Ở nước ta thuở trước, guồng máy chính quyền quân chủ có “lục Bộ”.
Ấy là 6 Bộ: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công.
Còn Bộ Học – tương tự Bộ Giáo dục hiện nay – thì sao?
Như thế, trong cơ chế “lục Bộ” không có Bộ Học. Việc đào tạo trí thức cùng tuyển chọn hiền tài thông qua hệ thống giáo dục và thi cử trải suốt bao triều đại đều được Bộ Lễ kiêm nhiệm. Tuy nhiên, viết về thời quân chủ, thỉnh thoảng sách báo vẫn nhắc “Bộ Học” với “Thượng thư Bộ Học” lẫn “Tham tri Bộ Học”. Vậy Bộ Học ra đời vào thời gian nào?
Sách Địa danh thành phố Huế do Trần Thanh Tâm và Huỳnh Đình Kết hợp soạn (NXB Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội, 2001, tr. 339) nêu: “Bộ Học thành lập thời Bảo Đại sau khi bỏ Bộ Binh vào năm 1932”.
Thông tin như thế hoàn toàn thiếu chuẩn xác!
Thực tế, Bộ Học chính thức xuất hiện năm Đinh Mùi 1907 sau khi vua Duy Tân vừa lên ngôi.
Theo cuốn Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 – 1918 của Dương Kinh Quốc (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1999, tr. 303 – 304) thì ngày 8-3-1906, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết lập Hội đồng Hoàn thiện nền giáo dục bản xứ (Conseil de Perfectionnement de l’Enseignement indigène); ngày 16-5-1906 lại ra nghị định cho thành lập tại Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Campuchia và Lào, mỗi nơi một Hội đồng riêng để “nghiên cứu các vấn đề giáo dục có liên quan đến riêng từng nơi một”; ngày 30-10-1906, Pháp ra tiếp nghị định về “thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp Việt ở Trung kỳ”. Tiếc thay, cuốn sử biên niên này quên hẳn sự kiện quan trọng là Bộ Học xuất hiện! Sự kiện lịch sử đáng kể đó có thể tìm thấy trong vài tài liệu khác. Như tập Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu của Nguyễn Bá Trác (Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành, Sài Gòn, 1963, tr. 358) cho hay rằng đầu năm 1907, triều đình Huế cử hai đại thần Cao Xuân Dục và Huỳnh Côn cầm đầu phái đoàn vào Nam kỳ để “bàn nghị học chính” với Pháp, đến cuối năm thì về Huế và ngay sau đó “thiết lập Bộ Học”. Tập 1 Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa xuất bản, Hà Nội, 1995, tr. 261) cũng viết về Bộ Học: “Cơ quan nhà nước của triều đình nhà Nguyễn thời thuộc Pháp, chuyên coi việc học hành, thi cử. Được tách ra từ Bộ Lễ vào năm 1907, thời vua Duy Tân”.
Cuộc cải tổ Nam triều năm Quý Dậu 1933 gây xôn xao dư luận thời bấy giờ – đặc biệt là việc nhà vua quyết định bãi nhiệm chức Thượng thư đối với 5 đại thần cùng lúc, gồm: Nguyễn Hữu Bài (Bộ Lại), Tôn Thất Đàn (Bộ Hình), Phạm Liệu (Bộ Binh), Võ Liêm (Bộ Lễ), Vương Tử Đại (Bộ Công). Mãi tới nay, vụ việc đó vẫn được người Việt Nam truyền tụng khá chi tiết qua bài thơ sử dụng lối chơi chữ đồng âm độc đáo:
Năm cụ khi không rớt cái ình!
Đất bằng sóng dậy xứ Thần Kinh.
Bài không đeo nữa, xin dâng lại,
Đàn nỏ nghe ai, khéo dở hình.
Liệu thế không xong binh chẳng được,
Liêm đành giữ tiếng lễ đừng rinh.
Công danh thôi thế là hưu hĩ,
Đại sự xin nhường lớp hậu sinh.
Viết sách Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn (NXB Thuận Hoá, Huế, 1990, tr. 215), Phạm Khắc Hoè – từng làm Đổng lý ngự tiền văn phòng cho vua Bảo Đại – nhận định rằng vụ việc đó chính là “cuộc cải cách lớn nhất trong triều đình Huế” và bài thơ vừa dẫn là “bài thơ Đường luật khá đặc sắc mà lúc bấy giờ không ai dám nhận là tác giả”. Vài tài liệu ấn hành sau này đã khẳng định tác giả bài thơ là Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn (1897 – 1947).
“Lớp hậu sinh” mà vua Bảo Đại bổ dụng làm tân thượng thư hồi ấy gồm 5 nhân vật: Thái Văn Toản, Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn. Về nhân vật Phạm Quỳnh, đích thân cựu hoàng Bảo Đại nêu nhận xét trong hồi ký Le Dragon d’Annam (NXB Plon, Paris, 1980) – bản dịch sang Việt ngữ mang nhan đề Con rồng An Nam (Nguyễn Phước tộc xuất bản, California 1990, tr. 90) – như sau: “Để trẻ trung guồng máy quan lại, lấy những người mới, chính cụ Charles đã gợi ý tôi thay cụ Bài bằng Phạm Quỳnh. Tôi cho vời ông này tới và cho ông ta biết ý định canh tân đất nước bằng lớp người trẻ. Phạm Quỳnh là người Bắc, tự học, viết văn, làm báo, mới có 35 tuổi. Rất thành thực, ông ta trình bày lập trường của ông ta rất phù hợp với tôi. Tôi liền phong ông ta vào chức Đổng lý ngự tiền văn phòng, hàm Thượng thư. Đó là lần đầu tiên một người chưa từng có quan chức gì được làm Thượng thư ở triều đình Huế.”
Phạm Quỳnh (1892 – 1945) dạo ấy tuy “chưa từng có quan chức gì” song đã vang danh gần xa là chủ bút tạp chí Nam Phong từ năm 1917. Năm 1933, theo chỉ dụ số 29 của vua Bảo Đại, Phạm Quỳnh trở thành Thượng thư Bộ Học đúng thời gian cơ quan này cải tên là Bộ Quốc gia Giáo dục (Ministère de l’Education nationale). Thời điểm đó, Phạm Quỳnh vượt ngưỡng “tứ thập nhi lập” rồi, chứ chẳng phải “mới có 35 tuổi” như cựu hoàng Bảo Đại nhớ nhầm!
Vốn là Hiệp biện đại học sĩ sung Tổng tài Quốc sử quán, thọ tước An Xuân Nam, Cao Xuân Dục từng làm chánh chủ khảo khoa thi Hội năm Tân Sửu 1901 và làm quan độc quyển khoa thi Đình năm Đinh Mùi 1907. Cũng năm 1907, ông cùng Thượng thư Bộ Hộ là Huỳnh Côn vào Nam kỳ “bàn nghị học chính” với Pháp xong bèn quay về Huế lập thêm Bộ Học. Triều đình cử Cao Xuân Dục làm Thượng thư Bộ mới này vào tháng 11-1907. Thượng thư họ Cao còn được sung Phụ chính đại thần, rồi được ban hàm Thái tử thiếu bảo, sau được thăng tước An Xuân Tử. Cao Xuân Dục là thân sinh của Phó bảng Cao Xuân Tiếu (1865 – 1939) và là nội tổ của giáo sư Cao Xuân Huy (1900 – 1923).
Các vị kế nhiệm Thượng thư Bộ Học là Hồ Đắc Trung (1856 – 1939) và Thân Trọng Huề (1869 – 1925). Khi Bộ Học đổi danh xưng thành Bộ Quốc gia Giáo dục vào năm 1933, Phạm Quỳnh làm Thượng thư. Cuốn Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919 – 1945 của Dương Trung Quốc (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2001, tr. 226) cho biết rằng “hạn định chức vụ Thượng thư là 3 năm” và “đến năm 1939, số lượng các Bộ tăng lên thành 7 Bộ”. Bấy giờ, Phạm Quỳnh làm Thượng thư Bộ Lại kiêm Thượng thư Bộ Quốc gia Giáo dục.
Giai đoạn từ ngày 12-5-1942 đến 19-3-1945, Trần Thanh Đạt làm Thượng thư Bộ Quốc gia Giáo dục. Trần Thanh Đạt (1891 – 1968) còn có tên Trần Công Toại, là anh cùng cha khác mẹ với hai nhà văn Trần Thanh Mại và Trần Thanh Địch. Ông Đạt cũng là phụ thân của “người lụa bến sông Hương” Trần Thị Thương Thương – “nguồn thơ bất tuyệt” cho thi sĩ tài hoa Hàn Mạc Tử (1912 – 1940) sáng tác Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội.
Tập 4 bộ sách Hỏi đáp về triều Nguyễn và Huế xưa do Nguyễn Đắc Xuân biên soạn (NXB Trẻ, TP.HCM, 2002, tr. 47 – 48) có đoạn: “Thời quân chủ nhà Nguyễn, ông Cao Xuân Dục là Thượng thư Bộ Học đầu tiên và ông Trần Thanh Đạt là người cuối cùng”. Sự thật lịch sử đúng thế chăng?
Chúng ta đều biết đêm 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương. 10 hôm sau, nội các triều Nguyễn do Phạm Quỳnh đứng đầu xin từ chức tập thể. Dĩ nhiên, trên nguyên tắc, Trần Thanh Đạt hết lãnh đạo Bộ Quốc gia Giáo dục vào thời điểm ấy, tức ngày 19-3-1945 chứ không phải ngày 9-3-1945 như Nguyễn Đắc Xuân ghi nhận. Đến ngày 17-4-1945, trước sự hiện diện của đại sứ Nhật là Yokoyama, Trần Trọng Kim đệ trình vua Bảo Đại danh sách nội các mới. Nội các thân Nhật do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng; Bộ Giáo dục và Mỹ thuật được thạc sĩ toán học Hoàng Xuân Hãn điều hành. Nội các kia chỉ tồn tại tới ngày 7-8-1945. Thế cũng đủ để nói rằng tới lúc vua Bảo Đại cử hành lễ thoái vị tại Ngọ Môn ở Huế vào chiều 30-8-1945 thì trong thành phần nội các của chế độ quân chủ cuối cùng của Việt Nam, người đứng đầu Bộ Học – dù được cải tên thành Bộ Quốc gia Giáo dục hoặc Bộ Giáo dục và Mỹ thuật – chẳng phải Trần Thanh Đạt mà là Hoàng Xuân Hãn (1908 – 1996).
Trụ sở của Bộ Học thuở xưa đóng tại đâu? Địa điểm ấy toạ lạc sát vườn hoa Tôn Nhơn phủ, ở phía đông bên ngoài Hoàng thành, chỉ cách cửa Hiển Nhơn một quãng ngắn. Tài liệu La Citadelle de Hué – onomastiques (Kinh thành Huế – địa danh) do Léopold Cadière công bố trên tờ Bulletin des Amis du Vieux Hué năm 1933 cho thấy đấy vốn là phủ riêng của vua Dục Đức, sau Viện Cơ Mật dùng làm nơi hội họp, đến đời vua Thành Thái thì chuyển nên trường Tôn Học (dạy các hoàng tử và công tử, công tôn). Đầu đời vua Duy Tân, chỗ ấy chính là văn phòng Bộ Học.
Trụ sở Bộ Học được cải dụng làm trường trung học Thành Nội từ năm 1955 tới năm 1957. Trường Thành Nội sau đó chuyển tên là trường Hàm Nghi. Kế tiếp, nơi ấy trở thành Nha Học chánh Trung phần. Hiện nay, đấy là Công ty Sách và thiết bị trường học Thừa Thiên – Huế, ven đường Hàn Thuyên. Tại nơi này, dấu tích dễ nhận ra là cổng vòm xây vẫn lưu 4 chữ Hán: 學 部 堂 門Học Bộ đường môn.
Chỉ tồn tại non 4 thập niên vào nửa đầu thế kỷ XX, Bộ Học của nước ta thời quân chủ vẫn còn lắm vấn đề mà hậu thế mong muốn tìm hiểu – nhất là những ai hằng quan tâm đến truyền thống giáo dục Việt Nam.
Phanxipăng
Đã đăng Thế Giới Mới 503 (9-9-2002)
Đăng lại từ bài viết cùng tên trên tạp chí Chim Việt Cành Nam (chimviet.free.fr)
Ấy là 6 Bộ: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công.
Còn Bộ Học – tương tự Bộ Giáo dục hiện nay – thì sao?
Bộ Học chính thức xuất hiện lúc nào?
Nội các triều đình quân chủ Việt Nam tổ chức guồng máy hành chính có “lục Bộ” từ bao giờ? Năm Kỷ Mão 1459, triều Lê sơ, niên hiệu Thiên Hưng, vua Lê Nghi Dân lần đầu tiên thiết lập đủ “lục Bộ” gồm: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công. Kế tiếp, vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đặt chức Thượng thư – tương đương chức Bộ trưởng bây giờ – đứng đầu 6 Bộ với hàm tòng nhị phẩm.Như thế, trong cơ chế “lục Bộ” không có Bộ Học. Việc đào tạo trí thức cùng tuyển chọn hiền tài thông qua hệ thống giáo dục và thi cử trải suốt bao triều đại đều được Bộ Lễ kiêm nhiệm. Tuy nhiên, viết về thời quân chủ, thỉnh thoảng sách báo vẫn nhắc “Bộ Học” với “Thượng thư Bộ Học” lẫn “Tham tri Bộ Học”. Vậy Bộ Học ra đời vào thời gian nào?
Sách Địa danh thành phố Huế do Trần Thanh Tâm và Huỳnh Đình Kết hợp soạn (NXB Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội, 2001, tr. 339) nêu: “Bộ Học thành lập thời Bảo Đại sau khi bỏ Bộ Binh vào năm 1932”.
Thông tin như thế hoàn toàn thiếu chuẩn xác!
Thực tế, Bộ Học chính thức xuất hiện năm Đinh Mùi 1907 sau khi vua Duy Tân vừa lên ngôi.
Theo cuốn Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 – 1918 của Dương Kinh Quốc (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1999, tr. 303 – 304) thì ngày 8-3-1906, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết lập Hội đồng Hoàn thiện nền giáo dục bản xứ (Conseil de Perfectionnement de l’Enseignement indigène); ngày 16-5-1906 lại ra nghị định cho thành lập tại Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Campuchia và Lào, mỗi nơi một Hội đồng riêng để “nghiên cứu các vấn đề giáo dục có liên quan đến riêng từng nơi một”; ngày 30-10-1906, Pháp ra tiếp nghị định về “thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp Việt ở Trung kỳ”. Tiếc thay, cuốn sử biên niên này quên hẳn sự kiện quan trọng là Bộ Học xuất hiện! Sự kiện lịch sử đáng kể đó có thể tìm thấy trong vài tài liệu khác. Như tập Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu của Nguyễn Bá Trác (Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành, Sài Gòn, 1963, tr. 358) cho hay rằng đầu năm 1907, triều đình Huế cử hai đại thần Cao Xuân Dục và Huỳnh Côn cầm đầu phái đoàn vào Nam kỳ để “bàn nghị học chính” với Pháp, đến cuối năm thì về Huế và ngay sau đó “thiết lập Bộ Học”. Tập 1 Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa xuất bản, Hà Nội, 1995, tr. 261) cũng viết về Bộ Học: “Cơ quan nhà nước của triều đình nhà Nguyễn thời thuộc Pháp, chuyên coi việc học hành, thi cử. Được tách ra từ Bộ Lễ vào năm 1907, thời vua Duy Tân”.
Từ Bộ Học đến Bộ Quốc gia Giáo dục
Từ điển bách khoa Việt Nam (sđd) viết tiếp về Bộ Học: “Sau cải tổ Nam triều năm 1933, Bộ Học đổi thành Bộ Quốc gia Giáo dục”. Cứ liệu nọ phù hợp với tin tức từng đăng tải trên tạp chí Nam Phong năm 1933 và gần đây được dẫn lại trong Từ điển lịch sử Thừa Thiên – Huế (NXB Thuận Hoá, Huế, 2000, tr. 385): “Ngày 7-8-1933, theo đạo dụ của vua Bảo Đại ban hành ngày 2-5-1933, Bộ Học đổi thành Bộ Quốc gia Giáo dục của Nam triều. Bộ này được giao cho Phạm Quỳnh đứng đầu. Toàn quyền Đông Dương Charles chủ toạ lễ thành lập tại Huế”.Cuộc cải tổ Nam triều năm Quý Dậu 1933 gây xôn xao dư luận thời bấy giờ – đặc biệt là việc nhà vua quyết định bãi nhiệm chức Thượng thư đối với 5 đại thần cùng lúc, gồm: Nguyễn Hữu Bài (Bộ Lại), Tôn Thất Đàn (Bộ Hình), Phạm Liệu (Bộ Binh), Võ Liêm (Bộ Lễ), Vương Tử Đại (Bộ Công). Mãi tới nay, vụ việc đó vẫn được người Việt Nam truyền tụng khá chi tiết qua bài thơ sử dụng lối chơi chữ đồng âm độc đáo:
Năm cụ khi không rớt cái ình!
Đất bằng sóng dậy xứ Thần Kinh.
Bài không đeo nữa, xin dâng lại,
Đàn nỏ nghe ai, khéo dở hình.
Liệu thế không xong binh chẳng được,
Liêm đành giữ tiếng lễ đừng rinh.
Công danh thôi thế là hưu hĩ,
Đại sự xin nhường lớp hậu sinh.
Viết sách Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn (NXB Thuận Hoá, Huế, 1990, tr. 215), Phạm Khắc Hoè – từng làm Đổng lý ngự tiền văn phòng cho vua Bảo Đại – nhận định rằng vụ việc đó chính là “cuộc cải cách lớn nhất trong triều đình Huế” và bài thơ vừa dẫn là “bài thơ Đường luật khá đặc sắc mà lúc bấy giờ không ai dám nhận là tác giả”. Vài tài liệu ấn hành sau này đã khẳng định tác giả bài thơ là Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn (1897 – 1947).
“Lớp hậu sinh” mà vua Bảo Đại bổ dụng làm tân thượng thư hồi ấy gồm 5 nhân vật: Thái Văn Toản, Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn. Về nhân vật Phạm Quỳnh, đích thân cựu hoàng Bảo Đại nêu nhận xét trong hồi ký Le Dragon d’Annam (NXB Plon, Paris, 1980) – bản dịch sang Việt ngữ mang nhan đề Con rồng An Nam (Nguyễn Phước tộc xuất bản, California 1990, tr. 90) – như sau: “Để trẻ trung guồng máy quan lại, lấy những người mới, chính cụ Charles đã gợi ý tôi thay cụ Bài bằng Phạm Quỳnh. Tôi cho vời ông này tới và cho ông ta biết ý định canh tân đất nước bằng lớp người trẻ. Phạm Quỳnh là người Bắc, tự học, viết văn, làm báo, mới có 35 tuổi. Rất thành thực, ông ta trình bày lập trường của ông ta rất phù hợp với tôi. Tôi liền phong ông ta vào chức Đổng lý ngự tiền văn phòng, hàm Thượng thư. Đó là lần đầu tiên một người chưa từng có quan chức gì được làm Thượng thư ở triều đình Huế.”
Phạm Quỳnh (1892 – 1945) dạo ấy tuy “chưa từng có quan chức gì” song đã vang danh gần xa là chủ bút tạp chí Nam Phong từ năm 1917. Năm 1933, theo chỉ dụ số 29 của vua Bảo Đại, Phạm Quỳnh trở thành Thượng thư Bộ Học đúng thời gian cơ quan này cải tên là Bộ Quốc gia Giáo dục (Ministère de l’Education nationale). Thời điểm đó, Phạm Quỳnh vượt ngưỡng “tứ thập nhi lập” rồi, chứ chẳng phải “mới có 35 tuổi” như cựu hoàng Bảo Đại nhớ nhầm!
Nhân vật và di tích liên quan
Đã xác định Bộ Học chính thức xuất hiện năm Đinh Mùi 1907. Vậy Thượng thư đầu tiên của Bộ này là ai? Chẳng ai xa lạ, đấy chính là Cao Xuân Dục (1842 – 1923).Vốn là Hiệp biện đại học sĩ sung Tổng tài Quốc sử quán, thọ tước An Xuân Nam, Cao Xuân Dục từng làm chánh chủ khảo khoa thi Hội năm Tân Sửu 1901 và làm quan độc quyển khoa thi Đình năm Đinh Mùi 1907. Cũng năm 1907, ông cùng Thượng thư Bộ Hộ là Huỳnh Côn vào Nam kỳ “bàn nghị học chính” với Pháp xong bèn quay về Huế lập thêm Bộ Học. Triều đình cử Cao Xuân Dục làm Thượng thư Bộ mới này vào tháng 11-1907. Thượng thư họ Cao còn được sung Phụ chính đại thần, rồi được ban hàm Thái tử thiếu bảo, sau được thăng tước An Xuân Tử. Cao Xuân Dục là thân sinh của Phó bảng Cao Xuân Tiếu (1865 – 1939) và là nội tổ của giáo sư Cao Xuân Huy (1900 – 1923).
Các vị kế nhiệm Thượng thư Bộ Học là Hồ Đắc Trung (1856 – 1939) và Thân Trọng Huề (1869 – 1925). Khi Bộ Học đổi danh xưng thành Bộ Quốc gia Giáo dục vào năm 1933, Phạm Quỳnh làm Thượng thư. Cuốn Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919 – 1945 của Dương Trung Quốc (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2001, tr. 226) cho biết rằng “hạn định chức vụ Thượng thư là 3 năm” và “đến năm 1939, số lượng các Bộ tăng lên thành 7 Bộ”. Bấy giờ, Phạm Quỳnh làm Thượng thư Bộ Lại kiêm Thượng thư Bộ Quốc gia Giáo dục.
Giai đoạn từ ngày 12-5-1942 đến 19-3-1945, Trần Thanh Đạt làm Thượng thư Bộ Quốc gia Giáo dục. Trần Thanh Đạt (1891 – 1968) còn có tên Trần Công Toại, là anh cùng cha khác mẹ với hai nhà văn Trần Thanh Mại và Trần Thanh Địch. Ông Đạt cũng là phụ thân của “người lụa bến sông Hương” Trần Thị Thương Thương – “nguồn thơ bất tuyệt” cho thi sĩ tài hoa Hàn Mạc Tử (1912 – 1940) sáng tác Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội.
Tập 4 bộ sách Hỏi đáp về triều Nguyễn và Huế xưa do Nguyễn Đắc Xuân biên soạn (NXB Trẻ, TP.HCM, 2002, tr. 47 – 48) có đoạn: “Thời quân chủ nhà Nguyễn, ông Cao Xuân Dục là Thượng thư Bộ Học đầu tiên và ông Trần Thanh Đạt là người cuối cùng”. Sự thật lịch sử đúng thế chăng?
Chúng ta đều biết đêm 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương. 10 hôm sau, nội các triều Nguyễn do Phạm Quỳnh đứng đầu xin từ chức tập thể. Dĩ nhiên, trên nguyên tắc, Trần Thanh Đạt hết lãnh đạo Bộ Quốc gia Giáo dục vào thời điểm ấy, tức ngày 19-3-1945 chứ không phải ngày 9-3-1945 như Nguyễn Đắc Xuân ghi nhận. Đến ngày 17-4-1945, trước sự hiện diện của đại sứ Nhật là Yokoyama, Trần Trọng Kim đệ trình vua Bảo Đại danh sách nội các mới. Nội các thân Nhật do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng; Bộ Giáo dục và Mỹ thuật được thạc sĩ toán học Hoàng Xuân Hãn điều hành. Nội các kia chỉ tồn tại tới ngày 7-8-1945. Thế cũng đủ để nói rằng tới lúc vua Bảo Đại cử hành lễ thoái vị tại Ngọ Môn ở Huế vào chiều 30-8-1945 thì trong thành phần nội các của chế độ quân chủ cuối cùng của Việt Nam, người đứng đầu Bộ Học – dù được cải tên thành Bộ Quốc gia Giáo dục hoặc Bộ Giáo dục và Mỹ thuật – chẳng phải Trần Thanh Đạt mà là Hoàng Xuân Hãn (1908 – 1996).
Trụ sở của Bộ Học thuở xưa đóng tại đâu? Địa điểm ấy toạ lạc sát vườn hoa Tôn Nhơn phủ, ở phía đông bên ngoài Hoàng thành, chỉ cách cửa Hiển Nhơn một quãng ngắn. Tài liệu La Citadelle de Hué – onomastiques (Kinh thành Huế – địa danh) do Léopold Cadière công bố trên tờ Bulletin des Amis du Vieux Hué năm 1933 cho thấy đấy vốn là phủ riêng của vua Dục Đức, sau Viện Cơ Mật dùng làm nơi hội họp, đến đời vua Thành Thái thì chuyển nên trường Tôn Học (dạy các hoàng tử và công tử, công tôn). Đầu đời vua Duy Tân, chỗ ấy chính là văn phòng Bộ Học.
Trụ sở Bộ Học được cải dụng làm trường trung học Thành Nội từ năm 1955 tới năm 1957. Trường Thành Nội sau đó chuyển tên là trường Hàm Nghi. Kế tiếp, nơi ấy trở thành Nha Học chánh Trung phần. Hiện nay, đấy là Công ty Sách và thiết bị trường học Thừa Thiên – Huế, ven đường Hàn Thuyên. Tại nơi này, dấu tích dễ nhận ra là cổng vòm xây vẫn lưu 4 chữ Hán: 學 部 堂 門Học Bộ đường môn.
Chỉ tồn tại non 4 thập niên vào nửa đầu thế kỷ XX, Bộ Học của nước ta thời quân chủ vẫn còn lắm vấn đề mà hậu thế mong muốn tìm hiểu – nhất là những ai hằng quan tâm đến truyền thống giáo dục Việt Nam.
Phanxipăng
Đã đăng Thế Giới Mới 503 (9-9-2002)
Đăng lại từ bài viết cùng tên trên tạp chí Chim Việt Cành Nam (chimviet.free.fr)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét