ấm trà hoặc bình hoa quý rơi xuống và vỡ thành một ngàn mảnh, chúng ta vứt chúng đi một cách giận dữ và tiếc nuối. Tuy nhiên, có một suy diễn và diễn giảng khác qua suy nghĩ thực tiễn của Nhật Bản là làm nổi bật và tăng cường sự phá vỡ bằng cách tăng thêm giá trị cho vật thể bị hỏng. Sự kiện nầy gọi là Kintsugi (金 継), hay Kintsukuroi (繕), nghĩa đen là vàng (kin) và sửa chữa (tsugi).
Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản này xử dụng một kim loại quý - vàng lỏng, bạc lỏng hoặc sơn mài được phủ bột vàng - để tập hợp lại các mảnh của một vật phẩm sành sứ và đồng thời tăng cường sự phá vỡ bằng sự kết dính. Kỹ thuật này bao gồm việc nối các mảnh vỡ và mang lại cho chúng một khía cạnh mới, linh hoạt hơn.
Mỗi mảnh đã được sửa chữa có tính cách độc đáo và duy nhất, bởi vì qua sự ngẫu nhiên một khi đồ sành sứ vỡ ra và các mảnh vỡ không giống nhau được kết nối thành một sản phẩm hoàn toàn mới.
- Tại sao Kintsugi được phổ quát trong xạ hội Nhựt?
Sự phổ quát của loại hình nghệ thuật này không đáng ngạc nhiên vì ý nghĩa sâu sắc của nó. Kintsugi được xây dựng trên ý tưởng về sức mạnh và vẻ đẹp không hoàn hảo. Khi một vật thể sành sứ vỡ ra, kỹ thuật Kintsugi mang việc xử dụng bụi vàng và nhựa (hoặc sơn mài) để hàn gắn lại các mảnh vỡ. Do đó, kết quả đạt được là biểu tượng việc kết hợp các vết nứt độc đáo vào thiết kế nguyên thủy của nó, và các đường kết nối vàng làm tăng thêm vẻ đẹp của vật thể sành sứ trong hành động…hàn gắn lại.
Hình thức nghệ thuật này được nhiều người coi là một phép ẩn dụ của sự tan vỡ và sự hàn gắn vết thương quyện chặt lấy một vết vỡ và sự không hoàn hảo trong sản phẩm có thể tạo ra một cái gì đó độc đáo, vững chãi và đẹp đẽ.
- Kintsugi trong cuộc sống hàng ngày
Làm thế nào hình thức nghệ thuật hoặc kỹ thuật sửa chữa Nhật Bản này có thể truyền cảm hứng và khuyến khích chúng ta trong cuộc sống hàng ngày?
1. Nó nhắc nhở chúng ta nắm bắt lấy sự bất cân xứng của cuộc sống (asymmetry of life)
Khi một vật thể vỡ ra, rất hiếm khi sự việc xảy ra làm những mảnh vỡ đều đặn hay cân xứng. Cuộc sống cũng khó lường và lộn xộn (messy) cũng không kém. Đôi khi cái xấu vượt trội hơn cái tốt, và lần khác thì ngược lại. Trong Kintsugi, các vết nứt trên chiếc bình đã bị che dấu đi và thay vào đó, các đường hàn gắn bằng vàng được xử dụng như một phần của thiết kế nguyên thủy. Từ đó có một lời nhắc nhở rằng “cái xấu” sẽ luôn luôn tồn tại, vì nó là một phần của cuộc sống. Nhưng, nếu chúng ta có đủ năng lực, chúng ta vẫn có thể kiến tạo một cái gì đó đẹp hơn là nhìn một vật sành sứ vô tri bị bể ra.
2. Nó nhắc nhở chúng ta phải có khả năng phục hồi hơn là định hướng mục tiêu.
Kintsugi làm cho các vật thể vỡ mạnh hơn trước. Nó tập trung lại sự chú ý của chúng ta từ những đối tượng mà “vốn dĩ đã có” trước kia, trước khi bị đổ vỡ… thành những vật dụng đẹp hơn những gì chúng ta có. Như tác giả J. K. Rowling đã từng nói:”Kiến thức mà bạn đã “rút tỉa” được, sẽ khôn ngoan và mạnh mẽ hơn từ những thất bại có nghĩa là bạn, mãi mãi, sẽ an toàn trong khả năng sống sót của mình”. (The knowledge that you have emerged wiser and stronger from setbacks means that you are, ever after, secure in your ability to survive”.
3. Và, đó là một lời nhắc nhở quan trọng rằng nếu bạn phá vỡ một cái gì đó, thì nó không phải là ngày tận thế.
5- Có bao nhiêu thông điệp đẹp mà Kintsugi truyền tải
Kỹ thuật Kintsugi cho thấy nhiều điều. Chúng ta không nên vứt bỏ những đồ vật bị hỏng. Khi một vật thể bị phá vỡ. Điều đó không có nghĩa là nó không hữu ích hơn. Sự (bị) phá vỡ đó có thể trở nên có giá trị hơn. Chúng ta nên cố gắng sửa chữa mọi thứ khi bị đánh vỡ, bởi vì đôi khi làm như vậy chúng ta có được các vật thể khác có giá trị hơn mà chúng ta chưa nhận thức được.
Đây là cốt lõi của khả năng phục hồi (the essence of resilience).
Mỗi chúng ta nên tìm cách đối phó với các sự kiện đau thương theo cung cách tích cực, học hỏi từ những trải nghiệm tiêu cực, tận dụng tốt nhất từ chúng và tự thuyết phục bản thân rằng chính những trải nghiệm này làm cho mỗi người trở nên độc đáo, quý giá hơn.
- Thay lời kết
Kintsugi đối với người Nhựt mang một ý nghĩa nếu không là một triết lý rất tích cực là nhìn sự việc dù tiêu cực đến đâu, dù bi thảm đến đâu, nhưng với sự quyết tâm của chính mỗi cá nhân con người, mọi sự rồi vẫn qua đi, ánh sáng rực rỡ vẫn thể hiện ở cuối đường hầm chứ không …le lói như thường tình..
Chính vì nhờ những nguồn tích cực như triết lý của sự bất toàn – Wasi-Sabi, triết lý Kintsugi - vươn lên từ sự đổ nát, mà Nhựt Bản mới vực dậy một cách thần kỳ sau Đại chiến thế giới lần II chỉ trong vòng hơn 20 sau đó và trở thành một cường quốc.
Còn Việt Nam, thống nhứt dưới lá cờ vinh quang của đảng suốt gần 45 năm mà đất nước vẫn còn ì ạch …con trâu với cái cày.
Nguyên do vì đâu?
Phải chăng chính vì cái cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV đã làm sức cản chận đứng mọi bước tiến của dân tộc?
Biết được nguyên nhân rồi. Tuổi Trẻ Việt Nam chỉ cần đập bể cái “bình chuyên chính vô sản” đi, và sau đó vá lại bức dư đồ rách của Tản Đà thành một chiếc bình mới với những đường kết dính bằng vàng, hình ảnh của một Đại Việt Minh Châu Trời Đông tương lai…
Mai Thanh Truyết
Suy nghĩ cuối năm Kỷ Hợi
(H.Phi chuyển)
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét