Cấm các loại nước đóng chai, ô tô
không được phép vào thành phố, thiết lập mạng lưới giao thông dành riêng
cho xe buýt, trả tiền cho người đi xe đạp hay loại bỏ các tấm biển
quảng cáo là cách nhiều quốc gia đang áp dụng để bảo vệ môi trường.
Hamburg (Đức) – Cấm cà phê “con nhộng” và các loại nước đóng chai.
Là thành phố nằm ở miền bắc nước Đức, Hamburg cấm các loại cà phê
“con nhộng” (loại sử dụng một lần) – vốn rất khó hoặc đôi khi là không
thể tái chế, trong các tòa nhà của chính phủ hoặc địa điểm công cộng như
trường học. Biện pháp này là một phần trong chính sách giải quyết vấn
đề chất thải, bao gồm cả lệnh cấm công chức sử dụng chai hoặc các đồ
dùng bằng nhựa. Ảnh: Alamy.
|
Oslo (Nauy) – Xe ô tô không được phép vào trung tâm thành phố
Chính quyền Oslo ban hành lệnh cấm ô tô vào trung tâm thành phố bắt
đầu từ năm 2019 như một phần của kế hoạch cắt giảm lượng khí thải xuống
một nửa vào năm 2020. Ảnh: Mats Anda.
|
Bogotá (Colombia) – Tuyến đường riêng dành cho xe buýt
Colombia là quốc gia đứng đầu về giao thông bền vững, với việc
thiết lập mạng lưới giao thông dành riêng cho xe buýt. Xe buýt tách biệt
trên những tuyến đường cao tốc giúp giảm chi phí và vận chuyển một
lượng lớn hành khách trong thành phố. Ngoài ra thành phố còn có một ngày
đi xe miễn phí trong năm, bắt đầu từ năm 2000. Ảnh: Alamy.
|
Helsinki (Phần Lan) – Đi lại theo nhu cầu
Thành phố Helsinki đang có kế hoạch đầy tham vọng khi mong muốn năm
2025 tạo ra một hệ thống phát triển ứng dụng điện thoại thông minh cho
phép con người tiếp cận những phương tiện giá rẻ và thân thiện môi
trường như đi xe chung (carpool), taxi, xe đạp và thuyền. Ứng dụng cho
phép mọi người tự lập bản đồ hành trình và trả tiền cho những chuyến đi,
đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cũng như phương tiện đi lại. Ảnh: Hemis/Alamy.
|
Seoul (Hàn Quốc) – Thành phố dữ liệu khổng lồ
Seoul được coi như thành phố tiên phong đi đầu trong dữ liệu mở và
băng thông nhanh nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của thị trưởng Park
Won-Soon, thành phố sẽ có wifi miễn phí tại tất cả địa điểm công cộng
vào năm 2017, kể cả xe buýt và tàu điện ngầm. ShareHub sẽ là nền tảng
trực tuyến, kết nối người dùng với các dịch vụ vì mục đích chia sẻ lợi
ích cho mọi người. Ảnh: Alamy.
|
Milan (Italy) – Trả tiền cho người đi xe đạp
Thành phố du lịch nổi tiếng của Italy đang bị đe dọa bởi mức độ ô
nhiễm cao. Vì thế, kế hoạch trả tiền cho người đi xe đạp được đưa ra với
mong muốn khuyến khích cư dân chuyển sang phương tiện đi lại thân thiện
môi trường này. Người đi sẽ được trả một số tiền cho mỗi dặm nhờ ứng
dụng theo dõi người đi xe đạp. Chính phủ cũng cam kết sẽ chi 35 triệu
euro cho những ý tưởng giao thông đem lại hiệu quả bền vững cho môi
trường. Ảnh: Alamy.
|
São Paulo (Brazil) – Thành phố không biển quảng cáo
Năm 2006, São Paulo ra lệnh cấm biển quảng cáo trong thành phố dựa
theo Luật thành phố sạch, sau khi thị trưởng Gilberto Kassab gọi quảng
cáo ngoài trời là một hình thức gây ô nhiễm thị giác. Đây là thành phố
tiên phong trong phong trào xóa bỏ biển quảng cáo, tiếp đó là Vermont và
Alaska của Mỹ vào năm 2009. Năm 2015, Tehran (Iran) quyết định thay thế
1.500 tấm biển quảng cáo bằng những bức hình nghệ thuật chỉ trong vòng
10 ngày. Ảnh: Alexandre Meneghini/AP.
|
Hải Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét