Có rất nhiều loại
chống dính khác nhau tùy thuộc vào giá tiền mà nó có tốt hay không tốt (xét về
mặt tác dụng lẫn ảnh hưởng đến sức khỏe).
Chất chống dính trên nồi, niêu, xoong, chảo...
tác dụng không làm dính thức ăn khi nấu nướng, rất tiện ích cho công việc nội
trợ. Chất chống dính bản chất hóa học là một loại polyme chịu nhiệt.
Có rất nhiều loại chống dính khác nhau tùy
thuộc vào giá tiền mà nó có tốt hay không tốt (xét về mặt tác dụng lẫn ảnh
hưởng đến sức khỏe). Nhưng dưới tác dụng của nhiệt độ cao, khi nó bị bong tróc
rất dễ bị trộn lẫn vào thực phẩm.
Đối với những sản phẩm chống dính giả thì khi
dùng để nấu nướng dễ gây độc vì nó thường làm từ các loại sơn. Còn với loại
chống dính thật thì đến nay chưa có khuyến cáo nào cấm sử dụng.
Tuy nhiên lại có khá nhiều thông tin về việc
khi đốt nóng chất chống dính tạo ra hơi khói gây độc. Theo các nghiên cứu, các
loại chất chống dính như teflon thường có nguồn gốc từ polyme có tên
Polytetrafluoroethylene PTFE.
Ở nhiệt độ bình thường thì không có hại gì,
nhưng khi đốt nóng lên từ 300 - 500oC thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp
khói có chứa các phức chất Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và
Carbonylcloride - là những chất độc gây tức ngực, khó thở..., có thể gây ung
thư và sảy thai.
Những sai lầm khi dùng
chảo chống dính gây hại cho sức khỏe
Cọ xát kim loại vào
lòng chảo
Theo chuyên gia đồ gia dụng của trang
about.com – Bà Mariette Mifflin, không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như
dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn.
Tuyệt đối không sử dụng dao cắt bánh mì, trứng
rán trực tiếp trên chảo. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển
hoặc khăn mềm.
Chuyên gia kỹ thuật Act Au của hãng chất chống
dính Teflon cũng cho hay, kim loại là kẻ thù của lớp chống dính. Ngay cả khi
chảo của bạn làm bằng nhôm nguyên chất, có độ dày tiêu chuẩn 2.2 – 3.2mm, phủ 2
hoặc 3 lớp chống dính cao cấp của Teflon thì kim loại vẫn có thể làm xước bề
mặt chảo.
Rửa chảo ngay sau khi
vừa chiên, rán xong
Chuyên gia Mariette Mifflin lưu ý, không nên
rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị
biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo
gần nguội. Việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn
Cách dùng an toàn Bỏ ít dầu, bơ khi chiên, rán
Một lượng dầu ăn, bơ để chiên rán là cần thiết
để tạo hương vị cho món ăn. Bạn thậm chí có thể rán thịt, trứng, nướng bánh mì
trên chảo chống dính mà không cần tới môi chất trên, nếu dùng chảo có khả năng
chống dính cao.
Lưu ý này còn giúp chị em hạn chế lượng chất
béo dung nạp vào cơ thể. Dầu, bơ khi chiên ở nhiệt độ cao dễ chuyển hóa thành
các axit có hại cho sức khỏe, gây các bệnh về tim mạch.
Nấu ở nhiệt độ thấp
hoặc trung bình
Trên thị trường có khá nhiều loại chảo chống
dính bằng sơn tĩnh điện, men sứ, ceramic cách nhiệt, hợp kim allumium... Tùy
vào chất lượng lớp chống dính mà các loại chảo có thể chịu được mức nhiệt độ
khác nhau.
Ở nhiệt độ cao, chất chống dính bắt đầu bị
phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư. Vì vậy, nên chú ý điều
chỉnh nhiệt độ khi dùng chảo, không nên dùng để nướng, thắng đường hay rang
thịt cháy cạnh. Bạn cũng đừng để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo
không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn.
Hiện nay, chỉ có một số lớp chống dính được
chứng nhận an toàn cho sức khỏe do các tổ chức uy tín cấp. Tuy nhiên, chị em
vẫn nên nấu ăn ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình để đảm bảo tuổi thọ của chảo.
Rửa bằng nước ấm
Bạn cần giữ bề mặt lòng chảo hoàn toàn sạch
sẽ, bởi dầu mỡ, cặn đường, muối xót lại và thức ăn thừa dễ làm giảm khả năng
chống dính của chảo. Chảo sạch hơn khi được vệ sinh bằng dung dịch nước rửa bát
ấm.
Chuyên gia Mariette Mifflin lưu ý, không nên
rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị
biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo
gần nguội. Việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét