Một báo cáo gần đây của Hội đồng NSW (New South Wales) về Nghiên cứu, Giảng dạy và Tiêu chuẩn giáo dục đã cho rằng cha mẹ đang giúp trẻ em gian lận bằng cách hoàn thành các bài tập ở nhà mà trường giao cho chúng. Hội đồng cũng đã đưa ra kêu gọi giải quyết cho vấn đề.
Nhưng giúp trẻ làm bài tập có cản trở sự tiến bộ của chúng không? Câu trả lời cho vấn đề này là không đơn giản. Cho đến nay, nghiên cứu về đề tài này đã bị pha trộn, lẫn lộn, đồng thời nhận thấy rằng các kiểu dạng khác nhau khi tham gia vào bài tập về nhà của các bậc phụ huynh có những mối quan hệ khác nhau đến kết quả đạt được.
Ví dụ, bạn có động lực để giúp con của bạn bởi vì bạn đang lo lắng chúng sẽ thất bại, hoặc hiệu quả học tập của chúng có thể phản ánh về bạn ra sao? Bạn đang bận tâm chúng có thể trượt mất mục tiêu lâu dài (như vào đại học), trừ khi bạn đảm trách một số bài vở cho chúng sao? Có phải chúng quá stress bởi bài tập về nhà mà bạn cảm thấy bạn phải giúp chúng?
Nếu bạn trả lời “đúng vậy” cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên, tôi e rằng bạn đang không giúp đỡ, mà bạn đang cản trở sự tiến bộ của con mình. Hãy để tôi giải thích lý do tại sao.
Bạn là mẫu người nào?
Các nhà tâm lý chia mục tiêu thành hai loại rất rộng: học với động cơ thành tích so với chủ động nắm vững kiến thức.Những người đang học với động cơ thành tích thì tất cả là hướng về kết quả; những người định hướng chủ động học để nắm vững bài thì quan tâm đến những gì có thể học được từ quá trình học chứ không phải chỉ là điểm số hay thi cử.
Những người có mục tiêu làm chủ kiến thức tin rằng họ có thể cải thiện bằng việc chăm chỉ, nỗ lực và có xu hướng sẽ xem sự thất bại là một phần cần thiết của việc học hành. Sự thất bại dạy bạn những kỹ năng quan trọng nào đó một cách nghiêm túc: những gì bạn đang làm sai, những gì bạn cần phải làm khác đi vào lần tới, và những chiến lược đối phó với cảm xúc để vượt qua những cơn đau đầu thực sự có thể xảy ra khi chúng ta va chạm với thực tế hay thi cử.
Những người có mục tiêu làm chủ kiến thức kiên tâm khi đối mặt với thất bại và phát triển việc giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo. Qua thời gian, những chiến lược này kết hợp sẽ tạo ra được một con người dẻo dai, nghiêm túc kiên cường.
Những người học với mục tiêu thành tích tin rằng việc phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực cho thấy khả năng bẩm sinh thấp kém, và rằng khả năng đó nói chung là một đặc điểm cố định với ít cơ hội để cải thiện. Những người này có xu thế sẽ yếu ớt về tâm lý khi đối mặt với thất bại và do dó cố tránh né trải nghiệm này bằng mọi giá.
Họ chỉ chú trọng vào một mục tiêu và làm tất cả để đạt được nó. Điều này có thể dẫn đến một loạt các hành vi vô bổ, chẳng hạn như gian lận. Sâu xa thì người này biết họ là một kẻ lừa gạt, nhưng lại tin tưởng rằng tất cả mọi người thành công đều là đi theo cách này. Họ sẽ đi đến chỗ bất thường (thậm chí đến cả cái chết của mình) để bảo vệ bộ mặt giả dối này.
Thất bại là một phần của quá trình học tập
Bằng chứng điển hình cho thấy rằng những người có mục tiêu làm chủ
kiến thức về cơ bản làm tốt hơn những người chạy theo thành tích học
tập. Để cung cấp sự hỗ trợ việc xây dựng tính làm chủ, điều quan trọng
là phải giải thích một bài tập, một công việc là quan trọng như thế nào
đối với việc phát triển năng lực của con em bạn và cải thiện tự bản
thân chúng.
Bạn cần làm mẫu chứng tỏ những vấn đề có thể được khắc phục với sự nỗ
lực và kiên trì như thế nào, cũng như chứng tỏ quan điểm chịu đựng được
gian khổ, gan góc của chính bản thân mình trong thất bại (tất cả chúng
ta ai cũng có điểm nào đó bị thất bại – chính từ đó rút ra những bài học
cho mình và kể ra bạn thay đổi để cải thiện bản thân ra sao).Vấn đề đối với các bậc cha mẹ là chúng ta tồn tại trong một thế giới theo định hướng về thành tích. Hãy tự hỏi mình một cách trung thực, có phải bạn viết một bài luận là nhằm khám phá một ý tưởng hay đề cao kỹ năng viết lách, hay là bạn viết để có được điểm số cao nhất? Có phải bạn liên tục chạy trên một sân bóng chày tìm kiếm cơ hội rủi ro để thực sự kiểm tra dũng khí của bạn, hay bạn chỉ cần ra sân để giành chiến thắng?
Tôi nhớ hồi còn là một cô bé con, không hiểu tại sao người leo núi
lại muốn chịu đựng những khó khăn phi thường để lên đến đỉnh núi
Everest. Tôi hỏi mẹ tôi, “Tại sao họ không chỉ việc bay lên đỉnh hả mẹ?”
Một câu hỏi như vậy từ đứa trẻ tám tuổi thì không quá ngạc nhiên, nhưng
chúng ta nhận thấy một cách chính xác những câu hỏi hóc búa này nằm
trong chính khuôn khổ người lớn chúng ta. Ví dụ, tại sao chúng ta không
chỉ cần cho vận động viên ưu tú thuốc kích thích để có thành tích cao
trong Thế vận hội?
Đáng buồn thay, chúng ta không có khả năng đạt được một hóa giải
trong các cuộc tranh luận: những người mà chấp nhận đi theo các mục tiêu
học vì thành tích đến từ một hệ thống niềm tin khác nhau về cơ bản so
với những người có mục tiêu làm chủ kiến thức. Hai nhóm này xoay vòng
với nhau bằng một hỗn hợp tương đương nhau về sự nghi ngờ và khinh bỉ,
hoài nghi rằng thế giới quan cơ bản của người kia mới là xác thực.Cảnh báo cuối cùng của tôi là dành cho các bậc cha mẹ đã đảm trách nhiều bài vở để ngăn cho con em mình khỏi phải trải qua sự lo lắng.
Lo âu tạo ra sự bó buộc, sự ỷ lại lên con người thông qua quá trình củng cố mang tính tiêu cực, nơi tại đó các chiến thuật để tránh một nhiệm vụ kinh sợ trở thành sự tự thỏa mãn.
Nếu bạn “giúp” giảm bớt sự lo lắng cho con mình bằng cách làm bài tập cho chúng, bạn đã củng cố thêm cho con mình việc tránh tham gia vào một thử thách, và dạy cho chúng sẽ dựa vào người khác theo cách thức dễ dàng khác thường. Con bạn sẽ tiếp tục mong đợi con đường cho sự thành công và sẽ không phát triển tính độc lập và tự tin. Đây là nơi tại đó có ranh giới giao nhau giữa việc hỗ trợ và việc tạo điều kiện phát huy khả năng.
Trước khi bạn có thể chắc chắn rằng bạn đang làm điều đúng đắn bằng cách giúp đỡ con bạn, điều có giá trị là bạn hãy đặt câu hỏi về những động cơ của chính bạn.
Rachael Sharman, Giảng viên Tâm lý học, Đại học Sunshine Coast.
Bài viết này đã được công bố trên The Conversation.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét