13 thg 12, 2019

Sư sở cuồng ở thị trấn Ryogoku - Ngộ Không Phi Ngoc Hùng

Sư sở cuồng ở thị trấn Ryogoku

Cảm tác từ nhà báo, nhà văn Lê Thiệp qua ký sự Sư Triệt Học lận đận nơi nao, sư đây là đồng môn của ông, năm 1978 ông vượt biển, được tàu vớt đưa tới thị trấn Chiba, ông gặp bạn cũ. Sư Triệt Học là sinh viên du học thập niên 60, sau là tăng lữ Nhật, tu theo phái Tào Động.


       ***
Theo ký sự của ông Lê Thiệp tăng tịch Nhật không có chức sắc, pháp danh. Pháp y là tăng bào, đội nón u lờ, đi tất vải thô, guốc mộc quai rơm. Bào bên trong mầu nâu đất, bào ngoài là áo choàng như áo giáp của kiếm sĩ. Thắt lưng có miếng vải nhỏ bắt chéo để thị dân biết ấy là…sư. Sư tu đạo, ngoài kinh kệ, sư còn phải học đánh kiếm như kiếm sĩ (Samurai). Chín tháng còn lại, sư tự mưu sinh lấy, vì tu theo phái Tào Động nên sư ăn uống như người ta, có gì ăn nấy, có Saké còn vui hơn. 


       Thị trấn có lữ quán Momiji, có sư Tanizaki người Nhật gốc…Việt cổ...
       Với chuyện Sư sở cuồng ở thị trấn Ryogoku, thị dân ở thị trấn đồn đãi Tanizaki không phải người Nhật thuần gốc, bởi gốc gác tục xâm mình có từ ở một nước hình chữ “S” xa xăm bên kia biển. Thiên hạ sự đắng đãi ở đền Daionji, người ta tìm được bản chữ Nôm của người Kochi (phiên âm của chữ Giao Chỉ) lưu giữ trong đền viết: Thiền sư Thủy Nguyệt người Kochi sang Trung Hoa được phái Tào Động nhận là truyền nhân để truyền ấn bát. Dòng Tào Động là một trong dòng thiền tông lớn của Phật giáo Trung Hoa. Đến cuối thể kỷ 17, dòng này truyền được 36 đời, Thiền sư Thủy Nguyệt đời thứ 37 của Trung Hoa hay đời thứ nhất ở Kochi. 
       Riêng dòng Tào Động truyền sang Nhật thời nào, với tam sao thất bản không ai hay biết. Nhưng người viết bòn mót được một nhẽ: Tục xâm mình nước Việt có từ thời cổ đại Văn Lang, hình xâm là quái vật sống ở sông nước là thủy quái, ma da hay thuồng luồng. Tục xâm mình nước Việt phát triển mạnh nhất vào thời Trần vì vua quan cũng…xâm mình luôn. Thời hậu Trần thói tục xâm mình bị bãi bỏ vì có một vị vua Trần ta…hãi quá thể, vì sợ…đau.


        Thêm cảo bản người Kochi họ Lý phiêu bạt khắp nơi, thay tên đổi họ để tránh bị diệt vong. Một dòng hòang tộc họ Lý (năm 1226 với Lý Long Tường) lên thuyền qua Cao Ly, trên đường vượt biển bị bão, một nhánh họ Lý lạc vào đảo Đài Loan. Hiện có bộ tranh màu đang lưu trữ ở Toyo Bunko, ngòai ra còn có một bộ tranh khác, màu tương tự, có tên là An Nam quốc giang phiêu lưu phong tục hồng sinh đồ lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Đài Loan ở Đài Bắc. Hai bộ tranh này tuy giống nhau về số lượng tranh, nhưng nội dung miêu tả trên từng bức tranh qua chú thích tiếng Nhật, tiếng Tàu lại khác nhau. Vì sợ Trần Thủ Độ sát hại, trước khi vượt biển, một chi họ Lý đổi qua họ Trần. Vì thâm Nho của chiết tự chữ “Lý” có chữ “y” là...quần áo, bỏ áo quần...trần như nhộng thì…cái họ vay mượn trả lại cho…họ Trần. Qua chuyện “Sư sở cuồng ở thị trấn Ryogoku”, người viết mót chữ thêm nhiễu sự nữa: ông họ Trần lánh nạn qua Cao Ly, khi nước này bị Mông Cổ xâm lấn, ông từ Ong Jin Gun, tỉnh Hwang Hac thuộc Cao Ly lên thuyền trôi dạt tới thị trấn Ryogoku vào thời Mạc phủ 1728 và là hầu vệ của tướng quân Tokugawa Yoshimune. Thêm một lần, ông họ Trần đổi tên họ là Tanizaki Sekishui. 

        Sau Tanizaki gác kiếm, là họa sĩ, tu tỉnh hóa kiếp thành sư xâm mình và ngộ ra chiết tự chữ…“Lý” ra chữ…“Trần” đã thay đổi một kiếp nhân sinh. Vì vậy không phải ai muốn xâm là được, dù họ có đặt xuống bàn lữ quán một bao vải tiền. Vì sư chỉ xâm một bài thơ Haiku hay một chữ thư pháp để nói lên với tha nhân với giác duyên: Mọi sự đều tùy duyên, thay đổi vô thường. Vì thế thên hạ sự vãi miệng gọi sư tàng tàng, hâm hâm là…sư sở cuồng.
       
       Một chữ “Xích”…
       Ngày kia có một cô gái đến để xâm mình. Trong khi chờ đợi, cô thấy bản vẽ của sư có bức tranh vẽ Đắc Kỷ thản nhiên nhìn người tình cũ của mình bị cột bằng xích sắt đợi bị hành hình. Sư đi đến buông xả: "Theo Y ma thần tướng, Đắc Kỷ phản ảnh cái vô hình tướng của cô đấy". Sư bảo cô vạch áo, nhìn da ngực trắng như tuyết núi Phú Sĩ. Sư gật đầu. Bởi xâm mực lên da ngực đối với sư không…dễ chịu chút nào, vì bầu ngực thịt mềm, da trơn mỏng. Rồi thì sư châm một mũi, rút một mũi, đường kim dần dần hiện lên trên làn da hình một chữ…“Xích”. Qua thư pháp, sư phải thâm nho với gốc gác chữ thuộc bộ nào, bộ mộc hay bộ thủy. Với chiết tự có ba, bốn nghĩa khác nhau. Ấy là chưa kể nghĩa chữ Tàu hay Nhật còn lây dây hơn nữa. 


Chữ Xích qua Nhật tự chẳng phải là…”xích sắt” trong tranh Đắc Kỷ của Tàu. “Xích” đây của người Nhật có chấm màu đỏ. Hay “xích’ là màu đỏ trong tên nước Xích Quỷ của người Kochi vào thời cổ sử. Từ chữ xích có chấm màu đỏ nó vận vào người, sau này cô gái ấy trở thành Geisha ở xóm yên hoa tại thị trấn Nagasaki. Với một chữ thư pháp có thể thay đổi cả một kiếp người là thế. Huống chi một bài kệ. 
 

Bài kệ của Yoda…
Bởi chưng tu theo Tào Động, sư sở cuồng phải học đánh kiếm (Samurai) bằng…cái đầu. Là rút kiếm ra không tra vào vỏ là…bay đầu. Thế nên mới có chuyện đệ tử tầm sư dị bằng vào một bữa, có một “sư đồ” xách kiếm gỗ đến trai phòng tìm sư. Như bức tranh Đắc Kỷ, sư đồ tìm thấy bức tranh con ve sầu có cánh bò trên lá bồ đề tu…thiền.


(
còn tiếp )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét