Có một bí mật thầm kín mà rất nhiều phụ huynh tỏ ra miễn cưỡng khi công khai thừa nhận: cho dù bạn yêu thương con mình nhiều thế nào, việc làm cha mẹ vẫn có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ.
Nhưng Google hiểu rằng, bạn không phải là trường hợp duy nhất. Khi tra cứu cụm từ nỗi niềm thầm kín của cha mẹ (guilty parent), bạn sẽ thấy có hơn 70 triệu kết quả. Thật không may, hầu hết những lời khuyên đều dựa trên quan điểm cá nhân, kinh nghiệm dân gian, hoặc là kinh nghiệm cá nhân, rất hiếm khi dựa trên các dẫn chứng cụ thể.
Vậy chúng ta biết gì về nguyên nhân của việc này? Làm cách nào bạn có thể chuyển cảm giác tồi tệ thành cơ hội để thay đổi và trở nên tốt đẹp hơn?
Đừng lo – đây là điều bình thường
Đầu tiên, và có lẽ cũng là điều quan trọng nhất, về những lo lắng của cha mẹ là ở một khía cạnh nào đó, tất cả các bậc làm cha, làm mẹ đều sẽ trải qua chuyện này.Một trong những phần quan trọng nhất trong công việc của chúng tôi là tổ chức lớp học cách làm cha mẹ, nơi mà những người hoàn toàn xa lạ khắp mọi nơi đến để học những kiến thức có cơ sở từ đó có được sự tự tin và kỹ năng cần thiết.
Chúng tôi bắt đầu mỗi khóa học bằng cách hỏi các phụ huynh trong lớp lý do vì sao họ đến đây. Và trong mỗi lớp, khi được hỏi , từng người, từng người một đã thừa nhận rằng họ không chắc chắn về những việc cần phải làm. Họ đọc sách, tìm kiếm trên Google, tham khảo ý kiến của những người xung quanh, thử áp dụng kinh nghiệm của những người đi trước. Tất cả đều không đem lại kết quả mong muốn.
Khi mỗi người chia sẻ câu chuyện của mình, không khí lớp học trở nên vui vẻ hơn hẳn. Mọi người nhận ra rằng có lẽ họ không phải là người duy nhất đang phải vật lộn với món quà tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình: con cái của họ!
The Checkout, chương trình của kênh truyền hình ABC châm biếm cách mà các bà mẹ cảm thấy áy náy khi cứ tiếp tục mua những thứ mà họ không cần.
Hiểu được tâm lý dằn vặt
Mọi người cảm thấy áy náy khi hành động và suy nghĩ của họ không đạt những tiêu chuẩn mà họ đưa ra. Điều này được xem là cảm xúc về tinh thần giúp chúng ta điều chỉnh cách cư xử trong giao tiếp với mọi người.Sự áy náy có thể hữu dụng khi nó giúp chúng ta tự xem lại bản thân và để ý đến cảm xúc của người khác. Khi chúng ta cảm thấy có lỗi, phần não bộ liên quan đến nhìn nhận sự việc dưới góc độ của người khác hoạt động mạnh và chúng ta đồng cảm với họ. Kết quả là, cảm giác tội lỗi thường thôi thúc mọi người bù đắp những gì mình đã gây ra.
Tuy nhiên, cảm thấy có lỗi cũng có thể là một cảm xúc có hại, đặc biệt là bởi vì không phải ai khi cảm thấy có lỗi cũng làm một điều gì đó để cải thiện tình trạng này. Khi mọi người cảm thấy áy náy, đầu tiên, họ có xu hướng chạy trốn khỏi sự việc. Dằn vặt là cách để tự trừng phạt bản thân mình.
Một nghiên cứu thậm chí đã tìm ra rằng các bậc cha mẹ còn xem cảm giác áy náy như là một chướng ngại để rèn luyện. Cũng có bằng chứng chứng minh mọi người cảm thấy bị “ám ảnh bởi cảm giác có lỗi“.
Những nguyên nhân chủ yếu của tâm lý dằn vặt, từ nơi làm việc về nhà
Việc phải cân bằng giữa công việc và gia đình là khởi nguồn lớn cho cảm giác có lỗi của cả đàn ông lẫn phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng phụ nữ có thể cảm thấy có lỗi và thất bại vì việc giảm ham muốn với bạn đời của của họ sau khi sinh con.Buổi kiểm tra định kỳ với bác sỹ nhi khoa cũng có thể là nguyên nhân của cảm giác áy náy đối với cha mẹ, đặc biệt là phát hiện ra sức khỏe con họ đang bị đe dọa bởi bệnh béo phì.
Các con nối tiếp nhau ra đời và lớn lên, phụ huynh có thể cảm thấy có lỗi vì yêu thương một đứa con hơn những đứa khác.
Tính kỷ luật cũng là một yếu tố thông thường dẫn đến cảm giác có lỗi. Các bậc cha mẹ thường cảm thấy áy náy vì quá nuông chiều con cái. Họ cũng có cảm giác tương tự khi trở nên phát cáu, phải la mắng hay đánh con họ.
Còn có cảm giác giằn vặt liên quan đến vật dụng công nghệ cao nữa. Cha mẹ thường lo lắng về việc sử dụng điện thoại để chơi với con và cảm thấy không dễ dàng gì khi dùng điện thoại hay các thiết bị công nghệ khác để dỗ dành con.
Năm lời khuyên cho tâm lý dằn vặt của phụ huynh
Biết được những nguyên nhân này và còn nhiều thứ nữa gây nên cảm giác có lỗi của cha mẹ. Vậy làm sao bạn có thể tránh được chúng?Hãy nhớ: Tâm lý dằn vặt của cha mẹ là chuyện bình thường
Lần kế tiếp khi bạn cảm thấy mình là người cha/mẹ tồi tệ nhất trên đời, hãy nhớ rằng: tất cả các bậc cha mẹ khác cũng có cảm giác như vậy. Đôi khi, chỉ cần tự nhủ với mình như vậy, bạn có thể vượt qua được những ngày khó khăn.
Đừng nghĩ mọi việc phải hoàn hảo
Chỉ hy vọng những điều mang tính thực tế về bạn và các con có thể đem đến sự khác biệt rất lớn. Sau một ngày mệt mỏi, dỗ một đứa trẻ chịu lên dường đi ngủ thật không dễ dàng gì. Đừng nghĩ là bạn hoàn toàn có khả năng giải quyết mọi vấn đề mà không cần phải cố gắng hay áp lực gì. Điều này không phải lúc nào cũng có thể làm được.
Không ai hoàn hảo cả. Bạn và con bạn cũng vậy. Và đó là chuyện bình bình thường.
Chuyển từ suy nghĩ và cảm xúc sang hành động
Cảm giác áy náy có thể khiến bạn suy sụp hoặc cản trở bạn. Hoặc nó cũng có thể là cơ hội để bạn trở nên tốt hơn.
Trong khi cảm thấy có lỗi có thể có hại, nó cũng có những mặt tích cực như là sự cảm thông. Hãy để những điều khiến bạn áy náy thúc đẩy bạn làm một điều gì khác biệt để không còn cảm giác đó nữa.
Tìm kiếm những lời khuyên đáng tin cậy, có cơ sở
Hãy tìm những chương trình có dẫn chứng cụ thể cho hiệu quả mà chúng mang lại, bao gồm cả dẫn chứng thành công về mặt khoa học trong việc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Sau đó cân nhắc xem loại nào phù hợp với bạn nhất: nguồn thông tin trên mạng, tham gia trong một nhóm hoặc gặp một người tư vấn trực tiếp?
Nếu bạn đang tìm một nơi nào đó để bắt đầu, một số lựa chọn tốt mà bạn nên thử như là Mạng lưới hỗ trợ nuôi dạy trẻ em ở Australia , Chương trình kế hoạch cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em ở Hoa Kỳ, hoặc Bộ Giáo Dục của chính phủ Anh Quốc
Tạo ra một mạng lưới giúp đỡ lẫn nhau với các phụ huynh khác
Bạn cũng có thể tạo ra mạng lưới giúp đỡ lẫn nhau của riêng mình và các phụ huynh khác. Chia sẻ câu chuyện của bạn, không chỉ những điều vui vẻ, dễ đề cập, mà cả những khó khăn, những nỗi buồn và đưa ra lời khuyên cho nhau.
Mục đích là tạo nên sự kết nối mọi người, khích lệ nhau chia sẻ ý tưởng và những nguồn thông tin có cơ sở, đáng tin cậy.
Và bất cứ khi nào bạn cần, hãy nhớ đến lời khuyên số 1 : cảm thấy áy náy là một chuyện rất bình thường của việc làm cha mẹ.
Bạn có thể nghe bài phỏng vấn của John Pickering trên kênh ABC Sydney 702. Bạn cũng có thể tham gia vào chủ đề qua Bản khảo sát nghiên cứu này.
John Pickering là người đứng đầu của Chương trìnhTriple P Innovation Precinct, Đại học Queensland. Margaret Crane là chuyên viên nghiên cứu và cải tiến, Đại học Queensland. Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên The Conversation. Đọc bài gốc tại đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét