Cập, nắng sáng lên cao và hầm hập nóng, hai người đàn ông đứng ở một khoảng xa,
chăm chú nhìn nhóm phóng viên báo chí đang hỏi han vài gia đình, có con em được
bọn đưa người lậu vào Âu châu mấy lúc gần đây, bất chợt, một trong hai người, cao
và xem ra lực lưởng, nhảy xông vào lên tiếng. Ông ta bắt đầu la to, và giãi thích “tại
sao mình làm việc trên mấy chiếc tàu chỡ người lậu”, ông hằn học hỏi chánh quyền
Ai Cập đã làm được gì cho họ, khi họ là ngư phủ nhưng không đánh bắt được một
con cá nào, họ sống bằng cái gì đây”.
Làng Burj Mughayzil, được xem là cái làng chuyên có đường dây đưa người vượt
biên lậu. Người ta ước lượng, có khoảng trên dưới 2000 thiếu niên và trẻ em trai đã
biến mất trong làng, rất nhiều trong số đó có em trẻ từ độ 11 hay 12 tuổi, những em
này bị dụ dỗ bởi “giấc mộng Âu châu”, nhưng phần lớn, cuối cùng, đang bị giam
trong những nhà tù Ý Đại Lợi, vì bị buộc tội là thủy thủ đoàn của các chiếc tàu đưa
người lậu hay người đã bị chết trên đường vượt biển. Nhóm phóng viên báo chí,
trong việc muốn gặp được một người thủy thủ của chiếc tàu nào đó tại bải biển này,
hay ai đó trốn đi và đã quay trở lại làng, không vất vả lắm, khi họ tìm thấy hai người
đàn ông, một cao lớn, một ốm gầy, xác nhận là người làm và thuyền trưởng của một
trong số các chiếc tàu đưa người đi, không e dè, sợ sệt, họ để cho báo chí tự nhiên
chụp hình và đồng ý cho thấy mặt cũng như cho biết cả tên tuổi.
Những đứa trẻ, từ các cái làng nhỏ trên vùng bờ biển Địa Trung Hải của Ai Cập, đã
vượt xuyên qua biển tới đảo Sicily của Ý Đại Lợi bằng tàu, và từ đó bọn họ tự tìm
đường đi lên La Mã, nơi này, và ở đây, họ đã trở thành nạn nhân của ma túy và mạng
lưới mãi dâm. Đã có hàng ngàn đứa nhỏ bất chấp hiểm nguy, trả tiền cho tổ chức
đưa người bằng tàu với hy vọng, tìm được một đời sống khá hơn cho bản thân mình
và gia đình.
vượt xuyên qua biển tới đảo Sicily của Ý Đại Lợi bằng tàu, và từ đó bọn họ tự tìm
đường đi lên La Mã, nơi này, và ở đây, họ đã trở thành nạn nhân của ma túy và mạng
lưới mãi dâm. Đã có hàng ngàn đứa nhỏ bất chấp hiểm nguy, trả tiền cho tổ chức
đưa người bằng tàu với hy vọng, tìm được một đời sống khá hơn cho bản thân mình
và gia đình.
Anh thuyền trưởng tên Mahmoud và người phụ việc, cho báo chí biết, họ làm việc trên tàu, toán họ gồm có 15 người, nếu chính quyền Ai Cập giúp đở họ một phần nào đó hay một cách nào đó thì họ đã không bao giờ tính chuyện vượt biển như đã làm.
Một chuyến đi như vậy phải dài ít nhất là 9 ngày ròng rã trên biển cả, chính quyền Ai Cập cho biết, họ đã cho tăng cường việc kiểm soát dọc theo đường bờ biển nhưng các tổ chức đưa người lậu vẫn tìm được ngỏ ra đi. Đôi khi, có khoảng hơn 20 đứa con trai, ngồi nằm như cá mòi trên một chiếc ghe đánh cá nhỏ xíu, chỉ có một máy, để từ đó, họ lẳng lặng ra khơi, tới ngoài xa, nơi tàu lớn của Mohmaoud chờ họ lên, chiếc tàu có thể chứa khoảng tới 600 người.
Nguy hiểm xãy ra cho ngay cả chiếc tàu và mọi người trên đó, theo lời anh thuyền trưởng này, họ có thể bị kết án tới 25 năm hay bị tử hình, nếu bị bắt, nhưng phó mạng cho trời, nó có thể là “chuyến tàu tử thần” không hơn không kém. Người thuyền trưởng đưa người nhập cảnh lậu có thể, sẽ ngồi tù ở một nơi bên kia trời đại dương Ý Đại Lợi và bị phạt số tiền, khoảng 17 ngàn đô la Mỹ cho mỗi một người chỡ theo trên tàu, tiền phạt có thể lên đến hàng triệu đồng.
Nguy hiểm xãy ra cho ngay cả chiếc tàu và mọi người trên đó, theo lời anh thuyền trưởng này, họ có thể bị kết án tới 25 năm hay bị tử hình, nếu bị bắt, nhưng phó mạng cho trời, nó có thể là “chuyến tàu tử thần” không hơn không kém. Người thuyền trưởng đưa người nhập cảnh lậu có thể, sẽ ngồi tù ở một nơi bên kia trời đại dương Ý Đại Lợi và bị phạt số tiền, khoảng 17 ngàn đô la Mỹ cho mỗi một người chỡ theo trên tàu, tiền phạt có thể lên đến hàng triệu đồng.
Thuyền trưởng Mahmoud biết rõ sự rủi ro này nhưng để những đứa trẻ đi theo tàu, ngồi tù, không phải là một giải pháp tốt. Trên biển, sẽ có cá lớn và cũng có những con cá nhỏ, theo lời ông ta, những con cá nhỏ là những con đang ngồi trong nhà tù, nhưng đám cá lớn vẫn sống
tự do ở Ai Cập và Ý Đại Lợi.
Phần lớn cha mẹ ở làng này, cho rằng, chính các em nhỏ tự ý trốn đi, chứ họ không xúi giục hay bắt buộc, nhưng các đứa bé mà phóng viên báo chí hỏi chuyện ở Ý Đại Lợi, đều nói, cha mẹ bọn nó tính rằng, bọn nó sẽ đi làm gì đó, một khi đến được Âu châu và gởi tiền về cho gia đình.
tự do ở Ai Cập và Ý Đại Lợi.
Phần lớn cha mẹ ở làng này, cho rằng, chính các em nhỏ tự ý trốn đi, chứ họ không xúi giục hay bắt buộc, nhưng các đứa bé mà phóng viên báo chí hỏi chuyện ở Ý Đại Lợi, đều nói, cha mẹ bọn nó tính rằng, bọn nó sẽ đi làm gì đó, một khi đến được Âu châu và gởi tiền về cho gia đình.
Một số khác, nhìn nhận, Âu châu, đối với họ, được xem là nơi có thể kiếm ra tiền cho gia đình nhưng tất cả đều không biết rằng, những đám băng đảng găng tơ là người đứng sau đường dây đưa người lậu này. Còn nữa, cũng có một số em, nói rằng bọn nó đã bị nhóm găng tơ đưa người này lừa gạt, hứa sẽ có cái này cái nọ khi đến được bên kia bờ đại dương.
Cả hai chính quyền, Ý cũng như Ai Cập đều nói rõ ràng, chính cha mẹ của bọn nhỏ đáng tội, tội đã đem bỏ con mình mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao.
Người thuyền trưởng Mahmoud nói thêm, một cách tự tin, kể lại “họ rời làng này vào bất kỳ lúc nào, bình minh, hoàng hôn, không có việc gì phải lo, một khi ai cũng biết những rủi ro, nguy hiểm sẽ xãy ra trước mắt. Ông ta và thủy thủ đoàn được trả, số tiền 10 ngàn đồng tiền Ai Cập,
khoảng 1300 đô la Mỹ mỗi người. Số tiền này đủ nuôi sống gia đình thủy thủ đoàn và con cái, một tháng trời và sau đó, ai biết chuyện gì, rủi ro nữa, chết chóc hay đói
Trẻ em Ai Cập tràn tới đất Ý Đại Lợi một cách bất hợp pháp hàng ngàn đứa, theolời của bộ Lao Động Ý, lợi dụng luật ở đây, chánh phủ sẽ tạm coi sóc cho trẻ em, dưới 18 tuổi, đến đất Ý không có cha mẹ hay gia đình.
khoảng 1300 đô la Mỹ mỗi người. Số tiền này đủ nuôi sống gia đình thủy thủ đoàn và con cái, một tháng trời và sau đó, ai biết chuyện gì, rủi ro nữa, chết chóc hay đói
Trẻ em Ai Cập tràn tới đất Ý Đại Lợi một cách bất hợp pháp hàng ngàn đứa, theolời của bộ Lao Động Ý, lợi dụng luật ở đây, chánh phủ sẽ tạm coi sóc cho trẻ em, dưới 18 tuổi, đến đất Ý không có cha mẹ hay gia đình.
Ông Mahmoud không ngần ngại, nói thẳng, dân chúng ở làng này, họ đang đem bán con cái mình, họ nghĩ, ở đây, “gia đình có 10 người, không có đủ cơm nước mà ăn, nhưng nếu chỉ có 9 thì họ có thể ăn một chút, và nếu có 8, có 7 ….thì hoàn cảnh tốt đẹp hơn, nếu có hai ba bị ngồi tù thì vẫn tốt hơn là chết cả nhà”.
Tất cả những đứa trẻ, hiện đang bị giam trong nhà tù Ý Đại Lợi, là nạn nhân của cha mẹ họ ở làng này, các người không thể kiếm được ra miếng ăn. Được hỏi, ông và đám thủy thủ đoàn của mình, có chịu phần nào trách nhiệm đối với những người vượt biển không, hoặc những người đã chết trên biển cả, ông Mahmoud bỗng có chút ngậm ngùi, lặng thinh giây lát, rồi trả lời “làm sao không, nếu có chuyện không lành, những gì xãy ra với họ cũng xảy ra với bọn ông,
nếu tàu chìm thì họ cùng chết đuối như nhau”. Anh bạn cao lớn của thuyền trưởng
Mahmoud, Mohammed, cướp lời, “làm sao họ không đau buồn, những người đó là
anh em, bà con thân thích của anh ta mà, cho đến bây giờ, anh ta vẫn còn nhìn thấy mặt họ, hình như đâu đây”.
Cuối cùng, khi chấm dứt buổi nói chuyện, thuyền trưởng Mahmoud hỏi lại nhóm
phóng viên lần nữa, đoạn thu hình với họ, sẽ được trình chiếu trên các đài truyền
hình không, phóng viên cho biết có, ông ta mĩm cười thoải mái, tốt, vậy hảy để cho
chính quyền Ai Cập và thế giới biết rõ sự thật
nếu tàu chìm thì họ cùng chết đuối như nhau”. Anh bạn cao lớn của thuyền trưởng
Mahmoud, Mohammed, cướp lời, “làm sao họ không đau buồn, những người đó là
anh em, bà con thân thích của anh ta mà, cho đến bây giờ, anh ta vẫn còn nhìn thấy mặt họ, hình như đâu đây”.
Cuối cùng, khi chấm dứt buổi nói chuyện, thuyền trưởng Mahmoud hỏi lại nhóm
phóng viên lần nữa, đoạn thu hình với họ, sẽ được trình chiếu trên các đài truyền
hình không, phóng viên cho biết có, ông ta mĩm cười thoải mái, tốt, vậy hảy để cho
chính quyền Ai Cập và thế giới biết rõ sự thật
Thuyên Huy
FM974 - Melbourne
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét