Ngã năm Chuồng Chó, ngã tư Hàng-Xanh, Bảy-Hiền... những tên gọi gần-gũi với nhiều thế-hệ người Sài-Gòn vốn xuất-phát từ tên người hoặc sự-vật điển-hình xưa.
Ngã năm Chuồng Chó
Nút giao thông lớn thuộc phường 3 (quận Gò-Vấp), nay có tên gọi khác là Ngã Sáu Gò-Vấp. Đây là điểm giao nhau của đường Nguyễn-Kiệm, Nguyễn-Oanh, Quang-Trung, Phạm- Ngũ-Lão, Nguyễn-Văn-Nghi, Trần-Thị-Nghĩ.
Ngã 5 Chuồng chó ngày nay. Ảnh: Panoramio
Thời Pháp thuộc, giao-lộ này được gọi là Ngã năm Hàng Điệp vì dọc theo năm tuyến đường chéo nhau bấy giờ có trồng những cây điệp lớn. Sau 1954, chính-quyền cũ cho xây trường huấn-luyện Quân khuyển tại đây. Từ đó, người Sài-Gòn đặt cho giao-lộ này cái tên gần-gũi: Ngã năm Chuồng Chó!
Năm 1966, trường này được nâng-cấp thành Trung-tâm huấn-luyện và bổ-sung Quân khuyển với quy-mô mở rộng, kỹ-thuật huấn-luyện cũng được cập-nhật từ Mỹ. Các chú chó nghiệp-vụ này được luyện đánh hơi để kiêm thêm công-việc tuần-tiễu. Có thời, tất-cả các căn-cứ quân-sự của Mỹ tại Đông-Nam-Á đều sử-dụng Quân khuyển do nơi này huấn-luyện.
Ngã ba Ông Tạ
Địa-danh này được hình-thành từ những năm 40 của thế-kỷ trước và được lưu-truyền cho đến nay. Ngã ba là giao-điểm giữa hai đường Cách-Mạng Tháng Tám và Phạm-Văn-Hai thuộc phường 5 (quận Tân-Bình). Cư-dân khu-vực Ngã ba Ông Tạ đa số người miền Bắc và phần lớn theo đạo Thiên-Chúa.
Khu-vực này vốn nổi tiếng bởi từng tồn-tại phòng khám của lương-y Nguyễn-Văn-Bi (thường được người dân gọi là ông Tạ). Với kiến-thức học được trên núi, ông đã dùng cây thuốc nam để chữa bệnh, đặc-biệt là cho trẻ con và phụ-nữ.
Tiếng lành đồn xa, bệnh-nhân đến cơ-sở chữa bệnh của ông Tạ ngày càng đông! Khu-vực này quy tụ thêm nhiều thầy thuốc đến lập-nghiệp, tạo nên khu-phố khám chữa bệnh và bán thuốc nam của Sài-Gòn xưa. Ngoài danh-truyền là một lương-y giỏi, ông Tạ còn được biết đến là một nhà hảo-tâm, luôn sẵn lòng cưu-mang và giúp-đỡ người nghèo quanh vùng.
Ngã tư Hàng Xanh
Đây là nút giao-thông quan-trọng tại cửa ngõ phía Đông Sài- Gòn. Ngã tư Hàng Xanh là điểm giao nhau của 2 tuyến đường huyết-mạch Điện-Biên-Phủ và Xô-Viết Nghệ-Tĩnh. Do lượng xe đông, đầu năm 2013, một cầu bằng thép nhẹ được khánh- thành để làm giảm sự kẹt xe.
Ngã tư Hàng Xanh chụp năm 1961 của Wilbur E. Garrett, và Hàng Xanh hiện-tại của Nguyễn-Thế-Dương.
Giải-thích về tên gọi Hàng Xanh, nhiều nhà nghiên-cứu cho rằng, trước năm 1945 khu-vực này trồng nhiều cây sanh, loại cây lớn cùng họ với đa, đề, si… Sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch-Đằng ngày nay, kéo dài đến ngã tư này. Vì vậy mà ngày xưa đường Bạch-Đằng còn gọi là đường Hàng Sanh.
Theo bản-đồ Sài-Gòn những năm 60, đầu đường Bạch-Đằng được chú-thích là đường Hàng Sanh, và ngã tư ngay sát đó; được gọi là ngã tư Hàng Sanh. Người dân đọc từ Hàng Sanh nhiều năm thành Hàng Xanh.
Ngã tư Bảy Hiền
Đây là nút giao-thông quan-trọng thuộc phường 4 (quận Tân-Bình), giao-điểm của 4 đường lớn gồm Trường-Chinh, Cách-Mạng Tháng Tám, Lý-Thường-Kiệt và Hoàng-Văn-Thụ.
Về tên gọi, theo Lê-Minh-Quốc trong sách "Người Quảng- Nam", Bảy Hiền là tên của ông già bán cà-phê "cóc" sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai-quản các đồn-điền cao su của Nam-Phương hoàng-hậu, tức Nguyễn-Hữu-Thị-Lan / phu-nhân vua Bảo-Đại.
Ngã tư Bảy Hiền trước 1975, nơi đây có một nghĩa-trang lớn của người Pháp nhưng sau này được di-dời. Ảnh: S.T
Khoảng năm 1940 người Sài-Gòn gọi "ngã tư ông Bảy Hiền" dần-dần từ "ông" mất chỉ còn "ngã tư Bảy Hiền". Sau này, nguyên khu vực quanh ngã tư được gọi thành "Bảy Hiền".
Trước năm 1954, khu-vực này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài-Gòn, bao gồm một đồn-điền cao-su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên miệt Tây-Ninh. Một vài gia-đình sinh-sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa.
Vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do những cư-dân Quảng-Nam vào đây lập-nghiệp (sau năm 1954). Trên đường Nguyễn-Bá-Tòng, thuộc phường 12 có một ngôi chợ chuyên bán các món ăn của xứ Quảng - chợ Bà Hoa.
Ngã ba Chú Ía
Giao-lộ lớn thường-xuyên diễn ra việc kẹt xe vào giờ tan sở thuộc phường 3 (quận Gò-Vấp), gần công-viên Gia-Định. Đây là giao-điểm giữa các tuyến Nguyễn-Kiệm, Nguyễn- Thái-Sơn, Hoàng-Minh-Giám, Phạm-Văn-Đồng.
Theo một nhà nghiên-cứu, trước 1975, khu-vực này có một người Hoa tên Hía làm nghề thủ-công và có cửa hàng Bách-hoá lớn, nên người Sài-Gòn gọi khu-vực này thành ngã ba Chú Hía. Qua năm tháng, phát-âm này dần biến mất chỉ còn "Chú Ía" cho đến nay.
Hiện ngã ba Chú Ía mở rộng thành ngã 6 với tên gọi khác là Ngã Sáu Nguyễn-Thái-Sơn hay Vòng xoay Nguyễn-Thái- Sơn. Nhưng với nhiều người Sài-Gòn, họ vẫn quen với tên gọi ngã ba Chú Ía khi qua khu-vực này.
Ngoài ra, thành-phố còn nhiều địa-danh có xuất-phát từ đặc-trưng của khu-vực. Chẳng hạn Cát-Lái (quận 2) phát- sinh từ nơi quy-tụ tàu thuyền của các lái tàu, từ "Các Lái" dần bị đọc thành "Cát Lái". Vòng xoay Cây Gõ (quận 6) hình thành do khu-vực có nhiều cây gõ; chợ Bến-Thành vì có bến thuyền buôn-bán nằm sát bờ thành...
Sơn-Hòa .
Ngã năm Chuồng Chó
Nút giao thông lớn thuộc phường 3 (quận Gò-Vấp), nay có tên gọi khác là Ngã Sáu Gò-Vấp. Đây là điểm giao nhau của đường Nguyễn-Kiệm, Nguyễn-Oanh, Quang-Trung, Phạm- Ngũ-Lão, Nguyễn-Văn-Nghi, Trần-Thị-Nghĩ.
Ngã 5 Chuồng chó ngày nay. Ảnh: Panoramio
Thời Pháp thuộc, giao-lộ này được gọi là Ngã năm Hàng Điệp vì dọc theo năm tuyến đường chéo nhau bấy giờ có trồng những cây điệp lớn. Sau 1954, chính-quyền cũ cho xây trường huấn-luyện Quân khuyển tại đây. Từ đó, người Sài-Gòn đặt cho giao-lộ này cái tên gần-gũi: Ngã năm Chuồng Chó!
Năm 1966, trường này được nâng-cấp thành Trung-tâm huấn-luyện và bổ-sung Quân khuyển với quy-mô mở rộng, kỹ-thuật huấn-luyện cũng được cập-nhật từ Mỹ. Các chú chó nghiệp-vụ này được luyện đánh hơi để kiêm thêm công-việc tuần-tiễu. Có thời, tất-cả các căn-cứ quân-sự của Mỹ tại Đông-Nam-Á đều sử-dụng Quân khuyển do nơi này huấn-luyện.
Ngã ba Ông Tạ
Địa-danh này được hình-thành từ những năm 40 của thế-kỷ trước và được lưu-truyền cho đến nay. Ngã ba là giao-điểm giữa hai đường Cách-Mạng Tháng Tám và Phạm-Văn-Hai thuộc phường 5 (quận Tân-Bình). Cư-dân khu-vực Ngã ba Ông Tạ đa số người miền Bắc và phần lớn theo đạo Thiên-Chúa.
Khu-vực này vốn nổi tiếng bởi từng tồn-tại phòng khám của lương-y Nguyễn-Văn-Bi (thường được người dân gọi là ông Tạ). Với kiến-thức học được trên núi, ông đã dùng cây thuốc nam để chữa bệnh, đặc-biệt là cho trẻ con và phụ-nữ.
Tiếng lành đồn xa, bệnh-nhân đến cơ-sở chữa bệnh của ông Tạ ngày càng đông! Khu-vực này quy tụ thêm nhiều thầy thuốc đến lập-nghiệp, tạo nên khu-phố khám chữa bệnh và bán thuốc nam của Sài-Gòn xưa. Ngoài danh-truyền là một lương-y giỏi, ông Tạ còn được biết đến là một nhà hảo-tâm, luôn sẵn lòng cưu-mang và giúp-đỡ người nghèo quanh vùng.
Ngã tư Hàng Xanh
Đây là nút giao-thông quan-trọng tại cửa ngõ phía Đông Sài- Gòn. Ngã tư Hàng Xanh là điểm giao nhau của 2 tuyến đường huyết-mạch Điện-Biên-Phủ và Xô-Viết Nghệ-Tĩnh. Do lượng xe đông, đầu năm 2013, một cầu bằng thép nhẹ được khánh- thành để làm giảm sự kẹt xe.
Ngã tư Hàng Xanh chụp năm 1961 của Wilbur E. Garrett, và Hàng Xanh hiện-tại của Nguyễn-Thế-Dương.
Giải-thích về tên gọi Hàng Xanh, nhiều nhà nghiên-cứu cho rằng, trước năm 1945 khu-vực này trồng nhiều cây sanh, loại cây lớn cùng họ với đa, đề, si… Sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch-Đằng ngày nay, kéo dài đến ngã tư này. Vì vậy mà ngày xưa đường Bạch-Đằng còn gọi là đường Hàng Sanh.
Theo bản-đồ Sài-Gòn những năm 60, đầu đường Bạch-Đằng được chú-thích là đường Hàng Sanh, và ngã tư ngay sát đó; được gọi là ngã tư Hàng Sanh. Người dân đọc từ Hàng Sanh nhiều năm thành Hàng Xanh.
Ngã tư Bảy Hiền
Đây là nút giao-thông quan-trọng thuộc phường 4 (quận Tân-Bình), giao-điểm của 4 đường lớn gồm Trường-Chinh, Cách-Mạng Tháng Tám, Lý-Thường-Kiệt và Hoàng-Văn-Thụ.
Về tên gọi, theo Lê-Minh-Quốc trong sách "Người Quảng- Nam", Bảy Hiền là tên của ông già bán cà-phê "cóc" sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai-quản các đồn-điền cao su của Nam-Phương hoàng-hậu, tức Nguyễn-Hữu-Thị-Lan / phu-nhân vua Bảo-Đại.
Ngã tư Bảy Hiền trước 1975, nơi đây có một nghĩa-trang lớn của người Pháp nhưng sau này được di-dời. Ảnh: S.T
Khoảng năm 1940 người Sài-Gòn gọi "ngã tư ông Bảy Hiền" dần-dần từ "ông" mất chỉ còn "ngã tư Bảy Hiền". Sau này, nguyên khu vực quanh ngã tư được gọi thành "Bảy Hiền".
Trước năm 1954, khu-vực này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài-Gòn, bao gồm một đồn-điền cao-su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên miệt Tây-Ninh. Một vài gia-đình sinh-sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa.
Vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do những cư-dân Quảng-Nam vào đây lập-nghiệp (sau năm 1954). Trên đường Nguyễn-Bá-Tòng, thuộc phường 12 có một ngôi chợ chuyên bán các món ăn của xứ Quảng - chợ Bà Hoa.
Ngã ba Chú Ía
Giao-lộ lớn thường-xuyên diễn ra việc kẹt xe vào giờ tan sở thuộc phường 3 (quận Gò-Vấp), gần công-viên Gia-Định. Đây là giao-điểm giữa các tuyến Nguyễn-Kiệm, Nguyễn- Thái-Sơn, Hoàng-Minh-Giám, Phạm-Văn-Đồng.
Theo một nhà nghiên-cứu, trước 1975, khu-vực này có một người Hoa tên Hía làm nghề thủ-công và có cửa hàng Bách-hoá lớn, nên người Sài-Gòn gọi khu-vực này thành ngã ba Chú Hía. Qua năm tháng, phát-âm này dần biến mất chỉ còn "Chú Ía" cho đến nay.
Hiện ngã ba Chú Ía mở rộng thành ngã 6 với tên gọi khác là Ngã Sáu Nguyễn-Thái-Sơn hay Vòng xoay Nguyễn-Thái- Sơn. Nhưng với nhiều người Sài-Gòn, họ vẫn quen với tên gọi ngã ba Chú Ía khi qua khu-vực này.
Ngoài ra, thành-phố còn nhiều địa-danh có xuất-phát từ đặc-trưng của khu-vực. Chẳng hạn Cát-Lái (quận 2) phát- sinh từ nơi quy-tụ tàu thuyền của các lái tàu, từ "Các Lái" dần bị đọc thành "Cát Lái". Vòng xoay Cây Gõ (quận 6) hình thành do khu-vực có nhiều cây gõ; chợ Bến-Thành vì có bến thuyền buôn-bán nằm sát bờ thành...
Sơn-Hòa .
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét