Ý tưởng khôi hài rằng phát minh ra miếng
băng vệ sinh đã đến với Arunachalam Muruganantham, sau khi ông lập gia
đình và chứng kiến cảnh người vợ của mình sử dụng những miếng vải sờn
rách, cũ kỹ trong thời kỳ kinh nguyệt. Một thực tế đáng buồn ở Ấn Độ, đó
là, vấn đề này không chỉ xảy ra ở người vợ của ông. Theo con số thống
kê, có tới 300 triệu phụ nữ Ấn Độ không thể chi trả cho những miếng băng
vệ sinh chất lượng. Trong đó, cứ 5 em học sinh thì có ít nhất 1 em phải
nghỉ học trong thời kỳ kinh nguyệt.
Vì mong muốn giúp đỡ người vợ và những
phụ nữ khác, ông đã quyết định tự tạo ra miếng băng vệ sinh đảm bảo và
có giá cả phải chăng.
Ban đầu, ông thực hiện khá đơn giản. Ông
mua một cuộn bông, sau đó cắt thành hình chữ nhật, theo kích thước của
miếng băng mẫu vốn được mua ở cửa hàng tạp hóa. Ông làm ra 1 miếng trong
vòng 2 ngày và tất nhiên, người thử nghiệm đầu tiên là vợ ông, bà
Shanti Muruganantham. Thế nhưng, bà Shanti không hài lòng và bảo rằng
miếng băng này có chất lượng dở tệ.
Dù nhận được phản hồi không vui, ông
Muruga không những không nhụt chí, mà còn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Ông đã thử làm lại với những nguyên liệu khác. Có điều, vấn đề lớn nhất
lúc này, đó là ông phải chờ đợi cả tháng mới nhận lại được phản hồi của
người vợ. Ông Maruga cũng đề nghị các nữ sinh y khoa thử nghiệm sản phẩm
của anh, nhưng họ quá xấu hổ đến nỗi không thể đưa ra phản hồi.
Vậy nên, ông quyết định tự thử nghiệm.
Nhưng bằng cách nào đây? Ông Muruga đã tự dán miếng băng vào quần lót,
rồi đeo bên thân một ‘tử cung’ giả chứa máu động vật và máu sẽ theo ống
dẫn sẽ chảy xuống miếng băng đã được dán. Khi ông đi bộ hay hoạt động,
máu sẽ chảy ra. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết rằng sẽ xuất hiện mùi
hôi lạ, máu còn vương ra quần áo,…và ông Muruga bị hàng xóm gọi là người
lập dị.
Những lời bàn tán xung quanh, khiến bà Shanti không thể nhẫn chịu. Bà Shanti chia sẻ rằng: “Tôi
nghĩ rằng nếu rời xa ông sẽ khiến chồng tôi tỉnh ngộ và chấm dứt cái
trò hề này, nào ngờ, chồng tôi thậm chí còn quyết tâm hơn”. Bà Shanti bỏ đi vì bị nỗi xấu hổ vây bủa. Và sau 20 ngày, ông Muruga nhận được thông báo ly hôn…
Ông Muruga vẫn tiếp tục bí mật nghiên
cứu. Sau hai năm miệt mài, cuối cùng, ông cũng đã tìm được nguyên liệu
phù hợp nhất và hoàn tất quy trình sản xuất. Sau 4, 5 năm, ông đã chế
tạo 3 máy sản xuất miếng băng. Giờ đây những phụ nữ nghèo ở giai cấp
thấp có thể sử dụng miếng băng vệ sinh an toàn và rẻ hơn 50% so với các
hãng khác.
Hiện tại, sau 18 năm kể từ khi bắt đầu
đi trên con đường sự nghiệp với phát minh của mình, ông Muruga đã mang
tới công ăn việc làm cho hàng nghìn người với 877 chi nhánh sản xuất
băng vệ sinh của ông ở 27 bang Ấn Độ. Tổng số lượng máy sản xuất lên
tới 1300 máy. Có 17 quốc gia đã nhập khẩu máy sản xuất của ông. Một điều
đặc biệt, đó là ông Muruga từ chối giao thương với các tập đoàn. Đây là
lý do tại sao phát minh này được gọi là “vượt ngoài thương mại”.
Và chuyện gì đến, sẽ đến. Người vợ
của ông, bà Shanti Muruganantham, đã trở về đoàn tụ sau 5 năm xa cách và
hiện tại cảm thấy rất tự hào về người chồng của mình.
Câu chuyện về Arunachalam Muruganantham
ở trên cũng mang một tầm ý nghĩa nhất định trong cõi nhân sinh. Có bao
nhiêu người khi gặp phải những lời đàm tiếu giễu cợt của người đời, cùng
với áp lực từ người thân, bè bạn mà vẫn có thể kiên định vững bước trên
con đường mình đã chọn? Những ai có thể “nhẫn” như vậy, tương lai của
họ thường rộng mở. Đây là một bài học ý nghĩa đối với chúng ta!
Theo Indianexpress
Thanh Hoa
Thanh Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét