Trong năm 2017, Paphos – khu du lịch ở Tây Cyprus – sẽ trở thành “Thủ đô Văn hóa” của châu Âu. Điều này gây ngạc nhiên cho chính cả những cư dân bản địa.
Đến Paphos, du khách sẽ bắt gặp một “rừng” khách sạn, quán ăn Trung
Quốc và Ấn Độ, quán rượu, cửa hàng lưu niệm, tiệm trò chơi pinball và
tàn tích của kiểu du lịch những năm 1970. Khi được Liên minh châu Âu
(EU) chọn làm “Thủ đô Văn hóa” của châu Âu năm 2017, nhiều người tỏ ra
bất ngờ.
Quay trở lại năm 1966, một người nông dân khi làm đất đã vô tình phát hiện một khu vực khảo cổ rộng lớn nằm gần bến cảng ở Paphos. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến EU quyết định chọn nơi này làm “Thủ đô Văn hóa” để tôn vinh những công trình đặc sắc, nhất là khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận Paphos là di sản văn hóa thế giới.
Trong cuộc khai quật địa điểm nói trên, một thành phố Graeco-La Mã được tìm thấy với biệt thự, cung điện, nhà hát, pháo đài và lăng mộ, biến nó trở thành một trong những khu dân cư La Mã lớn nhất ở Địa Trung Hải được phát hiện tính đến nay.
Các trận động đất dữ dội vào thế kỷ thứ 4 gần như đã san bằng tất cả, chỉ còn sót lại 2 địa điểm. Một trong số đó là Nea Paphos, hiện đã mở cửa cho du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Điều kỳ diệu là một kho báu các mẫu vật khảm tốt nhất thế giới vẫn còn nguyên vẹn ở Nea Paphos. Chúng được mô tả là tấm gương phản chiếu những câu chuyện về các vị thần Hy Lạp cổ đại.
Ngoài Nea Paphos, di tích thứ hai là đền thờ nữ thần tình yêu, sắc đẹp và sinh nở Aphrodite (hiện tọa lạc ở ngôi làng Kouklia ở TP Paphos). Nó được xây dựng vào năm 1.200 trước Công nguyên và từng là đền thờ nữ thần Aphrodite quan trọng nhất vùng Địa Trung Hải.
Ngày nay ở Cyprus, cái tên Aphrodite được nhiều thương gia dùng để quảng cáo nhiều mặt hàng từ cho thuê xe hơi tới biệt thự nhưng vào thời kỳ tiền Kitô giáo, tên của vị nữ thần này được xướng lên vì một lý do khác: những người hành hương tới đền thờ Aphrodite gọi tên bà trước khi quan hệ tình dục với những người phụ nữ trông coi đền thờ. Đó là một hình thức“du lịch tình dục” cổ xưa bắt buộc – từng bị Constantinus Đại đế (La Mã) cấm vào năm 400 sau Công nguyên.
Sử gia người Hy Lạp Herodotus từng viết về Cyprus hồi thế kỷ thứ 5
trước Công nguyên, trong đó phơi bày một sự thật đáng kinh ngạc: “Những
người phụ nữ trông coi đền thờ Aphrodite phải quan hệ tình dục với người
lạ ít nhất 1 lần trong đời. Không phân biệt phụ nữ ở tầng lớp cao hay
tầng lớp thấp. Họ không được phép nói lời từ chối. Khi được một người lạ
lựa chọn và bỏ tiền vào vạt áo, cô ấy buộc phải quan hệ tình dục với
người đó bên ngoài ngôi đền”.
Với những phụ nữ có ngoại hình không mấy ưa nhìn, họ phải chờ đợi nhiều năm trước khi có người đàn ông để mắt tới.
Tác giả cuốn “The Golden Bough” (tạm dịch: Nhánh cây vàng), ông James Frazer, đưa ra thông tin tương tự. “Ở Cyprus, dường như mọi phụ nữ trước khi lập gia đình đều phải tuân theo phong tục quan hệ với người lạ tại đền của nữ thần Aphrodite” – ông viết và cho biết thêm tập tục này còn xảy ra ở Babylon, Byblos, Baalbek, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, năm 1336, một linh mục người Đức mô tả lại cuộc hành hương tới Paphos. Người này nhận xét “vùng đất Cyprus khiến đàn ông bừng bừng lửa dục”.
Hiện tại, đền thờ Aphrodite gần như không còn chút dấu tích, ngoại trừ những cột đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Theo mô tả từ những ghi chép để lại, ngôi đền trước đây là một tòa nhà bằng đá với những cây cột được bao phủ bằng một tảng đá hình nón.
Nea Paphos và Kouklia đã truyền cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ trong suốt lịch sử nhân loại. Nhờ tiếng vang của đền thờ Aphrodite, Paphos được kỳ vọng sẽ tái sinh một cách mạnh mẽ dựa trên nền văn hóa cổ đại rực rỡ sắc màu.
Quay trở lại năm 1966, một người nông dân khi làm đất đã vô tình phát hiện một khu vực khảo cổ rộng lớn nằm gần bến cảng ở Paphos. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến EU quyết định chọn nơi này làm “Thủ đô Văn hóa” để tôn vinh những công trình đặc sắc, nhất là khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận Paphos là di sản văn hóa thế giới.
Một trong những bức tranh khảm còn sót lại ở Nea Paphos. Ảnh: BBC
Nữ thần Aphrodite. Ảnh: BBC
Trong cuộc khai quật địa điểm nói trên, một thành phố Graeco-La Mã được tìm thấy với biệt thự, cung điện, nhà hát, pháo đài và lăng mộ, biến nó trở thành một trong những khu dân cư La Mã lớn nhất ở Địa Trung Hải được phát hiện tính đến nay.
Các trận động đất dữ dội vào thế kỷ thứ 4 gần như đã san bằng tất cả, chỉ còn sót lại 2 địa điểm. Một trong số đó là Nea Paphos, hiện đã mở cửa cho du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Điều kỳ diệu là một kho báu các mẫu vật khảm tốt nhất thế giới vẫn còn nguyên vẹn ở Nea Paphos. Chúng được mô tả là tấm gương phản chiếu những câu chuyện về các vị thần Hy Lạp cổ đại.
Ngoài Nea Paphos, di tích thứ hai là đền thờ nữ thần tình yêu, sắc đẹp và sinh nở Aphrodite (hiện tọa lạc ở ngôi làng Kouklia ở TP Paphos). Nó được xây dựng vào năm 1.200 trước Công nguyên và từng là đền thờ nữ thần Aphrodite quan trọng nhất vùng Địa Trung Hải.
Ngày nay ở Cyprus, cái tên Aphrodite được nhiều thương gia dùng để quảng cáo nhiều mặt hàng từ cho thuê xe hơi tới biệt thự nhưng vào thời kỳ tiền Kitô giáo, tên của vị nữ thần này được xướng lên vì một lý do khác: những người hành hương tới đền thờ Aphrodite gọi tên bà trước khi quan hệ tình dục với những người phụ nữ trông coi đền thờ. Đó là một hình thức“du lịch tình dục” cổ xưa bắt buộc – từng bị Constantinus Đại đế (La Mã) cấm vào năm 400 sau Công nguyên.
Những người phụ nữ trông coi đền thờ Aphrodite phải quan hệ tình dục với người lạ ít nhất 1 lần trong đời. Ảnh: BBC
Với những phụ nữ có ngoại hình không mấy ưa nhìn, họ phải chờ đợi nhiều năm trước khi có người đàn ông để mắt tới.
Tác giả cuốn “The Golden Bough” (tạm dịch: Nhánh cây vàng), ông James Frazer, đưa ra thông tin tương tự. “Ở Cyprus, dường như mọi phụ nữ trước khi lập gia đình đều phải tuân theo phong tục quan hệ với người lạ tại đền của nữ thần Aphrodite” – ông viết và cho biết thêm tập tục này còn xảy ra ở Babylon, Byblos, Baalbek, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, năm 1336, một linh mục người Đức mô tả lại cuộc hành hương tới Paphos. Người này nhận xét “vùng đất Cyprus khiến đàn ông bừng bừng lửa dục”.
Đền thờ Aphrodite hiện chỉ còn lại những cây cột đá sừng sững. Ảnh: BBC
Hiện tại, đền thờ Aphrodite gần như không còn chút dấu tích, ngoại trừ những cột đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Theo mô tả từ những ghi chép để lại, ngôi đền trước đây là một tòa nhà bằng đá với những cây cột được bao phủ bằng một tảng đá hình nón.
Nea Paphos và Kouklia đã truyền cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ trong suốt lịch sử nhân loại. Nhờ tiếng vang của đền thờ Aphrodite, Paphos được kỳ vọng sẽ tái sinh một cách mạnh mẽ dựa trên nền văn hóa cổ đại rực rỡ sắc màu.
P.Nghĩa (Theo BBC)- Nguồn NLĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét