(Dân trí) - Hai nhiếp ảnh gia người Nga đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông sau khi họ công bố những bức ảnh chụp bất hợp pháp về các kim tự tháp Giza.
Trong nhiều năm qua, hai nhiếp ảnh gia Vadim Mahora và Vitali
Raskalovym đã đáng liều tính mạng để trèo lên những tòa nhà cao nhất và
nổi tiếng nhất trên thế giới để chụp những bức ảnh mà họ gọi tên là
“Trên mái nhà”. Các bức ảnh chụp những địa điểm mà những người bình
thường không thể nhìn hay nói đúng hơn là không được phép nhìn vì thế mà
nó gây ra rất nhiều tranh cãi. Đây cũng là lý do tại sao Mahora và
Raskalovym không khuyến khích người khác đi theo con đường của mình.
Hai nhiếp ảnh gia Nga gần đây đã gây ra rất nhiều sự chú khi chụp những bức ảnh bất hợp pháp của Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập
Để chụp ảnh, hai kẻ mạo hiểm phải nấp kín trong vòng 4 tiếng trước
giờ đóng cửa, sau đó họ bắt đầu trèo lên kim tự tháp. Hành động này có
thể khiến họ bị phạt từ 1 đến 3 năm tù nếu bị bắt.
Cả hai đã có kinh nghiệm leo lên mái nhà trong nhiều năm tại các điểm
đến như nhà thờ Cologne, Đức - một Di sản Thế giới của UNESCO
Lẻn khỏi đám đông và quay lại buổi tối, cả hai lẻn vào và len lên
đỉnh nhà thờ bằng cách bám vào các giàn giáo bên ngoài mà không có bất
kì sự hỗ trợ nào
Cặp đôi này cũng đã leo 650 mét lên đỉnh tháp Thượng Hải – một tòa
nhà chọc trời ở Trung Quốc. Họ không sử dụng thang máy mà quyết định leo
lên thang cần cẩu xây dựng đang làm việc tại tháp trong thời gian đó.
Các nhiếp ảnh gia mạo hiểm đã mất tổng cộng 20 giờ kể từ lúc bước
chân vào tháp lúc nửa đêm, trèo lên cần cẩu khi bình minh và chờ đợi ánh
sáng ló dần ra để nắm bắt được hình ảnh của hai tòa tháp bên cạnh là
Jin Mao và Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải được bao bọc trong
mây
Họ cũng đã từng leo lên nóc nhà thờ nổi tiếng Antoni Gaudi ở
Barcelona, Tây Ban Nha. Tại đỉnh, họ chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về
thành phố
Các nhiếp ảnh gia đã trèo lên chiếc cần cẩu gần đó và sử dụng giàn
giáo leo lên độ cao 50 mét phía trên nóc nhà thờ. Bức ảnh chụp ở đây thu
hút vào ống kính cảnh quan tuyệt đẹp ở góc độ không đâu có được.
Bằng cách leo lên một mái nhà gần đó, họ có một góc nhìn của tháp Eiffel mà ít khách du lịch ở Paris được trải nghiệm
Trèo lên đỉnh tháp Eiffel là hoạt động du lịch phổ biến. Nhưng hai kẻ
liều mạng này còn tiến xa hơn một bước. Họ đối mặt với độ cao chóng mặt
để treo người ra ngoài chân tháp và chup toàn cảnh thành phố
Khi hai nhiếp ảnh gia leo mặt tiền của nhà thờ St Vitus, nhà thờ lớn
nhất ở Prague, Cộng hòa Séc, nơi tổ chức ễ đăng quang của vua và hoàng
hậu Séc, họ đã bị bắt. Một cảnh sát đã hết sức sửng sốt khi phát hiện ra
họ ở vị trí này, nhưng cuối cùng anh đã thả hai người ra.
Akashi Kaikyo ở Osaka, Nhật Bản là cây cầu treo dài nhất và một trong
những cây cầu cao nhất thế giới với dây văng cao đến là cây cầu treo
dài nhất thế giới. Mahora và Raskalovym đợi đến nửa đêm và trèo lên tận
đỉnh, và đi bộ trên dây cáp nghỉ để chụp bức ảnh đáng sợ này.
Vương cung thánh đường Sacré-Cœur trên đồi Montmartre được xem là một
trong những di tích mang tính biểu tượng nhất ở Paris, với một tầng
quan sát hơn 400 mét, cung cấp tầm nhìn toàn cảnh của thủ đô. Nhưng thay
vì chụp ảnh từ điểm quan sát chính thức, hai nhiếp ảnh gia lại đi quanh
các mái nhà của nhà thờ để giới thiệu kiến trúc chi tiết của nó.
Để có được hình ảnh này của Tòa nhà Văn hóa và Khoa học, tòa nhà lớn
nhất tại Warsaw, Ba Lan – nơi tích hợp rạp chiếu phim, hồ bơi, bảo tàng,
thư viện, nhà hát và phòng hòa nhạc; cả hai trốn nhân viên an ninh để
leo lên đỉnh một tòa nhà đang xây dựng gần đó.
Sau khi đoạn video trên tháp Thượng Hải của họ trên YouTube thu hút
được số lượng người xem khổng lồ, họ lại tiếp tục leo lên Trung tâm tài
chính Ping An ở Thâm Quyến – tòa tháp cao thứ hai thế giới sau Burj
Khalifa của Dubai. Họ thực hiện sự nghiệp “diễn viên đóng thế” của mình
vào dịp tết cổ truyền Trung Quốc, với độ cao chinh phục là 600 mét. Để
có những bức ảnh của mình, hai nhiếp ảnh gia trẻ phải chấp nhận rất
nhiều rủi ro. Chính vì thế, họ không khuyến khích bất kì ai làm theo
phương pháp của mình.
T. Nguyên
Theo T- Insider
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét