Các chuyên gia cảnh báo bệnh tim
mạch sẽ tiếp tục là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong thời gian tới.
Nhiều người có nhận thức sai lầm, khiến vấn đề lại càng nguy hiểm hơn.
Tại đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ
15, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam
cho biết, tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch tại Việt Nam ngày càng tăng cao.
Hiện cứ 4 người lớn thì có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc
bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch thường có một quá trình phát triển, do đó việc nhận thức đúng về vấn đề này sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc phải.
1. Còn trẻ thì không lo mắc bệnh tim?
Điều này hoàn toàn sai lầm. Ngay từ khi
còn trẻ, nếu duy trì lối sống thiếu lành mạnh thì các mảng tiểu cầu bám
vào thành mạch sẽ bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo năm tháng, tích tụ
gây tắc nghẽn mạch.
2. Sức khỏe đều bình thường nghĩa là không bị tăng huyết áp?
Bệnh tăng huyết áp được xem là “kẻ giết
người thầm lặng” vì nó thường không có biểu hiện rõ ra ngoài, nếu đã có
dấu hiệu xuất hiện thì thường là đã ở giai đoạn bệnh tiến triển.
Vì vậy, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh cao huyết áp, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, nên đi khám và điều trị sớm.
3. Trước khi đau tim phải đau tức ngực?
Không nhất thiết cứ phải đau tức ngực mới là đau tim, mặc dù phần lớn tức ngực hay khó chịu là dấu hiệu của cơn đau tim.
Đau tim có nhiều triệu chứng kể cả khó
thở, bồn chồn, choáng váng, khó chịu hoặc đau ở một hoặc cả hai cánh
tay, cổ, hàm hoặc đau lưng. Nếu có những dấu hiệu nói trên, nên đi khám
tư vấn càng sớm càng tốt.
4. Bệnh tiểu đường đã dùng thuốc thì không lo mắc bệnh tim?
Thực tế thì việc điều trị tốt bệnh tiểu đường có thể làm giảm hoặc làm chậm quá trình phát triển bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, ngay cả khi đường huyết ở ngưỡng hợp lý thì ở nhóm người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ vẫn cao.
Để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim, người
bệnh nên điều trị đồng thời những căn bệnh bản thân mắc phải, đặc biệt
là khống chế đường huyết, giảm huyết áp, giảm béo, năng luyện tập, không
hút thuốc lá và ăn uống cân bằng, điều độ.
5. Gia đình không có người mắc bệnh tim thì không phải lo?
Bệnh tim mạch có yếu tố di truyền, người
sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch thì bản thân có
nguy cơ mắc bệnh cao và nên có phương án phòng ngừa sớm.
Tuy nhiên di truyền chỉ là một phần nguyên nhân, lối sống mới góp phần quan trọng
Để giảm thiểu, mọi người nên duy trì
cuộc sống vận động, kiểm soát mỡ máu, huyết áp, duy trì trọng lượng hợp
lý, không uống rượu và nếu mắc các loại bệnh này thì nên đi khám và điều
trị sớm.
6. Không nhất thiết phải kiểm tra cholesterol?
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, người
có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch thì nên kiểm tra cholesterol bắt
đầu từ tuổi 20 hoặc sớm hơn. Theo nghiên cứu, trong những gia đình có
người mắc bệnh tim mạch, trẻ nhỏ thường có cholesterol rất cao nên khi
trưởng thành sớm mắc phải căn bệnh này.
Nhưng cũng cần nhớ rằng cholesterol cao không đồng nghĩa với việc sẽ mắc bệnh tim. Vậy nên cần thận trọng nếu muốn dùng thuốc hạ cholesterol.
7. Suy tim có phải là tim ngừng đập?
Tim đột nhiên ngừng đập là dấu hiệu rất
nặng của nhiều bệnh khác nhau chứ không phải chỉ riêng bệnh suy tim. Khi
suy tim thì tim vẫn làm việc nhưng không thể bơm máu được.
Suy tim có thể gây hiện tượng thở dốc,
sưng chân, sưng khuỷu gối hoặc ho, hắt hơi liên tục. Trong quá trình tim
ngừng đập, người bệnh có thể mất ý thức và ngừng thở.
8. Đau chân không phải là dấu hiệu của bệnh tim mạch?
Đau chân, đau cơ có thể là dấu hiệu động
mạch ngoại vi (PAD). Đây là căn bệnh các động mạch ở chân bị tắc nghẽn
do các mảng tiểu cầu trong thành mạch quá dày, ở nhóm người mắc bệnh PAD
thì rủi ro mắc bệnh tim cao gấp 5 lần những người không mắc.
9. Tim đập quá nhanh có phải là dấu hiệu của đau tim?
Có một số thay đổi về nhịp tim được xem
là bình thường như khi vui, buồn thì tim đập nhanh hoặc khi ngủ tim đập
chậm. Trong hầu hết mọi trường hợp, sự thay đổi nhịp tim không đáng lo,
nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu của căn bệnh loạn nhịp tim, nhịp
tim thay đổi bất thường.
Trong hầu hết mọi trường hợp, sự thay đổi nhịp tim không đáng lo
Hầu hết rối loạn nhịp tim là vô hại nhưng nếu kéo dài thì cần điều trị để duy trì sức khỏe cho tim.
10. Nên tránh luyện tập thể thao sau khi đã qua một cơn đau tim?
Không đúng. Ngay sau khi cơn đau tim qua
đi, người bệnh cũng nên có kế hoạch duy trì cuộc sống vận động. Nghiên
cứu cho thấy, những người đã trải qua đau tim, nếu có hoạt động thể chất
thường xuyên và điều độ thì sẽ sống lâu hơn so với những người không
luyện tập.
Nên chọn cách luyện tập nhẹ nhàng, phù
hợp và an toàn như thiền, yoga… Theo khuyến cáo của AHA, nên tập thể
thao 2 – 2,5 giờ mỗi tuần hoặc tư vấn bác sĩ tim mạch để sử dụng các bài
tập phù hợp với sức khỏe của mỗi người, không nên nằm và ngồi nhiều.
Kiên Thành
(Từ trithucvn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét