Bài
viết để bạn đọc tham khảo giải trí hoặc để hiểu thêm về chương trình
học toán lớp 7 ở Mỹ. Cháu tôi Kha Trần năm nay học lớp 7 trường Middle
School Murphy Martin ở Morgan Hill CA. Hai năm trước vì Covid hoành hành
khắp nước Mỹ nên cháu không đến trường mà phải học trực tuyến tại nhà
bằng máy computer, tôi không kiểm soát được việc học hành của cháu.
Vào lớp 7 học được 2 tháng rưỡi thì thầy dạy toán gởi báo cáo kết quả ,
cháu được điểm D ( gần chót
bảng sắp hạng). Cha mẹ hoảng hồn, ông ngoại cũng hoảng vía, không ngờ
cháu tệ đến thế! Phải làm sao ? Cháu cho biết đứa bạn chung lớp gần nhà
đi học thêm mỗi tháng $1000 ( môt ngàn)/ 2 buổi, mỗi buổi 1 tiếng! Con
nhà gìàu họ không ngại tiền bạc nhưng con nhà nghèo làm sao có đủ tiền
học thêm? Ở Mỹ thầy cô giáo dạy lớp chánh thức không nghèo (cũng không
giàu ) ! Ngoài tiền lương hằng tháng họ còn dạy thêm kiếm tiền .Thế là
tôi phải ra tay vì đã mang “ cái nghiệp” vào thân nên già rồi, bịnh hoạn
tùm lum cũng phải ráng dạy cháu. Gần 20 năm dạy toán ở quê nhà + 3 năm
học gần hết chương trình toán lý hóa ở đại học cộng đồng Mission College
SanJose, bây giờ trả lại cho thấy gần hết ! Thôi thì tới đâu hay đó.
Tôi mua ngay 1 quyển sách toán lớp 7 làm tài liệu giảng dạy. Sau đó kiểm
tra kiến thức của cháu xem nó bị hỏng chỗ nào? Thì ra nó không rành về
các dấu đại số : cộng nhân với cộng thành cộng, (_+).(+) =(+).
(+)
.(-)=(-); (-).(-)=(+) v.v. Ngoài ra cháu cũng không biết trình bày một
bài toán cho có thứ tự lớp lang, cứ xếp liên tiếp số nầy với số nọ
không biết đâu mà rờ !Tôi bắt cháu thực hành các phép tính đại số, chỉnh
sửa các dấu. Học cách tính toán một dãy số có chứa x. Sắp xếp bài toán
cho có thứ tự . Tham khảo sách vở , tìm chương trình toán trên google
tôi được biết chương trình Toán lớp 7 ở Mỹ có 22 chương, trong đó có mấy
chương khó: 1/ Gíá trị tuyệt đối 2/ Bất đẳng thức trong phương trình ,
áp dụng giải những bài toán đại số về bất phương trình 3/ Xác xuất thống
kê, kèm biểu đồ để giải bài toán ứng dụng . Nếu tôi nhớ không lầm thì
ngày xưa tôi học bất phương trình ở lớp đệ ngũ hay tam gì đó? Sao bây
giờ họ đem xuống lớp 7? ( mặc dù họ không đi chuyên sâu). Còn toán thống
kê xác xuất ngày xưa ở VN, SV học ở lớp dự bị Toán đại học khoa học
SG. Toán thống kê xác xuất thật khó vô cùng ! Tôi sẽ trích dẫn một bài
để các bạn tham khảo. Ngoài ra các giáo viên tại Mỹ, khi giải phương
trình bậc nhất hoặc bậc hai, muốn loại một số hạng không chứa x, họ cộng
hoặc trừ 2 vế cho cùng một số, thay vì chuyển vế đổi dấu như VN thường
làm. Sau đây là một số ví dụ minh họa cho những điều nói trên.
1/ Giài phương trình: 2x+7= 13
-7 -7
+---------------
2x = 6
2x/2 = 6/2
X= 3
Các bạn thấy kiểu Mỹ thật dài dòng, lượm thượm!
2/ Giải bài toán bất phương trình: 3x +7 > 10
-7 > -7
---------------------
3x > 3
3X /3 > 3/3
x> 1
Cũng câu nầy, hỏi tiếp:
Which statement is modeled by 3x + 7 > 10?
a/ The sum of 7 and 3 times x is at most 10
b/ Seven added to the productof 3 and x is greater than 10
c/ Three times x plus 7 is at least 10do đó
d/ The product of 3 and x added to 7 is 10
Tạm dịch:
Câu nào được mô hình họa bằng 3x + 7> 10
a/ Tổng của 7 và 3 nhân x nhiều nhất là 10
b/ Bảy cộng vào tích của 3 và x thì lớn hơn 10
c/ Ba lần x cộng 7 ít nhất là 10
add/ Tích cua 3 và x cộng với 7 bằng 10
( Đáp án: chọn câu b/ )
3/ Bài toán về giá trị tuyệt đối:
If x<0 then |x|+|-2x|/ |-3x| ( dấu gạch xéo thay cho dấu chia, vì máy tính
Không có ký hiệu toán học, xin thông cảm cho sự bất tiện nầy)
Giải: Chú ý đk: x<0, do đó|x|=x; |-2x|=2x, tử số dương. Tương tự mẫu số cũng dương.
Kết quả phân thức nầy bằng 1.
4/ Bài toán về xác xuất thống kê:
A College football stadium holds 25,000 fans. In a random sample of 30 fans, 26 were wearing
the colors of the home team. Predict the number of fans who are wearing the colors of the home team.
( Trong sân bóng đá có sức chứa 25.000 người ham mộ. Trong một sample ( mẫu) ngẫn nhiên 30 người hâm mộ,
người ta ghi nhận có 26 người mặc áo có màu sắc đội chủ nhà. Dự đoán có bao nhiêu cổ động viên
mặc áo của đội chủ nhà đang ngồi trên khán đài? )
Giải:
Gọi x là số cổ động viên mặc áo của đội chủ nhà trên khán đài
Trong một mẫu ngẫu nhiên 30 người được hỏi thì có 26 người mặc màu áo đội chủ nhà, ta có tỷ lệ
người mặc áo đội chủ nhà là: 26/30. Ta cần tìm một tỷ lệ tương đương trên thực tế rồi cân bằng chúng.
Tỷ lệ đó là x/25.000. Vậy phương trình là: x/ 25.000 = 26/30
Dùng cách nhân chéo ( cross multiplication) ta có:
30x = (26)(25.000)
=650.000
X = 650.000/
= 21666.67
Dự đoán xấp xỉ có 21.667 người hâm mộ mặc áo đội chủ nhà.
Trên đây là một số vấn đề căn bản tương đối khó trong chương
trình toán lớp 7 tại Mỹ. Có nhiều hạn chế về kỹ thuật trình bày khi máy
tính không có ký hiệu toán học, không lẽ viết tay rồi dán vào ? Cho nên
còn một số vấn đề cốt lõi tôi chỉ trình bày sơ lược mà không đi sâu vào
chi tiết cũng như không đưa ra nhiều ví dụ minh họa. Hơn nữa nội dung
bài học phải vừa tầm cho học sinh lớp 7, như bài thống kê xác suất, chỉ
là những khái niệm cơ bản để áp dụng vào việc giải những bài toán thông
thường. Tôi đã cố gắng truyền đạt liên tục trong 3 tuần lễ cho đứa cháu
(4 buổi /tuần). Kết qủa thật khả quan từ hạng dở D tiến lên hạng giỏi A.
Hôm qua cháu về khoe: thầy khen con là học sinh giỏi rồi tặng con một
tờ giấy khen ( kèm bên dưới). Cháu rất vui mừng, cha mẹ cháu cũng vui
mừng còn ông ngoại cũng vui theo vì đã làm tròn trách nhiệm mà cha mẹ
cháu giao cho: một niểm vui nho nhỏ trong tuổi già. Hy vọng năm tới sẽ
còn sức khỏe còn đi đứng được để tiếp tục dạy cháu về môn toán. Lâu rồi
cứ làm thơ mãi cũng chán, nay viết bài nầy để thay đổi không khí .
Nguyễn Cang ( Oct. 24, 2023)
Tờ giấy khen của cháu ngoại KHA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét