23 thg 10, 2015

Những Ngày Tết và Tiết Trong Năm _ Đỗ Chiêu Đức

  
           Chữ TIẾT 節, ngoài nghĩa là Thời Tiết ra, còn được dùng để chỉ những ngày LỄ TẾT.
Ví dụ như :
       Nguyên Đán Tiết 元旦節. Ta gọi là : Tết Nguyên Đán.
       Trung Thu Tiết    中秋節. Ta gọi là : Tết Trung Thu.
Nhưng ...
       Lão Nhân Tiết      老人節. Ta gọi là : Lễ Người Già.
       Quốc Khánh Tiết  國慶節. Ta gọi là : Lễ Quốc Khánh.

       Về Thời Tiết cuả mùa màng thì : Một năm có 4 mùa, một tháng có hai tiết. Mỗi mùa có 6 tiết, vị chi là 24 tiết trong năm, theo như bảng phân phối sau đây :

Mùa XUÂN    Tháng Giêng 2 tiết : Tiết Lập Xuân.
                                                            Tiết Vũ Thuỷ.
                         Tháng 2        2 tiết : Tiết Kinh Trập.
                                                           Tiết Xuân Phân.
                         Tháng 3        2 tiết : Tiết Thanh Minh.
                                                            Tiết Cốc Vũ .
Mùa HẠ          Tháng 4        2 tiết : Tiết Lập Hạ.
                                                           Tiết Tiểu Mãn.
                          Tháng 5        2 tiết : Tiết Mang Chủng.
                                                            Tiết Hạ Chí.
                          Tháng 6        2 tiết : Tiết Tiểu Thử.
                                                            Tiết Đại Thử.
Mùa THU        Tháng 7        2 tiết :  Tiết Lập Thu. 
                                                            Tiết Xử Thử.
                          Tháng 8        2 tiết : Tiết Bạch Lộ.
                                                            Tiết Thu Phân.
                          Tháng 9        2 tiết : Tiết Hàn Lộ.
                                                            Tiết Sương Giáng.
Mùa ĐÔNG     Tháng 10       2 tiết : Tiết Lập Đông.
                                                             Tiết Tiểu Tuyết.
                          Tháng 11       2 tiết : Tiết Đại Tuyết.
                                                             Tiết Đông Chí.
                         Tháng Chạp   2 tiết : Tiết Tiểu Hàn.
                                                              Tiết Đại Hàn.

      Ta thấy trong 24 tiết nầy, ngoài tiết Thanh Minh vừa là Thời Tiết vừa là Lễ Tiết ra, còn lại tất cả đều là Thời tiết theo Thời Vụ canh tác của canh nông. Nên các ngày ...
       LỄ TIẾT như :
                   Tiết Trung Thu. (Tết Trung Thu).
                   Tiết Đoan Ngọ. (Tết Đoan Ngọ, Đoan Dương).
                   Tiết Trùng Cữu  (Tết Tùng Cữu, Trùng Dương).
thuần tuý là những ngày Lễ Tiết cuả Âm Lịch, và ...

          Chữ TẾT hoàn toàn do chữ TIẾT nói trại mà ra!

                                 Đỗ Chiêu Đức

                      ******************************


Quên Đi rất đồng ý với cách giải thích của anh Chiêu Đức. Nhưng đó là cách giải thích theo người Trung Hoa, Còn Người Việt thì khác.
Quên Đi xin trích từ bài viết "Truy Nguyên Tết Cổ Truyền" trong bài Biên Khảo nơi địa chỉ:

http://huynhhuuduc.blogspot.com/2013/12/truy-nguyen-tet-co-truyen-van-bien-khao.html

... Nhiều người cho rằng, chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành. Tết cổ truyền cũng được gọi là "Tết Nguyên Đán". Hai chữ "Nguyên Đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Tết cổ truyền của Việt Nam được người Trung Quốc hiện nay gọi là Xuân tiết (春節) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年)...
...Theo người Việt, chữ Tiết để chỉ khí hậu, thời tiết. Còn chữ Tết có thể do biến âm từ ngôn ngữ cổ"Thêts" là một lễ hội cổ truyền của dân tộc. Tết của Việt Nam hay còn gọi đầy đủ là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Năm Mới hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam được hình thành từ nền văn minh lúa nước. Chính từ việc trồng lúa Nước, phải dựa vào mặt Trăng mới biết thuỷ triều lên xuống thế nào. Để canh tác được thuận lợi, âm lịch được hình thành...
...Họ Hồng Bàng dựng n­ước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 trư­ớc công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dư­ơng Vư­ơng sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vư­ơng. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chư­ng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vư­ơng 6. Có thể nói, nư­ớc ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang màu sắc riêng của ngư­ời Việt...
...Khổng Tử là bậc tổ sư lễ nhạc của Trung Hoa viết trong sách Kinh Lễ như sau: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là “TẾ SẠ” (Tế Sạ là Khổng Tử phát âm chữ Thêts, là lễ hội năm mới của người Thái đất Phong Châu- TN)...
...Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống vui chơi trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẻ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế.”...

Đây chỉ là trích đoạn để bổ sung ý kiến của Thầy Chiêu Đức.
Quên Đi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét