Những phát hiện gần đây của một trường đại học ở Trung Quốc về tỷ lệ lương hưu cho người về hưu, đã làm dấy lên một cuộc thảo luận về việc có phải hệ thống lương hưu và phụ cấp hưu trí của nước này là không công bằng, và quá tàn nhẫn với những người sống ở nông thôn.
Ví dụ cụ thể, những người dân làng có thể về hưu với mức thu nhập bình quân hàng tháng chỉ với 141 Nhân dân tệ (khoảng 21 USD), trong khi các nhân viên của các cơ quan chính phủ và Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở các thành phố, có [mức lương hưu trung bình] là 3.174 nhân dân tệ (khoảng 490 USD), nghiên cứu ngày 17 tháng 3 cho thấy.
Trong khi sẽ là đương nhiên khi mà người dân nông thôn, những người đã không nộp tiền vào một hệ thống hưu trí, nhận được ít hơn so với những gì mà những người đã làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước nhận được, rất nhiều người đã đặt vấn đề về mức độ chênh lệch [quá lớn] – hơn 20 lần – và thực tế rằng tiền lương hưu của người dân làng là hầu như không đủ để duy trì sự tồn tại cơ bản. (Nằm giữa hai mức cao nhất và thấp nhất, lao động thành thị nhận được trung bình 2.400 Nhân dân tệ mỗi tháng, và cư dân đô thị nhận được gần 1.400 Nhân dân tệ.)
Đây là một vấn đề xã hội rất căng thẳng ở Trung Quốc, và được rất nhiều người coi là một ví dụ nữa về sự bất công xã hội. Chủ đề [trao đổi] trên mạng Netease, một trang web tin tức nổi tiếng, đã thu hút hơn 50.000 ý kiến, làm cho vấn đề đó trở nên phổ biến hơn so với những tin tức về cuộc thanh trừng Quách Bá Hùng, Phó Chủ tịch [thứ nhất] Quân ủy Trung ương [Trung Quốc].
Đã có những ý kiến đồng cảm với những người dân nông thôn và cũng có cả những ý kiến đồng cảm với người dân ở các thành phố, là những người nhận lương hưu cao hơn.
Nói chung, những người ủng hộ [cho cư dân đô thị] chỉ ra rằng lương hưu chỉ cấp cho cư dân đô thị sau 15 năm trả tiền [bảo hiểm] vào hệ thống [hưu trí]. Vì vậy, một cách đương nhiên, họ lập luận, người dân nông thôn, những người không có kiểu việc làm như vậy và do đó đã không trả tiền [bảo hiểm xã hội], sẽ không được hưởng các lợi ích.
Những người đồng cảm với người dân làng thì lại cho rằng người nông dân nói chung có những đóng góp to lớn cho xã hội thông qua lao động nông nghiệp của mình, họ không được đền bù đầy đủ, và họ phải trả rất nhiều loại thuế, làm cho cuộc sống của họ rất khó khăn.
Các tranh cãi về việc những lợi ích phải được phân bổ như thế nào, đã động chạm đến điểm mấu chốt của chế độ cộng sản ở Trung Quốc, các chuyên gia về chế độ [Trung Quốc] nói. “Hệ thống [chính trị, xã hội Trung Quốc] không thể cung cấp một nền tảng cơ bản cho các hoạt động xã hội bình thường bởi vì toàn bộ xã hội được dựa trên việc phân chia mọi người thành các nhóm xã hội và các giai cấp – với ĐCSTQ chiếm vị trí cao nhất,” theo ông Trung Duy Quang (Zhong Weiguang), một tác giả và nhà bình luận về Trung Quốc và chế độ độc tài, đang sống và làm việc tại Đức. Ông đã phát biểu với đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD TV) trong một cuộc phỏng vấn .
Lại còn những con số khác, bao gồm những số liệu được đưa ra bởi tạp chí Hồng Kông “Trend”, cho thấy các quan chức về hưu của ĐCSTQ được trả các khoản chi phí hàng năm cao hơn nhiều so với những cư dân đô thị như liệt kê ở trên. Tạp chí này đã cáo buộc rằng chi phí đã được bóc tách trong năm 2014 là 67,5 tỷ Nhân dân tệ, một con số không thể khẳng định được.
Tuy nhiên, ít nhất cũng rõ ràng rằng lương hưu cho người nông thôn cao tuổi ở Trung Quốc vẫn còn xa mới đủ sống. Các báo cáo thường kỳ xuất hiện ở Trung Quốc, cho thấy mức độ tự tử cao trong số những người nông thôn cao tuổi Trung Quốc, những người không có sự hỗ trợ từ gia đình, xét trong bối cảnh di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố để kiếm việc làm. Họ uống thuốc trừ sâu để kết thúc sớm cuộc sống [của mình]
Sự thiệt hại xã hội từ các cuộc di cư bị làm trầm trọng thêm bởi chính sách đăng ký [cư trú] của chế của chế độ Trung Quốc, ngăn cản những người lao động sinh sống chính thức tại các thành phố, và mang theo con cái và cha mẹ của mình [đến thành phố].
“Theo văn hóa truyền thống thì luôn luôn có những hệ thống hỗ trợ rộng lớn hơn từ gia đình và xã hội,” Wang Jiangsong, một học giả về quan hệ xã hội và công nghiệp ở Trung Quốc, nói. “Quyền lực của các triều đại hoàng đế trước đây không vươn tới cấp làng, và người dân làng có thể thực hiện quyền tự chủ. Bây giờ, tất cả mọi thứ đều do nhà nước sở hữu, không có không gian văn hóa cho những người làng, và tư nhân không được sở hữu đất,” ông Wang nói thêm. “Chính phủ đã lấy đi quyền lợi của người dân và không chịu trách nhiệm đối với họ, vì vậy giờ đây họ [người dân] không thể tự cứu lấy mình.”
Số liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy rằng có khoảng 200 triệu người Trung Quốc trên 60 tuổi, ít nhất một nửa trong số đó sống ở khu vực nông thôn.
Dịch từ Hoa ngữ sang Anh ngữ bởi Juliet Song.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét