Một nghiên cứu cho thấy khoảng 95 triệu người trên thế giới đang trực tiếp bị đe dọa bởi sáu chất độc môi trường tồi tệ nhất. Hiện nay, người ta chưa quan tâm đúng mức tới các căn bệnh gây ra bởi ô nhiễm môi trường, nhưng trên thực tế nó đang đưa đến những hậu quả nghiêm trọng.
Theo điều tra của Hội Chữ Thập Xanh (Thụy Sĩ) và tổ chức phi lợi nhuận Pure Earth (New York), thì những tác động nghiêm trọng do độc tố môi trường gây ra chủ yếu xuất hiện ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Điều tra nghiên cứu về tác động môi trường đã được thực hiện ở 49 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Nga, Mexico và Indonesia, ngoại trừ các nước EU.
Trái với các bệnh truyền nhiễm như AIDS, lao và sốt rét, các căn bệnh gây ra bởi ô nhiễm môi trường thường bị đánh giá thấp, ông David Hanrahan thuộc tổ chức Pure Earth nói.
Trong năm 2012, ước tính có khoảng tám triệu người đã chết ở các nước nêu trên do sống trong môi trường không khí hoặc đất bị ô nhiễm, hoặc nguồn nước mang mầm bệnh. Trong cùng thời gian đó thì chỉ có khoảng một triệu người chết vì bệnh sốt rét và bệnh lao.
Theo các điều tra nghiên cứu trên thì chì là độc tố môi trường nguy hiểm nhất :
Chì: Kim loại nặng như chì bị phát tán trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản và một phần bị phát tán qua hoạt động tái chế ắc quy xe. Theo nghiên cứu, chì là độc tố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất thế giới. Hiện có khoảng 26 triệu người ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các kim loại nặng.
Theo ông Stephan Robinson thuộc Hội Chữ Thập Xanh thì “Kim loại chì đang là vấn đề nghiêm trọng tại hầu hết khu vực đô thị của các nước đang phát triển.”
Đặc biệt, việc xử lý ắc quy, pin của các loại xe không đúng quy cách đã khiến chì phát tán ra môi trường. Hít phải bụi chì phát tán trong không khí hoặc do ăn thực phẩm bị ô nhiễm, có thể khiến hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở nồng độ cao, nhiễm độc chì có thể gây tử von
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét