1-
Câu chuyện thứ nhất là của một bác gái đã giải thích cho quyết định chọn ” người
trăm năm ” của mình lúc ấy. Đó là một trong số những người đã bày tỏ tình cảm
với bác để xin kết hôn. Sự chọn lựa không mấy khó khăn vì người nào cũng có “
good back-ground ” như nhau. Điều khác biệt là bác trai trông vẻ to con, khỏe
mạnh hơn những người kia.
Lý
do khiến bác quyết định chọn người đàn ông to con để kết hôn cũng chỉ vì đã nghĩ
rằng, về già chắc là ông này sẽ còn đủ sức khỏe để có thể giúp đỡ cho mình nhiều
hơn.
Oái
ăm thay, thực tế đã không xảy ra như những gì mà bác đã dự tính mấy chục năm về
trước. Ngược lại, bác trai lại phải ngồi xe lăn sau cái lần bị tai biến mạch máu
não cách nay vài năm. Bà cụ vừa cười vừa lau hai dòng lệ trong đôi mắt của mình,
bà nói như nửa đùa nửa thật rằng : “mấy ông mà hồi đó bác chê là nhỏ con, bây
giờ họ vẫn còn khỏe mạnh, đi đứng bình thường. Cũng vì cái tội ham cái ông to
con cho nên bây giờ mình lại phải đẩy cái xe lăn thêm nặng ”.
2-
Câu chuyện thứ hai được kể từ một ông cụ, ở gần độ tuổi 80. Bác thú nhận rằng,
hồi đó bác quyết định chọn người phụ nữ trẻ hơn mình cả chục năm tuổi, để kết
hôn. Với ý mong là khi về già thì cụ bà vẫn còn đủ sức để chăm sóc cho ông.
Không ngờ, chưa già mà cụ bà đã mắc phải những chứng bệnh nặng, lại cần đến sự
giúp đỡ của ông rất nhiều. Bác đã trải qua những ngày tháng khổ sở để săn sóc
một người bệnh, nằm suốt trên giường. Cuối cùng, bác gái cũng đã từ giã cuộc đời
mà ra đi để bác ở lại trong cái nỗi buồn đơn lẻ.
Gần
đây, bác có về VN và gặp được một cô gái tuổi chừng ngoài 40, chịu săn sóc cho
bác. Dĩ nhiên bác phải mang nhiều tiền bạc theo về để xây nhà dựng cửa cũng như
cấp dưỡng cho người phụ nữ nầy. Bác đã gặp nhiều chống đối từ những người con.
Nhưng lòng bác đã quyết thì không có gì ngăn trở được. Có lần bác tâm sự rằng,
bác làm việc này chẳng phải vì một ham muốn gì khác ngoài ý nghĩ, bác phải cần
đến một sự chăm sóc đặc biệt ở tuổi gần đất xa trời. Bác cho biết, vì sức yếu
nên bác cần đến sự giúp đỡ trong những sinh hoạt hằng ngày.
Bác
hỏi chúng tôi rằng, nếu cần giúp để tắm rửa cho bác thì ai trong những người
con, có thể làm được điều ấy ? Bác cho biết, con trai của bác thì không giúp
được trong các việc vặt vãnh này, và chúng cũng chẳng có thì giờ để làm như vậy.
Vô lý con gái hay con dâu mà lại phải đảm trách cái chuyện ấy, dù rằng chúng có
thể sắp xếp được giờ giấc !!!
3-
Câu chuyện thứ ba, một bác trai cũng ở độ tuối gần 80. Sau khi bác gái thọ bệnh
và qua đời, bác phải sống cô độc một mình. May mắn là bác còn độc lập trong các
sinh hoạt hằng ngày. Ở Úc, bác không có thân nhân ruột thịt. Bác chỉ có một
người con nuôi gá nghĩa lúc mà hai bác còn ở độ tuổi trung niên. Bây giờ bác
không nhận được một sự thăm hỏi hay nhờ đỡ gì từ người này.
Cách
đây vài năm, bác có về VN thăm lại con cháu. Bác chỉ có một người con gái duy
nhất bên ấy, người mà lúc trước bác thường xuyên giúp đỡ tài chánh. Dĩ nhiên là
từ khi bác trở nên già yếu, bệnh cũng có nhiều nên chi phí thuốc men thì
hơi cao.Do đó sự giúp đỡ cho cô
con gái cũng có bị hạn chế.
Phải
chăng vì thế mà lần về thăm nhà năm rồi, bác đã lưu lại VN khoảng chừng hai
tháng, ngày nào cô con gái cũng cứ hỏi bác vỏn vẹn có một câu :
–
Chừng nào Ba về lại Úc !?
Qua
các mẫu chuyện trên đây hẳn quý vị đã thấy rằng, ở tuổi già, việc nhờ vã để được
giúp đỡ, dù là từ người phối ngẫu hay từ con cái, bên này hoặc bên VN thì cũng
phải gặp khó khăn không ít.
Chính
vì vậy, muốn tránh bớt sự nhờ vã đó thì chỉ có một cách duy nhất là phải biết
giữ “Tính Độc Lập” trong cuộc sống hằng ngày, càng nhiều càng tốt.
Chúng
tôi không có ý nói rằng mình sẽ không nhờ vã một ai cả. Điều mà chúng tôi muốn
nói ở đây là đừng đặt kỳ vọng duy nhất vào một người nào. Vì không có gì để bảo
đảm cho quý vị.
Theo
quan niệm của người Á đông, sinh con được coi như một hình thức đầu tư cho tuổi
già. Có nghĩa là về già chúng sẽ nuôi lại mình. Đó là một quan niệm thiếu tính
độc lập.
Chính
vì sự kỳ vọng một cách quá lệ thuộc như vậy, cho nên về già con cái không chăm
sóc theo sự đòi hỏi của mình thì mình đâm ra hờn oán các con.
Khác
với người Á châu chúng ta, người Tây phương suy nghĩ theo một cách khác. Trước
khi sinh một đứa con, thường họ phải liệu xem là có đủ khả năng tài chính để
nuôi đứa con sắp cho ra đời hay không ? Họ không đặt nặng vấn đề giúp đỡ trở lại
ở tuổi già, họ có tính độc lập cao.Vì vậy họ sẽ bớt khó chịu nếu sau này con
cháu không giúp được nhiều.
Muốn
thực hiện tính độc lập ở tuổi về già, quý vị cần phải giữ gìn sức khoẻ tốt cho
mình ngay từ bây giờ. Nếu có một sức khoẻ tốt thì quý vị sẽ không cần đến ai
chăm sóc, bởi quý vị có thể tự lo cho cuộc sống của mình rồi. Và nếu có một sức
khoẻ tốt thì quý vị sẽ bớt làm phiền người phối ngẫu hay con cháu trong tuổi xế
chiều, điều mà không một ai có thể né tránh được.
Chúng
tôi muốn nhấn mạnh ở đây là chúng ta chỉ có thể tránh bớt sự giúp đỡ, chứ không
phải là không nhận một chút giúp đỡ nào từ những người liên hệ. Chúng ta cũng
đừng vội tách rời cuộc sống của mình với những người chung quanh, như là một
cách sống độc lập.
Quý
vị nghĩ rằng quý vị sống cho riêng quý vị bây giờ, không cần để ý đến ai cả, như
vậy về già quý vị cũng sẽ không cần đến ai chăm sóc lại mình. Đó là một lối suy
nghĩ liều lĩnh không chính xác.
Vì
đến khi quý vị bị bệnh, sức yếu.. quý vị không thể kết thúc cuộc sống của quý vị
dễ dàng theo ý muốn được. Khi đó quý vị sẽ làm cho những người liên hệ phải bận
tâm. Quý vị thử nghĩ rằng, người phối ngẫu hay con cháu mình sẽ giải quyết ra
sao lúc ấy ?
Có
lẽ là họ sẽ rao cho quý vị, như cô gái nào đó mà anh Minh Duy đã đề cập đến
!
Nhưng
chúng tôi cam đoan với quý vị rằng, ở tuổi già sức yếu, quý vị sẽ không tìm được
một ai chịu đứng ra để nhận lãnh cái thân tàn và cái khối óc vô dụng của mình,
ngoại trừ những người liên hệ.
Nhiều
người nói một cách mạnh dạn rằng :
–
Tôi sống cho tôi bây giờ, tôi không cần lo cho ai cả. Về già khi sức yếu, bệnh
hoạn tôi sẽ chọn cái chết êm ái bằng cách tự kết liễu cuộc sống.
Nghe
có vẻ hợp lý. Nhưng trên thực tế, quý vị đã biết được có bao nhiêu người già
thực hiện thành công điều ấy!?
Ngoài
việc giữ gìn sức khoẻ quý vị cũng nên giữ một sự liên hệ tốt đẹp với những người
liên hệ chung quanh. Những người đó, chính là người phối ngẫu và con cháu của
quý vị. Có nghĩa là, quý vị phải biết hy sinh cho nhau, giúp đỡ săn sóc cho nhau
về mọi mặt, vật chất và tinh thần. Hãy tạo niềm vui cho nhau ngay từ bây giờ.
Nếu bây giờ không làm được điều ấy thì về già quý vị sẽ chịu một cực hình. Quý
vị sẽ cảm thấy bị hất hủi lúc mà mình cần nhiều đến sự chia sẻ, sự cảm thông..
cho những đau đớn tâm-thân trong độ tuổi gần đất xa trời.
Ở
tuổi già, người ta hay nhớ và nhắc nhở đến những chuyện xưa cũ trong đời, mà
mình đã từng trải qua. Nếu quý vị có một cuộc sống vui vẻ bây giờ thì lúc ấy quý
vị sẽ nhớ đến những kỷ niệm đẹp. như thế lòng của quý vị sẽ cảm thấy
vui.
Cũng
chính vì vậy, mà có người quan niệm rằng, hãy tìm cách vui chơi xả láng bây giờ
để về già không phải ân hận gì và lúc ấy mình sẽ nhớ lại những cuộc vui trong
thời còn trẻ, sẽ được sống trong kỷ niệm đầy ắp niềm vui cũ.
Cũng
có một số không ít, những người đã từng lam lũ trong sinh kế hằng ngày. Họ chưa
bao giờ biết “hưởng thụ” những thú vui trần gian. Đến tuổi trung niên khi họ cảm
thấy lơi đi phần nào gánh nặng tài chánh, vơi bớt những lo lắng về con cái của
họ. Lúc ấy họ chợt nhận ra là mình đang thiếu thốn một cái gì đó, trong suốt
thời tuổi trẻ.
Nghĩ
như vậy rồi họ đi tìm những thú vui cho riêng bản thân mình, cho dù họ biết rằng
việc làm của mình có thể gây ra những phiền muộn mang đến cho những người liên
hệ.
Tuy
nhiên, đây chính là niềm vui ích kỷ, chỉ biết tìm vui cho riêng mình. Làm như
vậy quý vị đã đánh mất trách nhiệm, bổn phận của một thành viên trong gia
đình.
Chúng
tôi chắc chắn rằng quý vị sẽ khó sống với những người liên hệ trong tuổi già
nua, bệnh hoạn của mình sau nầy.
Cũng
tương tự như thế, một số người rất chu toàn trong trách nhiệm của một người
chồng, người cha. Họ chăm chỉ làm việc để trang trải những cần thiết trong cuộc
sống gia đình. Chỉ có một điều mà những người vợ của họ cảm thấy không mấy vui
và hay than phiền, là cứ đến cuối tuần các ông thường tụ tập bạn bè để ăn nhậu
vui chơi.
Quý
ông cũng có một lập luận khá hợp lý :
–
Chúng tôi đã làm việc khó nhọc suốt 5-6 ngày trong tuần, chúng tôi chỉ có 1-2
ngày để vui chơi với bạn bè. Chỉ đến với nhau để uống vài lon bia và ca hát cho
vơi đi những căng thẳng, nhọc nhằn.. trong suốt một tuần làm việc.
Chúng
tôi đâu có làm gì sai sót với vợ con, tiền bạc để vui chơi như vậy chỉ là một
con số nhỏ không đáng kể !?
Tuy
nhiên, quý bà vợ này cũng không thấy hài lòng với cách giải thích dù có vẻ hợp
lý như vậy.
Điều
mà quý bà muốn, có lẽ là quý bà cần đến quý ông trong những ngày rãnh rỗi cuối
tuần. Và điều quan trọng hơn hết, là quý bà lo sợ trong tương lai xa, nếu uống
nhiều bia rượu quá sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là chứng chai gan rất phổ
thông và thường được nhắc nhở đến. Lúc ấy sẽ làm phiền không ít đến mọi thành
viên trong gia đình.
Sẵn
đây, chúng tôi cũng xin được nhắc quý bà, hãy thử tìm ra cái lý do nào mà các
ông thấy vui với bia rượu và bạn bè mà không thấy vui với chính mình trong những
ngày cuối tuần !!??
Quý
bà nên biết rằng đa phần người đàn ông được sinh ra với cái bản chất ham vui,
luôn cứng rắn với những người đối xử như ra lệnh nhưng lại mềm yếu với những ai
biết cách ngọt ngào với họ.
Chúng
tôi đã dò hỏi
–
Lý do gì mà quý bà muốn các ông ở nhà trong các ngày cuối tuần ?
Thì
được cho biết :
–
Ổng đi làm suốt tuần, chỉ có 1-2 ngày cuối tuần rảnh rang. Mình muốn ổng giúp
làm mấy công việc ở nhà cũng như đưa rước con cái đi học thêm.. mà ổng không
chịu nghe, cứ đi nhậu hoài. Quá bực mình nên thấy mặt là gây lộn, riết rồi thì
đành để cho ông ấy đi phức mà êm cửa êm nhà. Mình ráng làm thì cũng xong thôi
!”
Thì
ra các bà mong muốn mấy ông ở nhà chỉ với mục đích là để phụ thêm công việc chứ
thật ra chẳng có gì vui vẻ cả!!!
Thảo
nào mà các ông lại không thích tìm bạn bè, để nhậu cho vui !?
.
Đinh
Tấn Khương.
(Từ Cảnh chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét