Xếp top 1 trong 10 loại ung thư
thường gặp ở cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, ung thư
phổi cướp đi tính mạng của hơn 1,3 triệu người mỗi năm.
Ung thư phổi là căn bệnh do xảy ra sự
bất thường hoặc đột biến một số tế bào phổi. Các tế bào bất thường có
thể gặp ở phế quản hoặc mô phổi.
Khác với các bệnh ung thư khác, ung thư
phổi không có bất cứ dấu hiệu hay đau đớn nào ở giai đoạn sớm. Khối u
tại phổi thường nằm sâu, tồn tại trong phổi hàng chục năm và âm thầm
phát triển.
Do dấu hiệu mờ nhạt và không rõ ràng nên
bệnh nhân thường bỏ qua và không đi khám bệnh. Điều này khiến cho bệnh
tiến triển tới di căn rồi mới phát hiện.
Các biểu hiện như ho kéo dài, ho ra máu,
đau nhói lưng ngực hoặc đôi khi có những biểu hiện không có liên quan
đến phối như đau chân, tay, gãy chân, gãy tay, buồn ngủ, làm việc không
tập trung hay thậm chí nhức đầu,… thì lúc này có thể bệnh đã trở nặng.
Nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi
Thuốc lá
Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi chính là thuốc lá. Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một điếu thuốc lá cháy có chứa tới 7.000 tạp chất và hơn 70 chất gây ung thư.
Thống kê trên thế giới có khoảng 85% số
người bị mắc ung thư phổi liên quan trực tiếp và gián tiếp đến thuốc lá.
Thói quen hút thuốc lâu dài có thể khiến các tế bào biểu mô phế quản
sinh ra vẩy trồi lên biểu mô. Theo thời gian, những vẩy ung thư biểu mô
tế bào này sẽ phát triển dần lên thành ung thư.
Mắc bệnh phổi mãn tính
Tỷ lệ ung thư phổi thường cao hơn ở các
đối tượng: những người có tiền sử mắc bệnh phổi mãn tính như bệnh lao,
bụi phổi… Thậm chí, những căn bệnh liên quan đến phổi thông thường như
viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính cũng có thể gây ra sẹo xơ trong quá
trình chữa bệnh, từ đó sinh ra vẩy tế bào trong quá trình diễn biến bệnh
và phát triển thành ung thư phổi.
Ô nhiễm không khí
Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới bệnh ung
thư phổi. Các yếu tố môi trường sống và làm việc như thường xuyên phải
tiếp xúc với khói bụi (bụi amiăng, bụi công nghiệp, khói bụi…), hoá
chất, khí đốt độc hại hoặc những công việc phải tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than… lại càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Bên cạnh đó, những người có công việc
phải tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium
và các chất phóng xạ cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi bất kỳ lúc nào.
Yếu tố di truyền
Phổi là bệnh không lây trực tiếp từ
người sang người nhưng có di truyền. Tuy nhiên tỷ lệ do di truyền chỉ
chiếm 2%. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như sinh sống làm việc ở nơi
có nhiễm hóa chất, hít nhiều bụi amiang, hút thuốc lá thụ động, sốt viêm
nhiễm liên quan tới phổi, hen suyễn kéo dài.
Ngoài ra, những người có chức năng miễn
dịch kém thường không có sức đề kháng cao, từ đó làm giảm hoạt động trao
đổi chất, gây rối loạn nội tiết tố và có khả năng dẫn đến các bệnh về
phổi.
X-quang phổi bình thường, vẫn có thể ung thư
Bệnh ung thư phổi phát hiện giai đoạn
sớm, khả năng chữa khỏi lên tới 70 – 80%. Vậy nên việc tầm soát ung thư
phổi rất quan trọng.
Với các bệnh nhân khi đến khám bệnh thường sử dụng phương pháp cơ bản để kiểm tra phổi là chụp X-quang phổi thẳng, tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự
có hiệu quả cao. Bởi có nhiều trường hợp kết quả chụp X-quang không có
gì bất thường nhưng vẫn có khả năng bị ung thư phổi do những tổn thương
mới hình thành còn nhỏ hoặc ở những nơi kín đáo.
Phòng ngừa
Việc đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá, tránh xa làn khói thuốc xung quanh.
Vận động thể lực kể cả hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần một tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
Hãy ăn đa dạng loại rau và nhiều màu sắc như súp lơ, rau chân vịt, hành,
táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh mà
còn rất tốt cho bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim
mạch vành…
Công nhân làm việc trong môi trường rò
rỉ hóa chất phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc
giảm tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.
Minh Nguyên th
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét