Người Do
Thái vô cùng xem trọng sự nghiệp giáo dục, thế nhưng quan điểm giáo dục
của họ lại rất khác biệt so với nhiều quốc gia trên thế giới. Về quan
niệm trong việc giáo dục con, người Do Thái thậm chí còn thiết thực và
“mạnh tay” hơn các dân tộc khác.
Quyển sách giáo dục gia đình có tên là “Ba chiếc chìa khóa vàng của người mẹ Do Thái dành cho con”
khiến nhiều người được mở rộng tầm mắt về quan điểm giáo dục con của
người Do Thái. Trong quyển sách không hề thấy điều gì liên quan đến
trường học danh tiếng mà các bậc phụ huynh thường xem trọng, tuy nhiên
những đứa trẻ Do Thái lại khiến rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các
trường danh tiếng phải nể phục và “không bắt kịp”.
Cha của
tác giả cuốn sách Shala Andis đã chạy khỏi Liên Xô cũ đến khu người Do
Thái ở Thượng Hải vào những năm 30 của thế kỷ trước và đã sinh sống ở đó
hơn 20 năm. Khi bà 12 tuổi, cha của bà qua đời. Sau những năm 80, bà
Andis có ba người con, sau này bà trở thành người mẹ đơn thân.
Bà Andis
cho rằng sự thành công của các con là nhờ vào 3 quan điểm giáo dục quý
giá mà bà học được ở Israel, đó là: khả năng sinh tồn, ý chí nỗ lực và
khả năng giải quyết vấn đề. Bà hình dung 3 quan điểm giáo dục này là
chìa khóa mở ra cánh cửa thành công.
Chiếc chìa khóa thứ nhất: Chế độ sống “có thù lao”, rèn luyện khả năng sinh tồn
Chế độ
sống “có thù lao” của gia đình Do Thái rất thú vị. Bố mẹ sẽ liệt kê một
loạt các danh sách việc nhà, mỗi việc đều có giá trị nhất định. Khi trẻ
làm xong một nhiệm vụ lựa chọn thì sẽ được nhận một phần thưởng nhất
định.
Có thể
người Việt Nam sẽ không thể chấp nhận được cách sống này. Điều quan
trọng của việc giáo dục này là rèn luyện cho con khả năng quan trọng như
quản lý tiền bạc, tự gánh vác, hợp tác và sinh tồn v.v… thông qua việc
được trả thù lao.
Khi vừa
mới đến Israel, bà Andis bán món chả giò tự làm để trang trải cuộc sống
khó khăn. Các con giúp bà bán thì sẽ nhận được thù lao tương ứng. Ban
đầu những đứa trẻ còn thấy ngại ngùng xấu hổ nên không dám mở miệng nói,
cuối cùng đã có thể tự nhiên chào hỏi người lạ, mời chào bạn học, tìm
được nhiều khách hàng hơn.
Từ việc
này, bọn trẻ không chỉ rèn luyện được khả năng giao tiếp xã hội mà còn
thu thập được rất nhiều thông tin, nghiên cứu thị trường, đưa ra đề nghị
cho mẹ để cải tiến hương vị của món ăn nhằm đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.
Bà Antis
cho rằng khả năng quản lý của con cái không phải được học từ trường
quản lý mà gia đình mới là nơi tốt nhất để con bà bồi dưỡng khả năng
quản lý của một CEO.
Chiếc chìa khóa thứ 2: Không đáp ứng ngay nhằm rèn luyện ý chí của các con
Bà Antis
cho rằng trong các gia đình Trung Quốc có rất nhiều người là con một,
các con được cha mẹ thỏa mãn quá nhanh và quá nhiều. Điều này dẫn đến
việc trẻ không có cảm giác thiếu thốn, được sống trong nhung lụa, an
nhàn sung sướng, đã quen với việc sống ở mức cao.
Ngược
lại, nếu cha mẹ trì hoãn việc thỏa mãn yêu cầu của trẻ thì sẽ có thể rèn
luyện được tinh thần chịu đựng khó khăn, tự kiềm chế, để trẻ trở nên
kiên cường và trưởng thành hơn.
Bà Andis
đưa ra một ví dụ là một cuộc thí nghiệm về tâm lý như sau: Cho một nhóm
các em học sinh tiểu học mỗi em một chiếc kẹo bông gòn và nói với các
bé có thể ăn bất cứ lúc nào, nhưng nếu kiên trì đợi đến khi tan học về
nhà mới ăn thì sẽ được phát thêm một chiếc kẹo nữa làm phần thưởng.
Kết quả
là có một số trẻ không nhịn được nên đã ăn luôn, số khác thì nhẫn nhịn
vượt qua được cám dỗ. Cuộc thí nghiệm tiếp tục dõi theo các bé cho đến
khi tốt nghiệp đại học thì nhận thấy rằng những trẻ biết kiềm chế có
thành tích học tập ưu tú hơn và có tỷ lệ tìm được công việc như ý sau
khi tốt nghiệp cao hơn.
Chiếc chìa khóa thứ ba: Giáo dục từ từ, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề
Khi trẻ
em Do Thái đến 18 tuổi thường sẽ có khả năng sống độc lập. Điều này có
liên quan đến việc các bậc phụ huynh ở đây áp dụng việc “giáo dục buông
tay” ngay từ khi còn bé. Trong việc quản lý và giáo dục con, họ chịu làm
những ông bố bà mẹ “80 điểm”, họ cố ý để lại những vấn đề để các con tự
mình đối diện và giải quyết.
Bà Andis
có nhắc đến nguyên tắc “giáo dục chậm rãi” trong sách của mình. Bà cho
biết các phụ huynh Do Thái cho rằng: nuôi con giống như trồng hoa, phải
kiên nhẫn chờ đợi hoa nở. Sự chậm rãi này không phải là chậm về mặt thời
gian, mà là sự kiên nhẫn của cha mẹ, không phê bình trẻ vì biểu hiện
nhất thời, đừng thay con giải quyết những vấn đề lớn nhỏ mà trẻ gặp
phải, hãy cho con cơ hội được tự mình giải quyết. “Đừng nhân danh tình yêu của cha mẹ để kiểm soát và quản thúc con.”
Ví dụ
như khi con bà lần đầu đi cắm trại, vốn dĩ bà muốn giúp con chuẩn bị
những thứ cần thiết, không ngờ hàng xóm Israel lại khuyên bà dừng lại,
để con tự chuẩn bị, còn bà là người giám sát. Các con của bà không chỉ
không trách bà mà ngược lại còn rất hứng thú.
Người
làm cha mẹ hãy lùi lại một bước để các con độc lập đối diện với khó khăn
và thử thách, có vậy trẻ mới có cơ hội rèn luyện khả năng để bay cao
bay xa.
Thanh Vân (Từ trithucvn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét