Cùng bạn,
Sonnet d'Arvers là một bài thơ nổi tiếng của Félix Arvers mà năm 1940 nhà văn Khái Hưng đã dịch thật tài tình với đề tựa "Tình Tuyệt Vọng". Bài thơ hay đến đổi khiến người đọc tưởng chừng như đây là một sáng tác của ông hơn là một bài thơ dịch. Tôi nghĩ chúng ta những ai thế hệ cỡ 60 - 70 tuổi không ai là không biết bài thơ tình bất hủ nầy. Thuở còn ở Trung Học tụi tôi say mê bài thơ nầy, chép lại và truyền tay cho nhau thưởng thức ngâm nga. Sau đó thì có nhìều nhà thơ tiếp tục dịch nhưng cũng không gây cảm xúc nhiều bằng bài thơ của Khái Hưng. Bây giờ khi đọc lại bài thơ nầy tôi vẫn còn cảm xúc lâng lâng. Thôi thì hãy trải cảm xúc của mình qua mấy vần thử xem ra sao vì mối tình câm đẹp quá của Arvers.
Xin chuyển đến qúy bạn bài thơ dịch của tôi (trong cố gắng đi gần sát ý của tác giả) cùng bài dịch của bậc tiền bối Khái Hưng và của nhà thơ Hoàng Nguyên Chương để bạn đọc chơi khuây khỏa cuối tuần.
Thân mến,
Mailoc
Le Sonnet
Félix Arvers
« Mon âme a son secret, ma vie a son mystère:
Un amour éternel en un moment conçu.
Le mal est sans espoir, aussi j'ai dû le taire,
Et celle qui l'a fait n'en a jamais rien su.
Un amour éternel en un moment conçu.
Le mal est sans espoir, aussi j'ai dû le taire,
Et celle qui l'a fait n'en a jamais rien su.
Hélas! J'aurai passé près d'elle inaperçu,
Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire,
Et j'aurai jusqu'au bout fait mon temps sur la terre,
N'osant rien demander et n'ayant rien reçu.
Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire,
Et j'aurai jusqu'au bout fait mon temps sur la terre,
N'osant rien demander et n'ayant rien reçu.
Pour elle, quoique Dieu l'ait faite douce et tendre,
Elle ira son chemin, distraite, et sans entendre
Ce murmure d'amour élevé sur ses pas;
Elle ira son chemin, distraite, et sans entendre
Ce murmure d'amour élevé sur ses pas;
À l'austère devoir pieusement fidèle,
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d'elle:
«Quelle est donc cette femme?» et ne comprendra pas.»
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d'elle:
«Quelle est donc cette femme?» et ne comprendra pas.»
Bản dịch của Mai Lộc:
Tình Thầm Kín
Chôn bí mật, một đời ta u uẩn,
Gặp một lần, tình vương vấn muôn niên.
Nỗi thảm sầu tuyệt vọng cứ triền miên,
Người gieo thảm lại hồn nhiên chẳng thấu.
Ôi ! Buồn tủi, cạnh người, người không thấy,
Mãi bên người sao ôm lấy cô đơn!
Cho dẫu ta đi trọn cả cuộc đời,
Cũng chẳng dám một lời xin hay nhận.
Người khả ái dịu hiền Trời ban phận,
Bước đường trần người hờ hững không hay
Tiếng thì thầm dưới gót khối tình ai.
Ôi tiết liệt! Đẹp thay đời đức hạnh.
Rồi có lúc đọc thơ, lòng người chạnh,
Những vần thơ sầu quạnh viết về mình.
Vẫn ngây ngô người se sẻ hỏi lòng
“Nàng nào vậy? Thật tình ta không hiểu."
Mailoc thoát dịch
9-25-18
Tình Câm
( Song thất lục bát )
Hồn bí mật, đời ta uẩn khúc,
Khối tình si giây phút, muôn niên.
Khổ đau câm lặng triền miên,
Mà người gieo khổ hồn nhiên biết gì!
Người chẳng thấy ta đi bên cạnh,
Vẫn cô đơn sầu quạnh bên người.
Dẫu ta đi tận cuộc đời,
Âm thầm, chẳng dám ngỏ lời yêu thương.
Người khả ái Trời dường ân sủng
Bước đường trần hờ hững không hay
Xéo giày dưới gót tình ai?
Chao ôi! Tiết liệt đẹp thay hạnh người!
Bùi ngùi đọc những lời bi thiết,
Những vần thơ toàn viết về mình.
Ngây ngô người sẽ hỏi lòng
“Nàng nào? Chẳng hiểu người tình trong thơ."
Mailoc phỏng dịch
9-28-18
* Chú thích:
Bài thơ “Un Scret”(Điều bí mật) là một bài thơ Sonnet kiểu Ý do Feslix Arvers sáng tác, nó vốn không có đầu đề. Sau này vì nó quá nổi tiếng nên giới văn học đặt cho nó cái tên là “Un Secret” hoặc thường gọi là “Sonnet d’Arvers” (Bài Sonnet của Arvers). Bài thơ này được trích trong tập “Mes heures perdues” (Thời gian đánh mất, có người dịch là “Những giờ uổng phí”). Đây là bài thơ nổi tiếng duy nhất của ông và văn học Pháp đã xem Arvers là “Nhà thơ của một bài thơ duy nhất”.
Dư luận thời ấy đã phỏng đoán người phụ nữ trong thơ mà ông đã mang mối tình tuyệt vọng chính là cô Marie Nordier, con của ông Charles Nodier (1780 – 1844) - một nhà văn và là Viện sĩ Hàn Lâm Pháp. Ông này đứng đầu một văn đoàn thuộc trường phái lãng mạn, thường tổ chức bình thơ tại thư viện Arsenal, quy tụ nhiều nhà thơ nổi tiếng đương thời như Victor Huygo, Lamartine, Alfred de Vigny, Alfred de Musset. v.v... trong đó có Félix Arvers. Cô Marie lại làm thư ký cho hội này. Cô có chồng vào năm 1833 và trở thành bà Marie Mennessier Nodier. Có lẽ Arvers đã quen và yêu cô với một mối tình đơn phương trong các thời gian kể trên.
Bài thơ trên được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở Việt Nam nó được Khái Hưng dịch ra lần đầu tiên trong một truyện ngắn có trước năm 1940, bản dịch này đã gây được tiếng vang vì lối dịch tài hoa, làm bài thơ giống như sáng tác bằng tiếng Việt chứ không phải là thơ dịch. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến ngược lại... Từ ấy đến nay, đã có nhiều người dịch bài Sonnet trên bằng nhiều thể thơ khác nhau nhưng đa phần là thơ lục bát. Theo ý kiến của các nhà phê bình, tuyển tập thì họ cho rằng “ Qua các bản dịch, có người dịch theo nghĩa, có người dịch theo lối phóng tác, hoặc kết hợp cả hai nhưng rất hiếm bài sát nghĩa trọn vẹn , thậm chí có bài mà số câu, số khổ lại trái nghĩa so với nguyên tác”... Biết khó như vậy nhưng với tinh thần yêu thơ, chúng tôi cũng mạnh dạn góp mặt các bản dịch của mình ở trên để giúp vui cùng bạn đọc tuy biết rằng nó khó có thể vượt qua những hạn chế đã biết.
Bài thơ “Un Scret”(Điều bí mật) là một bài thơ Sonnet kiểu Ý do Feslix Arvers sáng tác, nó vốn không có đầu đề. Sau này vì nó quá nổi tiếng nên giới văn học đặt cho nó cái tên là “Un Secret” hoặc thường gọi là “Sonnet d’Arvers” (Bài Sonnet của Arvers). Bài thơ này được trích trong tập “Mes heures perdues” (Thời gian đánh mất, có người dịch là “Những giờ uổng phí”). Đây là bài thơ nổi tiếng duy nhất của ông và văn học Pháp đã xem Arvers là “Nhà thơ của một bài thơ duy nhất”.
Dư luận thời ấy đã phỏng đoán người phụ nữ trong thơ mà ông đã mang mối tình tuyệt vọng chính là cô Marie Nordier, con của ông Charles Nodier (1780 – 1844) - một nhà văn và là Viện sĩ Hàn Lâm Pháp. Ông này đứng đầu một văn đoàn thuộc trường phái lãng mạn, thường tổ chức bình thơ tại thư viện Arsenal, quy tụ nhiều nhà thơ nổi tiếng đương thời như Victor Huygo, Lamartine, Alfred de Vigny, Alfred de Musset. v.v... trong đó có Félix Arvers. Cô Marie lại làm thư ký cho hội này. Cô có chồng vào năm 1833 và trở thành bà Marie Mennessier Nodier. Có lẽ Arvers đã quen và yêu cô với một mối tình đơn phương trong các thời gian kể trên.
Bài thơ trên được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở Việt Nam nó được Khái Hưng dịch ra lần đầu tiên trong một truyện ngắn có trước năm 1940, bản dịch này đã gây được tiếng vang vì lối dịch tài hoa, làm bài thơ giống như sáng tác bằng tiếng Việt chứ không phải là thơ dịch. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến ngược lại... Từ ấy đến nay, đã có nhiều người dịch bài Sonnet trên bằng nhiều thể thơ khác nhau nhưng đa phần là thơ lục bát. Theo ý kiến của các nhà phê bình, tuyển tập thì họ cho rằng “ Qua các bản dịch, có người dịch theo nghĩa, có người dịch theo lối phóng tác, hoặc kết hợp cả hai nhưng rất hiếm bài sát nghĩa trọn vẹn , thậm chí có bài mà số câu, số khổ lại trái nghĩa so với nguyên tác”... Biết khó như vậy nhưng với tinh thần yêu thơ, chúng tôi cũng mạnh dạn góp mặt các bản dịch của mình ở trên để giúp vui cùng bạn đọc tuy biết rằng nó khó có thể vượt qua những hạn chế đã biết.
( Hoàng Nguyên Chương )
Tình Tuyệt Vọng
Tác giả: Khái Hưng
Lòng ta chôn một khối tình,
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu.
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu,
Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Hỡi ơi, người đó ta đây,
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân?
Dẫu ta đi trọn đường trần,
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi?
Người dù ngọc nói hoa cười,
Nhìn ta như thể nhìn người không quen.
Đường đời lặng lẽ bước tiên,
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình.
Một niềm tiết liệt đoan trinh,
Xem thơ nào biết có mình ở trong.
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng:
"Người đâu ta ở mấy dòng thơ đây?"
Arvers Sonnet d'Arvers
Khái Hưng dịch
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu.
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu,
Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Hỡi ơi, người đó ta đây,
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân?
Dẫu ta đi trọn đường trần,
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi?
Người dù ngọc nói hoa cười,
Nhìn ta như thể nhìn người không quen.
Đường đời lặng lẽ bước tiên,
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình.
Một niềm tiết liệt đoan trinh,
Xem thơ nào biết có mình ở trong.
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng:
"Người đâu ta ở mấy dòng thơ đây?"
Arvers Sonnet d'Arvers
Khái Hưng dịch
Dịch thơ:
+ Bản dịch 1:
ĐIỀU BÍ MẬT
(Bài Sonnet của Arvers)
Tôi chôn bí mật vào tim.
Mối tình vĩnh cửu lặng im với người.
Nỗi đau tuyệt vọng không lời.
Lòng hoa đâu rõ tơ trời oái ăm.
Tôi qua, nàng chẳng để tâm.
Bên người trong mộng vẫn thầm đơn côi.
Đành mang theo suốt cõi đời.
Nào mong dám nhận được lời yêu thương.
Diệu hiền, trời để sắc hương.
Sao nàng lơ đãng trên đường lặng câm.
Không nghe dẫm đạp dưới chân.
Tình yêu lên tiếng thì thầm xót xa.
Dẫu rằng bướm lượn đường hoa.
Nàng luôn giữ phận đàn bà tiết trinh.
Đọc thơ u uẩn về mình.
Nàng cho: “Ai đó?”, nỗi tình nào hay!
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch
+ Bản dịch 2:
ĐIỀU BÍ MẬT
(Bài Sonnet của Arvers)
Tâm hồn tôi suốt đời mang bí mật.
Một tình yêu bỗng chốc hóa thiên thu.
Tình tuyệt vọng nên tôi đành câm nín.
Người gây ra nào hay nỗi thảm sầu!
Ôi! Tôi đi qua, nàng vẫn không để ý.
Ở cạnh nàng mà tôi vẫn cô đơn.
Đành chôn kín suốt thời gian cõi thế.
Không cầu xin, không dám nhận gì hơn.
Dù trời ban vẻ dịu dàng quyến rũ.
Trên đường đi, nàng lơ đãng vô tâm.
Không nghe được tình yêu theo mỗi bước thì thầm.
Với bổn phận giữ đoan trang, chung thủy .
Thơ về mình, nàng xem không suy nghĩ.
Hỏi: “Ai đây?” và chẳng hiểu gì hơn!...
+ Bản dịch 1:
ĐIỀU BÍ MẬT
(Bài Sonnet của Arvers)
Tôi chôn bí mật vào tim.
Mối tình vĩnh cửu lặng im với người.
Nỗi đau tuyệt vọng không lời.
Lòng hoa đâu rõ tơ trời oái ăm.
Tôi qua, nàng chẳng để tâm.
Bên người trong mộng vẫn thầm đơn côi.
Đành mang theo suốt cõi đời.
Nào mong dám nhận được lời yêu thương.
Diệu hiền, trời để sắc hương.
Sao nàng lơ đãng trên đường lặng câm.
Không nghe dẫm đạp dưới chân.
Tình yêu lên tiếng thì thầm xót xa.
Dẫu rằng bướm lượn đường hoa.
Nàng luôn giữ phận đàn bà tiết trinh.
Đọc thơ u uẩn về mình.
Nàng cho: “Ai đó?”, nỗi tình nào hay!
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch
+ Bản dịch 2:
ĐIỀU BÍ MẬT
(Bài Sonnet của Arvers)
Tâm hồn tôi suốt đời mang bí mật.
Một tình yêu bỗng chốc hóa thiên thu.
Tình tuyệt vọng nên tôi đành câm nín.
Người gây ra nào hay nỗi thảm sầu!
Ôi! Tôi đi qua, nàng vẫn không để ý.
Ở cạnh nàng mà tôi vẫn cô đơn.
Đành chôn kín suốt thời gian cõi thế.
Không cầu xin, không dám nhận gì hơn.
Dù trời ban vẻ dịu dàng quyến rũ.
Trên đường đi, nàng lơ đãng vô tâm.
Không nghe được tình yêu theo mỗi bước thì thầm.
Với bổn phận giữ đoan trang, chung thủy .
Thơ về mình, nàng xem không suy nghĩ.
Hỏi: “Ai đây?” và chẳng hiểu gì hơn!...
HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch
Một Tình Yêu Phong Kín
Phong kín tình yêu thảm một đời
Nhìn ai vương vấn khổ chơi vơi
Thầm thương sắc đẹp ai nào biết
Trộm nhớ người dưng kẻ nghẹn lời
Gặp mặt sao lơ là chẳng ngó
Bên nhau mà cảm thấy xa vời
Vô duyên trách phận cô đơn mãi
Ai dám tỏ lòng với bạn ơi
Khả ái làm sao Thượng Đế ban
Ai hay hờ hững bước gian nan
Thì thầm dưới gót tình yêu nặng
Tiết liệt trên đời đức hạnh ngoan
Chạnh đọc câu thơ mà chửa thấu
Bâng khuâng lời lại viết về nàng
Hỏi lòng ai đó không suy nghĩ
Ngơ ngẩn vô tình mới dở dang !
Mai Xuân Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét