[Có thể bạn chưa biết]
Cách đặt tên đường của Sài Gòn trước 1975 rất hay, rất có dụng ý. Người
đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, nếu để ý sẽ thấy cả một ...chiều dài 4000 năm lịch sử của dân tộc trên từng bước chân.
+ Khởi đầu từ Bến xe Miền Tây ta sẽ có Hồng Bàng, An Dương Vương, Triệu
Đà... Bà Triệu... rồi thì có Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục... Tiếp đến là
Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh... Lý Chiêu Hoàng. Nhà
Trần thì Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng quây quần Phạm Ngũ
Lão, Trần Khánh Dư...
+ Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm Tử... Bến cảng lớn nhất thì đặt tên Bạch Đằng...
+ Cứ thế vào càng gần trung tâm thì càng tiệm cận đến hiện tại như Lê
Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi... Nhà Nguyễn lại càng gần trung tâm hơn nữa
như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng lãnh như Võ Tánh, Lê
Văn Duyệt...
+ Chệch qua phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) ta có triều Tây Sơn và
các nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương...
cùng với các võ tướng Tây Sơn: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu...
Phải nói rằng một người đi từ bến xe vào trung tâm nếu thuộc Sử Việt và
để ý tên đường thì rất dễ hình dung mình đang ở khu vực nào trong Thành
phố.
Hay
nhất là sau dòng chảy 4000 năm lịch sử, thì tất cả đều tập trung vào một
đại lộ mang tên Thống Nhứt, đẹp và rộng với quảng trường bao la dẫn
thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó (trước 1975) DINH ĐỘC LẬP.
Con đường nhỏ hơn một chiều, chạy ngang Toà án và cổng chính Dinh mang
tên Công Lý (Công Lý thì không thể nào 2 chiều được nhỉ!). Hai con đường
song song với Đại Lộ Thống Nhứt được mang tên của hai danh nhân đã tạo
ra chữ viết của Việt Nam là Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes với hàm ý
biết ơn sâu sắc...
Nguồn: The X file of W.A.R
(H.Phi chuyển) .
(ảnh:namrom.blogspot.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét