Nhà văn Svetlana Alexievich. Ảnh: DW
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ngày 8-10 đã xướng tên người nhận giải Nobel Văn học 2015 là nhà văn, nhà báo Belarus Svetlana Alexievich
Với kết quả này, nhà văn người Nhật Haruki Murakami một lần nữa lại tuột mất giải thưởng danh giá này.
Dù vậy, việc giải Nobel văn chương năm nay được trao cho bà Svetlana Alexievich không gây nhiều ngạc nhiên, ít ra là đối với các nhà cái.
Nhà văn người Belarus này là ứng viên sáng giá nhất theo nhận định nhà cái Ladbrokes (Anh), theo sau là các tác giả Murakami và Ngugi wa Thiong’o.
Nhìn lại lịch sử giải Nobel Văn chương, trong số 107 giải đã được trao thì chỉ mới có 13 giải thưởng thuộc về các nhà văn nữ.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, đã có nhiều cây bút nữ được trao giải hơn. Ngay việc Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển lựa chọn bà Sara Danius làm nữ thư ký vĩnh viễn cho thấy có thể viện này quan tâm hơn tới vấn đề cân bằng giới.
D.N.
Đọc từ báo "Tiền Phong":
TPO - Nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich vừa
được vinh danh là người chiến thắng giải Nobel Văn học 2015 vì những tác
phẩm được coi là "tượng đài cho sự đau khổ và lòng dũng cảm trong thời
đại của chúng ta”.
Chân dung nhà văn Svetlana Alexievich. Ảnh: Vasily Fedosenko.
Svetlana Alexievich trở thành người phụ nữ thứ 14 giành được giải
Nobel Văn học từ khi giải thưởng này được trao lần đầu tiên năm 1901.
“Tác phẩm của bà ấy nằm trên ranh giới giữa tiểu thuyết và phim tài
liệu, một thể loại chưa từng được trao giải”, ông Bjorn Wiman, biên
tập viên văn hóa của báo Thụy Điển Dagens Nyheter viết trước khi giải
thưởng được công bố.
Bà Svetlana Alexievich, sinh ngày 31/5/1948 tại thị trấn Ivano-Frankivsk của Ukraine, có bố là người Belarus và mẹ người Ukraine. Khi cha bà hoàn thành nghĩa vụ quân sự, gia đình bà chuyển sang Belarus, nơi cha mẹ bà làm nghề dạy học. Sau khi học xong, Alexievich trở thành giáo viên và nhà báo, sau đó bà học nghề báo tại ĐH Minsk từ năm 1967-1972.
Bà từng dành nhiều năm để thu thập tài liệu cho cuốn sách đầu tiên U
vojny ne ženskoe lico (tạm dịch: Bộ mặt không nữ tính của chiến
tranh), xuất bản năm 1985, với nội dung dựa trên phỏng vấn hàng trăm phụ nữ từng tham gia Thế chiến 2. Đây là cuốn đầu tiên trong hàng loạt cuốn sách “Voices of Utopia” của Alexievich, nói về cuộc sống ở Liên Xô dưới góc nhìn của cá nhân.
Bằng phương pháp khác biệt, được coi như những mảnh cắt dán cẩn thận của tiếng nói con người, Alexievich đã giúp làm sâu sắc hơn hiểu biết của độc giả về cả một thập kỷ.
Alexievich còn viết về hậu quả của thảm họa hạt nhân Chernobyl 1986
trong cuốn sách Černobyl’skaja molitva (Những giọng nói từ Chernobyl - Biên niên sử của Tương lai – 1999); mô tả cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan 1979-1989 trong cuốn Cinkovye mal’čiki (Tiếng nói Liên Xô từ cuộc chiến bị lãng quên, 1992)…
Vì chỉ trích chế độ trong các tác phẩm, Alexievich ra nước ngoài sống định kỳ, thường ở Ý, Pháp, Đức và Thụy Điển.
Nobel Văn học từ khi giải thưởng này được trao lần đầu tiên năm 1901.
“Tác phẩm của bà ấy nằm trên ranh giới giữa tiểu thuyết và phim tài
liệu, một thể loại chưa từng được trao giải”, ông Bjorn Wiman, biên
tập viên văn hóa của báo Thụy Điển Dagens Nyheter viết trước khi giải
thưởng được công bố.
Bà Svetlana Alexievich, sinh ngày 31/5/1948 tại thị trấn Ivano-Frankivsk của Ukraine, có bố là người Belarus và mẹ người Ukraine. Khi cha bà hoàn thành nghĩa vụ quân sự, gia đình bà chuyển sang Belarus, nơi cha mẹ bà làm nghề dạy học. Sau khi học xong, Alexievich trở thành giáo viên và nhà báo, sau đó bà học nghề báo tại ĐH Minsk từ năm 1967-1972.
Bà từng dành nhiều năm để thu thập tài liệu cho cuốn sách đầu tiên U
vojny ne ženskoe lico (tạm dịch: Bộ mặt không nữ tính của chiến
tranh), xuất bản năm 1985, với nội dung dựa trên phỏng vấn hàng trăm phụ nữ từng tham gia Thế chiến 2. Đây là cuốn đầu tiên trong hàng loạt cuốn sách “Voices of Utopia” của Alexievich, nói về cuộc sống ở Liên Xô dưới góc nhìn của cá nhân.
Bằng phương pháp khác biệt, được coi như những mảnh cắt dán cẩn thận của tiếng nói con người, Alexievich đã giúp làm sâu sắc hơn hiểu biết của độc giả về cả một thập kỷ.
Alexievich còn viết về hậu quả của thảm họa hạt nhân Chernobyl 1986
trong cuốn sách Černobyl’skaja molitva (Những giọng nói từ Chernobyl - Biên niên sử của Tương lai – 1999); mô tả cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan 1979-1989 trong cuốn Cinkovye mal’čiki (Tiếng nói Liên Xô từ cuộc chiến bị lãng quên, 1992)…
Vì chỉ trích chế độ trong các tác phẩm, Alexievich ra nước ngoài sống định kỳ, thường ở Ý, Pháp, Đức và Thụy Điển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét