8 thg 7, 2015

Tiêu Chí Tuyển Chọn Giáo Viên các nước


Để một đất nước phát triển văn minh thì giáo dục luôn là nền tảng mà các nhà hoạch định chính sách hướng đến. Muốn có một nền giáo dục tiên tiến thì một trong những tiêu chí quan trọng nhất đó là cần phải có đội ngũ giáo viên xuất sắc nhất.
Các nước chọn giáo viên thế nào?
Các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến đều có những chính sách để đào tạo và thu hút được đội ngũ giáo viên giỏi nhất. Tại Phần Lan nghề giáo viên được xã hội tôn trọng và có tính chọn lọc cao, mọi giáo viên đều phải có bằng thạc sỹ; Còn ở Hàn Quốc chỉ vỏn vẹn 5% cử nhân giỏi nhất mới được giảng dạy ở bậc tiểu học; Ở Singapore chỉ những học sinh xuất sắc nhất mới được đào tạo để trở thành giáo viên.
Ở Phần Lan để vào được trường Sư phạm, thí sinh phải qua hai vòng thi. Vòng thứ nhất tuyển chọn dựa vào đơn xin học và các văn bằng thí sinh có được. Sau đó, những thí sinh được chọn sẽ tham gia kỳ thi đầu vào. Kỳ thi này bao gồm bài kiểm tra viết về kiến thức giáo dục và một cuộc phỏng vấn. Những thí sinh đạt điểm cao nhất sẽ được nhận vào học, chỉ có 10% thí sinh được trúng tuyển.
Ở Phần Lan để trở thành giáo viên phải có bằng thạc sỹ, sinh viên học bằng Cử nhân (180 tín chỉ), và tiếp tục học Thạc sỹ (120 tín chỉ). Một tín chỉ theo chuẩn châu Âu tương đương 27 giờ học. Sinh viên sẽ mất khoảng 5 năm để hoàn thành chương trình học 300 tín chỉ này.
Riêng với giáo viên dạy mầm non và tiểu học, chương trình thạc sỹ chỉ có 60 tín chỉ.
Talking to pupils
Các nhà giáo dục Mỹ từng phải sang Singapore để tìm hiểu xem làm thế nào mà các thế hệ học sinh nơi đây rất thành công trong lĩnh vực toán học và khoa học, hơn cả Mỹ. Họ phát hiện rằng giáo trình của Singapore cũng như của Mỹ, nhưng đầu ra của học sinh Singapore vẫn giỏi hơn học sinh Mỹ, tìm hiểu thêm họ phát hiện rằng lý do là chất lượng giáo viên Singapore hơn hẳn Mỹ.
Chỉ tiêu sinh viên sư phạm bằng với nhu cầu giáo viên
Singapore chọn lọc kỹ các sinh viên thi vào ngành sư phạm trước khi đào tạo họ và chỉ tiêu tuyển sinh tương đương với lượng giáo viên thiếu trong ngành. Ngay khi được tuyển chọn, sinh viên sẽ được Bộ giáo dục thuê và gần như chắc chắn được bảo đảm có việc làm. Nhờ đó số người được tuyển chọn để đào tạo không nhiều nên chất lượng đào tạo tốt đồng thời sát nhu cầu tuyển dụng khi tốt nghiệp.
Phần Lan cũng hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh viên sư phạm, sao cho cung bằng cầu. Cả Phần Lan và Singapore là nơi mà nghề giáo được xã hội kính trọng, dạy học là một nghề cao quý nên mang tính chọn lọc rất cao.
Ở những quốc gia mà sinh viên sư phạm nhiều hơn mức nhu cầu giáo viên sẽ khiến cho nghề sư phạm mất giá trị trong xã hội khi mà lượng sinh viên sư phạm thất nghiệp cao.
4351992298_aa21ec7516_z
Hiện nay ở Việt Nam có 13 trường chuyên môn đào tạo ngành sư phạm, 144 trường có ngành sư phạm. Hầu như các tỉnh thành đều có trường đào tạo giáo viên từ cấp tiểu học đến THPT. Mấy năm gần đây các trường này có xu hướng phát triển mở rộng loại hình đào tạo và quy mô số lượng, khiến số lượng sinh viên tốt nghiệp có xu hướng càng cao, trong khi đó các trường học hiện đang bão hòa đến dư thường giáo viên.
Các trường có ngành sư phạm hiện nay đào tạo chủ yếu theo nguyện vọng của người học mà không hề biết đến nhu cầu giáo viên của các trường.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Nguyên cho báo Thanh Niên biết: “Tôi biết nhu cầu tuyển dụng sư phạm hiện nay rất ít, đặc biệt các tỉnh Tây Nguyên càng khó khăn. Mỗi năm chỉ tuyển một vài vị trí cho ngành sư phạm nhưng số lượng người nộp hồ sơ nhiều gấp vài ba chục lần”.
Ông Trần Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương đưa ra nhận định trên báo Thanh Niên: “Lâu nay các trường sư phạm đào tạo theo khả năng của trường và theo nguyện vọng của người học, chứ không đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng thực tế. Đó chính là lý do khiến cung luôn vượt cầu, sinh viên tốt nghiệp ra trường dư thừa, thất nghiệp”.
Hiện tại Việt Nam có đến hàng chục ngàn giáo viên dư thừa, rất nhiều sinh viên ngành sư phạm không tìm được việc làm phù hợp, nhiều Sở GDDT tuyên bố không tuyển giáo viên trong thời gian dài.
Sinh viên sư phạm thất nghiệp, ngành sư phạm mất đi giá trị trong xã hội, đó cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tâm lý không xem trọng nghề giáo.
Sinh viên sư phạm được tự do sáng tạo mà không phải chịu áp lực thi cử
Các trường ở New Zealand và Anh cũng như xứ Wales cứ 3-4 năm mới kiểm tra sinh viên sư phạm một lần và các kết quả kiểm tra được công bố rộng rãi. Tương tự, ở Phần Lan, nơi hệ thống giáo dục có thành tích vào loại tốt nhất thế giới thì gần như đã xóa bỏ các kỳ thi dành cho sinh viên sư phạm, không có kỳ kiểm tra đánh giá chính thức và không có kết quả kiểm tra chính thức được công bố ra.
Tiếp nhận di sản của các giáo viên có kinh nghiệm
Các sinh viên bắt đầu đi dạy, thời gian đầu đều cần học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên khác. Singapore bổ nhiệm các giáo viên có kinh nghiệm giúp đỡ các sinh viên mới ra trường; Nhật Bản và Phần Lan, các giáo viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cho nhau; Ở Boston, nơi có một trong các hệ thống trường công tốt nhất ở Mỹ, các trường lên kế hoạch để những giáo viên dạy cùng một môn có thời gian ngồi lại với nhau để xây dựng bài giảng.
Schoolchildren and teacher studying in school library
Một nhà giáo dục đã nhận xét: “Khi một giáo viên giỏi người Mỹ nghỉ hưu, gần như tất cả các kế hoạch giảng dạy và phương pháp giảng dạy mà người đó tạo dựng cũng nghỉ hưu theo. Khi một giáo viên Nhật nghỉ hưu, giáo viên đó để lại một di sản’’
Ngọn Hải Đăng.
(ảnh: Shutterstock

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét