22 thg 4, 2017

Những hành tinh có thể tồn tại sự sống mà nhân loại đã tìm được (Từ Dân News)


Những siêu Trái Đất có thể tồn tại sự sống mà nhân loại đã tìm được sau gần 60 năm

LHS 1140b, GJ 536b, Proximab là 3 trong những siêu Trái Đất mà con người đã khám phá được trong vũ trụ bao la.

Ngày 12/4/1961, con tàu vũ trụ Vostok của Liên Xô (cũ) đưa phi hành gia Yuri Gagarin (1934 – 1968) bay vào vũ trụ, tạo dấu mốc đầu tiên trong hành trình khám phá vũ trụ không ngừng nghỉ của loài người về sau.
Gần 6 thập kỷ sau thời khắc lịch sử đó, cùng với nỗ lực phi thường của các nhà khoa học và công nghệ không ngừng cải tiến, loài người đã có rất nhiều khám phá vĩ đại trong Hệ Mặt trời và các hành tinh xa xôi ngoài vũ trụ.

Ước vọng lớn nhất của chúng ta chính là đi tìm những “ngôi nhà mới” có khả năng tồn tại và nuôi dưỡng sự sống; cũng như “kết bạn” với người ngoài Trái Đất và thu nhận những công nghệ tiên tiến từ họ.
NASA hay ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và rất nhiều cơ quan vũ trụ khác trên thế giới đều đang có những kế hoạch khổng lồ, chinh phục vũ trụ trong tương lai.
Siêu Trái Đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời có khối lượng lớn hơn Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.
Cùng nhìn lại hơn 5 thập kỷ đã qua, để xem chúng ta đã tìm được những “siêu Trái Đất” nào có khả năng nuôi dưỡng và duy trì sự sống trong tương lai cho loài người trên Trái Đất.
*Timeline được trình bày theo phát hiện “siêu Trái Đất” mới nhất của các nhà khoa học
Siêu Trái Đất LHS 1140b

Những siêu Trái Đất có thể tồn tại sự sống mà nhân loại đã tìm được sau gần 60 năm - Ảnh 4.
Ảnh: CNN
Nằm cách Trái Đất của chúng ta 39 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng bằng khoảng 9,4 nghìn tỷ km) là một siêu Trái Đất có tên LHS 1140b.
Quay quanh một ngôi sao lùn nhỏ, hành tinh mới được các nhà khoa học công bố ngày 19/4/2017này có đường kính lớn hơn Trái Đất 1,4 lần và nặng hơn hành tinh của chúng ta 7 lần.
Các nhà khoa học cho biết, rất có thể siêu Trái Đất LHS 1140b là một hành tinh đất đá và có lõi sắt dày đặc.
Ngoại hành tinh thuộc chòm sao Kình Ngư (Cetus) này được giới thiên văn học đánh giá là một nơi có khả năng nuôi dưỡng sự sống.
Do ngôi sao chủ của LHS 1140b phát ra bức xạ năng lượng thấp nên rất có thể hành tinh này đang nhận được lượng nhiệt và ánh sáng thích hợp cho sự sống.

Hành tinh thuộc Hệ Mặt trời 2.0
Những siêu Trái Đất có thể tồn tại sự sống mà nhân loại đã tìm được sau gần 60 năm - Ảnh 6.
Ảnh: NASA
Trong cuộc họp báo hồi tháng 2/2017, NASA vui mừng thông báo, kính thiên văn hồng ngoại Spitzer của NASA đã phát hiện “Hệ Mặt trời phiên bản 2.0” có 7 hành tinh kích thước giống Trái Đất quay quanh ngôi sao “mẹ” TRAPPIST-1.
Hệ Mặt trời 2.0 TRAPPIST-1 nằm cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình. Trong số 7 hành tinh này có 3 hành tinh “ứng viên” sáng giá cho sự sống tồn tại.
Mặc dù gặp phải một số trở ngại như bức xạ năng lượng từ ngôi sao “mẹ” TRAPPIST-1 cao khiến cho dạng sống nguyên thủy giống Trái Đất khó tồn tại. Song, các nhà thiên văn cho rằng, sự sống có cách thích nghi rất riêng của nó.

Siêu Trái Đất GJ 536b
Những siêu Trái Đất có thể tồn tại sự sống mà nhân loại đã tìm được sau gần 60 năm - Ảnh 8.
Ảnh: Sci-News.
Đây là siêu Trái Đất nặng gấp 5 lần Trái Đất do Viện Vật lý thiên văn Canarias (IAC) phát hiện vào tháng 11/2016.
GJ 536b quay quanh một ngôi sao lùn đỏ có tên Gliese 536, nằm cách Trái Đất của chúng ta khoảng 32 năm ánh sáng.
GJ 536b nằm trong khu vực có thể sinh sống được, nơi nó nhận đủ ánh sáng và nhiệt lượng thích hợp cho sự sống.

Siêu Trái Đất Proxima b
Những siêu Trái Đất có thể tồn tại sự sống mà nhân loại đã tìm được sau gần 60 năm - Ảnh 10.
Ảnh: CNET.
Ngày 24/8/2016, các nhà khoa học thuộc Đài thiên văn Nam Âu (ESO) công bố phát hiện “siêu Trái Đất” Proxima b, thuộc chòm sao Nhân Mã (Centaurus).
Ở khoảng cách cách Trái Đất 4,2 năm ánh sáng, Proxima b là ngoại hành tinh gần nhất Hệ Mặt trời từng được phát hiện cho đến nay.
Ngoài ra, với trọng lượng lớn hơn Trái Đất 1,27 lần, đây là siêu Trái Đất có kích thước gần giống Trái Đất nhất.
Vì nằm trong khu vực có thể sinh sống được, Proxima b được đánh giá là hành tinh có nhiệt độ và nước có thể tồn tại ở dạng lỏng, những điều kiện tốt cho sự sống hình thành và duy trì.

Siêu Trái Đất Gliese 1132b
Những siêu Trái Đất có thể tồn tại sự sống mà nhân loại đã tìm được sau gần 60 năm - Ảnh 12.
Ảnh: NASA.
Gliese 1132b (hay GJ 1132b) là một siêu Trái Đất được đài quan sát MEarth-South ở Chile phát hiện vào tháng 10/2015. Ngoại hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn đỏ này cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, ở phía nam chòm sao Thuyền Phàm (Vela).
Gliese 1132b có kích thước gấp 1,4 lần Trái Đất và khối lượng gấp 1,6 lần hành tinh của chúng ta.
Đầu tháng 4/2017, các nhà thiên văn học phát hiện khí quyển bao quanh ngoại hành tinh đất đá (nơi giới khoa học nhận định là có 70% bao phủ là silicat và 30% là sắt và một “thế giới nước”).
Khái niệm ngoại hành tinh (Extrasolar planet, hay Exoplanet) được hiểu là các hành tinh nằm ở ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.
Chúng là các hành tinh quay quanh một ngôi sao khác, hoặc trong tàn dư của sao, hoặc quanh một sao lùn nâu.
Spitzer của NASA phát hiện được 3.449 ngoại hành tinh. Trong đó, có 1.264 ngoại hành tinh băng, 1.043 ngoại hành tinh khí, 781 ngoại hành tinh tiềm năng cho sự sống, 348 ngoại hành tinh đất đá, số còn lại 13 ngoại hành tinh chưa xác định.
Nguồn SH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét