25 năm cống hiến trong ngành
giáo dục, từ một giáo viên trung học, rồi đến giảng viên đại học, và
hiện tại là hiệu trưởng của một trường phổ thông công lập tại quận
Coorg, bang Karnataka thuộc miền nam Ấn Độ, kinh nghiệm giảng dạy của
nhà giáo Pradeep Kumar C.N. được ví như một cuốn sách quý, trong đó mỗi
chương là một bài học thú vị được ông tâm huyết đúc kết cho sự nghiệp
trồng người.
Sinh ra
trong một gia đình lao động thuần tuý, bố làm thợ may, mẹ là nội trợ,
ngay từ nhỏ Pradeep Kumar C.N. đã thừa hưởng được đức tính chịu thương
chịu khó, biết chăm lo cho người khác. Trong một dịp phỏng vấn của ông
với Đài truyền hình Tân Đường Nhân Ấn Độ ông bộc bạch: “Từ bé, chứng
kiến cảnh cha mẹ lam lũ, vất vả nuôi tôi ăn học, tôi luôn tự nhủ lớn lên
nhất định phải làm điều gì đó thật sự có ích để cha mẹ có thể tự hào về
tôi”.
Tốt
nghiệp Thạc sỹ Khoa học Tự nhiên vào năm 1992, từ đó đến nay, ông dành
trọn thời gian và công sức cống hiến trong ngành giáo dục. Là cán bộ
chuyên trách, Pradeep
có dịp đào tạo nhiều lượt giáo viên từ cấp cơ sở thuộc địa bàn các
quận. Các chủ đề đào tạo tương đối đa dạng, nhưng mục tiêu trọng điểm
nhằm xây dựng một hệ thống quy chuẩn đạo đức trong công tác giáo dục.
“Vào
thời điểm ấy tôi rất lúng túng”, ông nói. “Bộ giáo dục ra chỉ thị cho
chúng tôi giảng dạy đạo đức cho học sinh, nhưng tôi thực sự không tin
rằng một vài giờ giảng dạy trên lớp có thể đem đến bất kỳ thay đổi nào
trong hành vi của bất cứ ai. Không có tiêu chuẩn ước thúc đạo đức tự thân, một vài tiết học đạo đức trên lớp sẽ chỉ mang tính hình thức.
Tôi luôn suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của cuộc sống là gì và giá trị đạo
đức cốt lõi mà xã hội chúng ta đang hướng đến nằm ở đâu”.
Dường
như mọi mối băn khoăn của vị lãnh đạo này chỉ được hóa giải sau khi dự
một khoá đào tạo cho các giáo viên ở thị trấn Srinivasapur Nam Ấn vào
tháng 9 năm 2005. Chương trình đào tạo được tổ chức tại trường
Byraveshwara dành cho 55 giáo viên đến từ các trường phổ thông trung học
và cơ sở trong khu vực, nội dung nhằm giới thiệu phương pháp giáo dục
đạo đức và tinh thần trong nhà trường. Tuy nhiên, điều đặc biệt là,
những kiến thức mà ông và các giáo viên thực sự cần lại không nằm trong
khuôn khổ giáo trình của chương trình đào tạo.
Pradeep
kể lại: “Hiệu trưởng trường Byraveshwara đã giới thiệu với tôi một
phương pháp thiền định có tên là Pháp Luân Công và những lợi ích mà các
học sinh của ông đã thu được từ việc thực hành môn Pháp này. Vị hiệu
trưởng cho biết các học trò của ông đáp ứng tích cực hơn, tập trung hơn
vào các bài giảng trên lớp nhờ hàng ngày thực hành các bài công pháp của
Pháp Luân Công. Tôi đã rất ấn tượng bởi cuộc trò chuyện với ông, và cảm
thấy có điều gì đó hết sức đặc biệt về bộ môn này. Vì vậy, tôi đã đề
nghị ông giới thiệu Pháp Luân Công cho cả các giáo viên tham gia khóa
đào tạo”.
“Tôi
cùng học 5 bài công Pháp với các giáo viên, và thật kỳ lạ, những động
tác chậm rãi khoan thai được thực hiện trong nhạc nền luyện công nhẹ
nhàng khiến tôi rất xúc động. Bấy lâu nay tôi vẫn luôn tìm kiếm cho mình
một phương pháp rèn luyện thân thể và tu dưỡng tâm tính. Bởi tôi hiểu
được chỉ có tu dưỡng tâm tính, trau dồi đạo đức, mới khiến con người
thực sự có giá trị và mang lại những giá trị cao đẹp cho xã hội. Các bài
công Pháp của Pháp Luân Đại Pháp khiến tôi có cảm giác cuối cùng thì
tôi đã có được món quà quý giá đó”, ông nói thêm.
Sau khi
được đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tìm thấy mọi lời giải cho những băn
khoăn trăn trở của mình trong cuộc sống, chấn động bởi các nguyên lý
đạo đức uyên thâm mà vô cùng giản dị của Pháp Luân Đại Pháp, Pradeep
nhanh chóng chia sẻ niềm hạnh phúc mà ông có được với các thành viên
trong gia đình, những người mà ông yêu thương nhất. Vợ, mẹ và con gái
ông cũng trải nghiệm được sự bình an nội tâm sau khi thực hành các bài
công pháp, kể từ đó cả gia đình ông đều bước vào tu luyện Pháp Luân Đại
Pháp.
Pradeep
không chỉ hạnh phúc khi cuối cùng đã tìm được ý nghĩa chân chính của
cuộc đời, ông còn cảm nhận rõ ràng những lợi ích không thể phủ nhận về
sức khỏe thể chất và tinh thần sau chỉ hơn một tháng thực hành các bài
công Pháp và đọc sách Chuyển Pháp Luân.
“Là
một hiệu trưởng, tôi thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều áp lực, nhờ
việc thực hành các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp,
tôi đã biết tìm mâu thuẫn trong chính bản thân mình, đặt tâm hơn trong
nỗ lực cải biến bản thân, không còn xu hướng muốn thay đổi người khác.
Những nguyên lý chân chính về Được và Mất, Đức và Nghiệp trong cuốn sách
đã một cách hết sức tự nhiên giúp tôi trở nên chân thật hơn, thiện
lương hơn, dung nhẫn hơn trong từng ý niệm, lời nói và hành vi. Các mâu
thuẫn, khúc mắc trong công việc nhờ vậy dễ dàng được hóa giải. Năm bài
công Pháp nhẹ nhàng lại giúp tôi tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Tôi thực
sự hạnh phúc vì giờ đây, tôi đã có được sức mạnh tiềm ẩn vô hạn để hoàn
thành tốt tất cả các nhiệm vụ – đó chính là một bộ tiêu chuẩn đạo đức
thuần tịnh nhất mà tôi luôn mong muốn tìm được cho bản thân mình, cho
gia đình, và cho tất cả học sinh và nhân viên của tôi. Thật kỳ diệu”, ông chia sẻ.
Khi lần
đầu tiên nghe về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc,
ông đã bị sốc, bởi không có cách nào đủ thuyết phục để hiểu vì sao chính
quyền của một quốc gia lại ngăn cản, thậm chí cấm những người dân của
họ sống khỏe mạnh hơn, thiện lương hơn nhờ thực hành các nguyên lý đạo
đức Chân Thiện Nhẫn. Là người trực tiếp thu nhận được những lợi ích kỳ
diệu từ Pháp Luân Đại Pháp, ông quyết định tự đi tìm lời giải đáp.
Ông lên tiếng:
“Chính quyền cộng sản Trung Quốc, theo chủ nghĩa vô thần, không có khái
niệm về sự ước thúc đạo đức tự thân, tiến hành một cuộc bức hại bất hợp
pháp và vô nhân tính nhất trong lịch sử loài người từ ngày 20 tháng 7
năm 1999. Kể từ đó đến nay, vô số học viên vô tội ở Trung Quốc đã bị
bắt giữ và giết hại. Sự thật về cuộc bức hại vẫn đang bị chính quyền
Trung Quốc che giấu. Hàng ngày hàng ngàn học viên kiên định với đức tin
của mình vẫn đang bị tra tấn trong các nhà tù ở Trung Quốc. Là một học
viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi tự thấy mình có trách nhiệm phải nói lên sự
thật, phải kể cho nhiều người hơn về những lợi ích mà môn Pháp mang
lại, để mọi người có cơ hội tiếp cận và cũng được học Pháp Luân Đại
Pháp. Đó là lý do vì sao tôi dành rất nhiều thời gian đến các trường học
để truyền đi thông điệp này”.
Giờ đây
mỗi ngày với Pradeep, như một trang mới của cuốn sách cuộc đời, ông đối
diện và giải quyết mọi việc với tâm thái của một người có đạo.
“Món
quà quý giá nhất mà tôi nhận được từ khi bắt đầu thực hành Pháp Luân
Đại Pháp chính là khả năng quy chính từng suy nghĩ, ý niệm. Kết quả của
quá trình này mang đến cho tôi một tâm thức thuần khiết. Khi ta giữ được
tâm thái thanh tịnh, vô tư vô ngã, ta sẽ biết cách đối diện với mọi vấn
đề một cách đúng đắn, như một người trượng nghĩa. Đây là món quà tuyệt
vời nhất trong cuộc đời mà tôi sẽ mãi mãi trân quý và tiếp tục chia sẻ
với tất cả học sinh của mình”. Ông kết thúc câu chuyện với ánh mắt lấp lánh niềm vui và nụ cười thật ấm.
Theo NTD Ấn Độ
An Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét