Tháng Hai là tháng của tình yêu, nhưng theo ý kiến của tôi chủ đề này đáng được chú ý cho cả năm dài. Leo Buscaglia, còn được gọi là “Tiến sĩ Tình Yêu”, có được biệt danh này bởi vì ông là một tác giả và là người diễn thuyết về đề tài này. Như ông nói, “Mỗi ngày chúng ta được dâng tặng những phương tiện mới cho học tập và phát triển trong tình yêu”.
Tiến sĩ Buscaglia là nguồn cảm hứng của tôi khi lựa chọn những cuốn sách mà tôi tin rằng sẽ giúp đỡ trẻ em nhìn thấy một số cách thể hiện tình yêu thương.
Tình yêu thương được lưu truyền từ đời này sang đời khác
Kết quả từ cuộc thi này là một cuốn sách giúp định hướng cho nhận thức của trẻ em về thế giới. Ở cuối cuốn sách là một nguồn tư liệu để giúp những người khác chia sẻ những câu chuyện của họ với con cái. Số tiền thu được từ việc bán sách sẽ gửi đến Trung tâm Quốc gia về Học tập trong gia đình (NCFL), một tổ chức từ thiện để giúp nâng cao khả năng biết đọc biết viết trong gia đình.
Molly Koch, Phó Giám đốc Y tế & Sức khỏe cho Holiday Retirement, đã sắp xếp cho tôi được nói chuyện với một số người cao niên đã tham gia vào quá trình viết hoặc minh họa trong loạt năm truyện ngắn thể hiện trong cuốn sách này.
Irvin Wordan, tác giả của câu chuyện “Chú thỏ muốn đi ngủ (Hoppy the Rabbit)”, cảm thấy rằng trẻ em không nên từ bỏ một cách dễ dàng. Câu chuyện của ông lấy cảm hứng từ chính con gái ruột của mình để đưa ra thông điệp này.
Cuốn sách giúp định hướng cho nhận thức của trẻ em về thế giới.
Dennis Smith, họa sĩ của truyện ngắn “Chú thỏ muốn đi ngủ”, nói với
tôi rằng sau khi được gia nhập vào quân đội, ông đã tiếp tục giao tiếp
với các cựu chiến binh khác. Một số đã bị mất chân tay. Khi ý tưởng cho
câu chuyện này nảy sinh, ông nghĩ về họ và nảy ra ý tưởng về một cái chi
giả có thể đàn hồi được để giúp họ. Ông nói, “Tôi muốn bọn trẻ tiếp xúc
với một ý tưởng sử dụng công nghệ hiện đại để chữa bệnh. Tôi nghĩ rằng
Bộ Cựu chiến binh có thể sao chép ý tưởng từ câu chuyện tưởng tượng
này”.
Barbara Smith, tác giả của “Cỗ máy điên rồ của Mortimer Bean (Mortimer Bean’s Crazy Machine)”, muốn trẻ em tìm kiếm sự sáng tạo trong bản thân mình và nở nụ cười về sự hài hước trong cuộc sống.
Tình yêu thương là vô điều kiện và luôn nghĩ đến lợi ích của người khác
Người lớn hãy chuẩn bị để rơi nước mắt nếu bạn đọc những lời mà tác giả Kat Yeh răn dạy một đứa trẻ trong cuốn sách “Con luôn đáng yêu với mẹ (You’re Lovable to Me)”. Trong cuốn sách này những chú thỏ tinh nghịch xin lỗi mẹ chúng vì suốt ngày cứ quậy phá.
Thỏ Mẹ gọi những đứa con của mình lại và nói với chúng rằng chúng là những đứa con nhỏ bé của cô và luôn đáng yêu với cô ấy cho dù có chuyện gì đi nữa. Những cuốn sách tương tự kết thúc tại điểm này với những lời nhắc nhở an lòng về tình yêu vô điều kiện (điều này không bao giờ có thể được lặp đi lặp lại quá nhiều). Tuy nhiên, cuốn sách này vẫn tiếp tục.
Thỏ Ông thường đến uống trà vào buổi tối và nhìn thấy Thỏ Mẹ kiệt sức ngủ trên chiếc ghế dài. Thỏ Ông đắp chăn lên người Thỏ Mẹ và nói với cô rằng mặc dù cô đã trưởng thành và có con nhưng ông vẫn sẽ luôn luôn yêu thương cô vô điều kiện.
Tình yêu thương biểu hiện khi lần đầu tiên nhìn thấy con cái của mình
“Mẹ yêu con như bánh Crazy Cake (I love you like Crazy Cakes)” của tác giả Rose Lewis, viết về một người phụ nữ trên hành trình của mình để nhận nuôi một bé gái từ Trung Quốc. Nó được dựa trên kinh nghiệm riêng của tác giả. Câu chuyện bắt đầu với một em bé dường như đến từ một trại trẻ mồ côi ở Trung Quốc và kết thúc với em bé trong nôi của mình trong ngôi nhà mới của mình.Cuốn sách bày tỏ lòng biết ơn đối với người mẹ đẻ, nói rằng có những giọt nước mắt cho người mẹ Trung Quốc đã không thể giữ được em bé. Cuốn sách này là một bức thư tình yêu từ cha mẹ gửi đến con cái của họ.
Tình yêu thương làm cho thế giới tốt đẹp hơn bằng cách chia sẻ những ý tưởng
“Những gì bạn làm với một ý tưởng? (What do you do with an idea?)”, được viết bởi tác giả Kobi Yamada, là một câu chuyện và bài học cuộc sống tuyệt hay cho những người trưởng thành cũng như trẻ em. Cuốn sách khuyến khích suy nghĩ phóng khoáng, không bị bó hẹp trong định kiến.Một cậu bé có một ý tưởng và cố gắng để bỏ qua nó nhưng không thể làm được. Ý tưởng phát triển và tăng trưởng và đứa trẻ bắt đầu chú ý nhiều hơn. Cậu bé nói với một số người về ý tưởng của mình, nhưng họ lại làm cậu nản lòng. Cậu bé gần như bỏ cuộc nhưng có một sức mạnh nội tại đã ngăn trở cậu làm điều đó. Cậu ta bắt đầu vun vén cho ý tưởng đó một cách nghiêm túc. Sau đó, một điều thực sự đặc biệt xảy ra. Cậu bé nắm trọn ý tưởng của mình.
Câu chuyện còn được minh họa thêm bởi các hình ảnh. Họa sĩ Mae Besom sử dụng màu xám để nhấn mạnh điều bình thường và sử dụng các sắc màu để mô tả ý tưởng phi thường. Cô cũng làm cho hình ảnh của ý tưởng (trông giống như một quả trứng với đôi chân và một vương miện trên đầu) tăng trưởng và phát triển theo thời gian.
Họa sĩ Besom sử dụng một đồng hồ tượng trưng cho thời gian. Vào cuối của cuốn sách, không có màu xám được hiển thị, chỉ có sắc màu miêu tả ý tưởng đã chín muồi. Cậu bé nhận ra một ý tưởng có thể thay đổi thế giới.
Tình yêu thương làm cho thế giới tốt đẹp hơn bằng cách chia sẻ những đam mê
Paul Erdős yêu môn toán và ông thích cách mà toán học có thể giúp thế giới. Ông có một cuộc sống hầu như rất khác biệt với mọi người. Ông đánh đổi kiến thức toán học của mình cho những người khác để họ giúp ông chăm lo các nhu cầu cơ bản của mình, và mặc dù ông gặp khó khăn trong việc chăm sóc cho bản thân, nhưng ông đã có thể khắc phục điều này.
Khi trưởng thành, Erdős sống vô định, ông đi từ hội nghị này cho đến hội nghị khác, không sở hữu gì ngoài những cuốn sổ tay toán học và một hoặc hai chiếc vali. Thay vì làm việc một mình như nhiều nhà toán học khác, Erdos cộng tác với những người khác trong lĩnh vực toán học. Nhờ đó ông đã phát huy được những phẩm chất tốt nhất ở những nhà toán học khác.
Con số những nhà toán học đã từng hợp tác với Erdos là rất lớn và điều đó đã dẫn đến sự ra đời của số Erdos: Nếu bạn là đồng tác giả một bài báo khoa học với Erdos, bạn có một số Erdos là 1. Nếu bạn là đồng tác giả một bài báo với một ai đó đã cùng viết bài với Erdos, số Erdos của bạn là 2.
Einstein có số Erdos 2.
Erdos có một câu nói: “Não của tôi đang để ngỏ”. Có lẽ sau khi đọc cuốn sách này, một đứa trẻ sẽ có cảm hứng để rộng mở trí não và khám phá ra một niềm đam mê.
Tình yêu thương làm con người siết chặt nhau hơn
Scott Campbell, tác giả của “Máy ôm ấp (Hug Machine)” có vẻ như có cùng ý tưởng với Leo Buscaglia. Ông tin rằng cần có thêm nhiều sự ôm ấp trong một xã hội đang thiếu thốn sự tiếp xúc vật lý. Trong cuốn sách của Scott, nhân vật chính là một cậu bé đáng yêu với vòng tay mở rộng. Cậu bé choàng tay ôm lấy người, động vật và các đối tượng, một cách không phân biệt. Cậu bé thậm chí còn chấp nhận những thách thức ôm đặc biệt như nhím có gai nhọn và cá voi cực lớn.
Khi độc giả đọc xong câu chuyện này, người trẻ tuổi rất có thể sẽ muốn nhận được những cái ôm của cậu bé và bắt chước cậu bé. Miễn là người lớn cẩn trọng đến an toàn cá nhân cho con trẻ, không có sự nhắn nhủ nào tốt hơn một cách tiếp cận ấm áp và quan tâm đến cuộc sống.
Tình yêu là cuộc sống
Trong khi con của bạn đang đọc những cuốn sách đặc biệt về tình yêu cho trẻ em, bạn có thể thưởng thức một số sách của tiến sĩ Buscaglia cho người lớn. Đã từng có thời điểm, Buscaglia có năm cuốn sách trên New York Times nằm trong danh sách bán chạy nhất. Sách của ông tập trung vào một điều làm cho cuộc sống này đáng sống, đó là TÌNH YÊU.Tiến sĩ Leo Buscaglia nói rằng: “Tình yêu là cuộc sống. Và nếu bạn bỏ lỡ tình yêu, bạn đã bỏ lỡ cuộc sống”.
Linda Wiegenfeld là một giáo viên đã về hưu ở Somerville, Massachusetts. Có thể liên lạc với bà tại LWiegenfeld@aol.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét