Dịch và bổ sung cước chú: Phạm Văn Bân Fàn Wénbīn,范文彬- February 04, 2023
Dẫn nhập của người dịch:
Cobalt
là chất kim loại có rất nhiều công dụng nhưng nổi bật nhất là ứng dụng
làm pin có-thể-sạc lại cho smartphone, máy điện toán và xe ô-tô chạy
bằng điện.
Theo
Wikipedia, tên gọi Cobalt (cobalt) phát xuất xứ từ tiếng Đức kobalt
hoặc kobold, nghĩa là linh hồn của quỷ dữ. Tên này do những người thợ
mỏ đặt ra vì nó mang tính độc hại, gây ô nhiễm môi trường, và làm giảm
giá trị những kim loại khác, như nickel. Những nguồn khác thì lại cho
rằng tên gọi phát sinh từ những người thợ mỏ bạc vì họ tin rằng cobalt
được đặt ra bởi kobolds là những người đã từng đánh cắp bạc. Một vài
nguồn khác cho rằng tên gọi có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp kobalos, nghĩa
là ‘mỏ,’ và có thể có nguồn gốc chung với kobold, goblin, và cobalt.
Georg
Brandt (1694-1768) là khoa học gia đã chứng minh rằng Cobalt là nguồn
gốc tạo ra màu xanh dương trong thủy tinh. Đúng ra, Cobalt đã được biết
đến từ thời xưa thông qua những hợp chất để làm cho thủy tinh và gốm
sứ có màu xanh dương đậm. Cobalt đã được khám phá trong tác phẩm điêu
khắc Ai-cập, đồ trang sức Ba-tư từ thiên niên kỷ thứ ba B.C., trong tàn
tích của Pompeii, bị phá hủy vào năm A.D. 79 và tại Trung quốc, có niên
đại từ triều đại nhà Đường (618–907) và triều đại nhà Minh
(1368–1644).
Cộng
hòa Dân chủ Congo/Democratic Republic of Congo (DRC) là nước sản xuất
và có trữ lượng nhiều nhất; tất cả nước khác trên toàn thế giới cộng
lại vẫn không bằng DRC. Theo U.S. Geological Survey, dưới đây là thống
kê sản lượng Cobalt trên thế giới vào năm 2017:
https://www.usgs.gov/centers/national-minerals-information-center/cobalt-statistics-and-information
Một người đào mỏ thủ công mang một bao quặng tại mỏ thủ công Shabara gần Kolwezi, DRC, vào ngày Oct. 12, 2022.
Điện
thoại thông minh, máy điện toán và xe ô-tô điện có lẽ là biểu tượng của
thế giới hiện đại, nhưng Siddharth Kara nói rằng pin có-thể-sạc-lại của
chúng thường được chạy điện bởi cobalt được đào lên bởi công nhân lao
động trong điều kiện giống-như-nô-lệ tại Cộng hòa Dân chủ
Congo/Democratic Republic of Congo (DRC).
Kara,
một người của Harvard’s T.H. Chan School of Public Health và của
Kennedy School, đã nghiên cứu về chế độ nô lệ hiện đại, nạn buôn người
và lao-động-trẻ-em trong hai thập niên. Ông nói rằng mặc dù DRC có trữ
lượng Cobalt nhiều hơn tất cả phần còn lại của thế giới cộng lại, nhưng
không có thứ gọi là chuỗi cung ứng Cobalt “sạch”/“clean” supply chain
of cobalt từ quốc gia này. Trong cuốn sách mới của ông, Cobalt Red/Cobalt Đỏ
Cobalt, Kara viết rằng phần lớn Cobalt của DRC đang được đào lên bởi
những người được gọi là thợ mỏ “thủ công” - tức là những người lao động
tự do làm công việc cực kỳ nguy hiểm chỉ với số tiền tương đương vài
đô-la một ngày.
Cobalt Red là một loại khoáng chất thứ cấp màu đỏ, CO3(AsO4)2·8H2O, được dùng để tạo màu cho thủy tinh, và tất nhiên cho nhiều thứ khác như bài phỏng vấn đã đăng.
Kara
nói: “Bạn phải tưởng tượng đi lòng vòng quanh một số khu vực đào mỏ này
và quay đồng hồ của chúng ta ngược về hàng thế kỷ.” Người ta đang làm
việc trong những điều kiện dưới-phẩm chất-con-người, bị áp bức, và hạ
nhục/subhuman, grinding, degrading conditions. Họ dùng cuốc, xẻng,
thanh thép để chặt và đào đất trong các rãnh và hố và đường hầm để thu
nhặt Cobalt và cung cấp cho chuỗi cung ứng chính thức.”
Kara
nói ngành kỹ nghệ khai thác mỏ đã tàn phá quang cảnh của DRC. Hàng
triệu cây cối đã bị đốn xuống, không khí xung quanh mỏ bị mù mịt với bụi
và đá sỏi, và nước bị ô nhiễm bởi các chất thải độc hại từ diễn trình
khai thác mỏ. Hơn nữa, ông nói, "Cobalt rất độc hại nếu chạm vào và hít
thở - và có hàng trăm nghìn người dân Congo nghèo khổ chạm vào và hít
thở Cobalt ngày này qua ngày khác. Những bà mẹ trẻ đèo con trên lưng,
tất cả đều hít thở loại bụi Cobalt độc hại này.”
Cobalt
được dùng trong việc sản xuất hầu hết loại pin lithium ion
có-thể-sạc-lại được dùng trên thế giới hiện nay. Và trong khi người bên
ngoài DRC phân biệt giữa Cobalt được khai thác bởi các công ty khai
thác kỹ nghệ có kỹ thuật cao của DRC và Cobalt được đào bởi những thợ mỏ
thủ công, Kara nói rằng cả hai về căn bản chồng chéo lẫn nhau.
Ông
nói: “Có sự nhiễm-độc-chéo hoàn toàn giữa Cobalt có nguồn gốc từ máy
đào kỹ nghệ và Cobalt do phụ nữ và trẻ em đào bằng tay không. Hầu hết
các mỏ kỹ nghệ đều có những thợ mỏ thủ công công làm việc, đào trong và
xung quanh mỏ, đưa Cobalt vào chuỗi cung ứng chính thức.”
Kara
thừa nhận vai trò quan trọng của Cobalt trong các thiết bị kỹ thuật và
trong diễn trình chuyển đổi qua các nguồn năng lượng bền vững. Thay vì
từ bỏ hoàn toàn Cobalt, ông nói rằng người ta nên tập trung vào việc
chấn chỉnh chuỗi cung ứng.
Ông
nói: “Chúng ta không nên chuyển sang dùng xe ô-tô điện với cái giá phải
trả là con người và môi trường của một trong những nơi nghèo khổ và bị
áp bức nhất trên thế giới. Kết cuộc của chuỗi cung ứng, nơi hầu hết
tất cả Cobalt trên thế giới xuất phát từ đó, là một màn trình diễn kinh
hoàng.”
Khoảng 20,000 người làm việc tại mỏ thủ công Shabara ở DRC, theo ca 5,000 người trong suốt ca mà không gián đoạn.1 DRC đã sản xuất khoảng 74% Cobalt của thế giới vào năm 2021.
Junior Kannah /AFP via Getty Images
Các điểm nổi bật của cuộc phỏng vấn:
Junior Kahhah/AFP via Getty Images
Về cách các mỏ Cobalt “thủ công” tiếp tục hoạt động tại DRC - mặc dù là bất hợp pháp
Về
mặt kỹ thuật, theo luật, không được tiến hành khai thác mỏ theo cách
thủ công tại bất cứ mỏ kỹ nghệ nào. Tuy nhiên, lạ thay, 2 tại hầu hết mỏ
kỹ nghệ, có một số hoạt động khai thác mỏ theo "at a time": trong suốt
một thời gian mà không dừng hoặc gián đoạn: cách thủ công đang tiến hành. Trong một số trường hợp, chủ yếu lại là khai thác theo cách thủ công. Và lý do chính là cách trả lương bằng tiền-mặt-tối-thiểu để thúc đẩy sản xuất. Ý tôi là, hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi trên thế giới, nơi có hàng triệu người hầu như không kiếm được một hoặc hai đô-la mỗi ngày, những người nghèo khổ do bị áp bức và sẽ chấp nhận hầu hết mọi sự sắp đặt lao động chỉ để sống còn. Vậy, bạn tống họ vào một cái hố chật hẹp, nhồi nhét họ cùng với 10,000 người khác và trả cho họ vài đô-la, và họ sẽ sản xuất hàng nghìn tấn Cobalt mỗi năm mà gần như không trả tiền lương. Và vì vậy điều đó không hợp pháp, nhưng đang xảy ra.
Về lý do tại sao những điều kiện này ngang bằng với chế độ nô lệ
Hãy
tưởng tượng toàn thể dân chúng không thể sống sót nếu không sục sạo
trong điều kiện nguy hiểm để kiếm một hoặc hai đô-la mỗi ngày. Không có
cách nào khác ở đó. Các mỏ đã khống chế tất cả mọi chuyện. Hàng trăm
nghìn người đã phải tản cư bởi vì làng xã của họ đơn giản bị bị san
phẳng để nhường chỗ cho các khu khai thác mỏ rộng lớn. Vì vậy, bạn có
những người không có cách nào khác, không có nguồn thu lợi tức nào
khác, không có kế sinh nhai. Bây giờ, hãy thêm vào đó là mối đe dọa
trong nhiều trường hợp lực lượng vũ trang áp lực người ta đào bới, cha
mẹ phải quyết định đau đớn, ‘Tôi cho con đi học hay chúng tôi phải ăn
hôm nay?’ Và nếu họ chọn cái ăn, điều đó có nghĩa là mang tất cả con
cái của họ vào những cái hố độc hại này để đào bới chỉ để kiếm thêm 50
xu hoặc một đô-la mỗi ngày, điều đó có thể có nghĩa là có sự khác biệt
giữa việc ăn hay không. Vì vậy, trong thế kỷ 21st, đây là chế độ nô lệ
hiện đại. Đó không phải là chế độ sở hữu nô lệ 5 từ thế kỷ 18th, nghĩa
là bạn có thể mua bán con người và có quyền sở hữu đối với một người
như là tài sản. Nhưng mức độ hạ nhục, mức độ bóc lột là ngang bằng với
chế độ nô lệ của thế giới thời xưa.
Một thợ mỏ thủ công cầm một viên đá Cobalt tại mỏ thủ công Shabara ở DRC.Junior Kahhah/AFP via Getty Images
Về nguy hiểm sập hầm mỏ thủ công
Máu của dân Congo cung cấp điện cho đời sống chúng ta như thế nào
Cần phải làm ra tiền ở mọi ngóc ngách và mọi chiều hướng. Và bạn có những lực lượng dân quân này. Đôi khi chúng được gọi là biệt kích và chúng sẽ bắt cóc trẻ em, buôn bán trẻ em, tuyển dụng trẻ em từ các vùng khác của Congo. Tôi đã gặp những đứa trẻ đến từ xa hàng trăm dặm và đã được đưa qua các mạng lưới dân quân xuống đến các mỏ Cobalt đồng để đào bới. Và khi chúng đào và kiếm được một hoặc hai đô-la thì đó là nguồn tiền tài trợ cho các nhóm dân quân này. Vì vậy, trẻ em là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất trong tất cả những người ở dưới mỏ. Họ là những người dễ bị hại nhất và thường bị buôn bán và bóc lột trong một số trường hợp trong những hoàn cảnh rất bạo lực.
Copy lại từ
http://tneu.blogspot.com/2023/02/che-o-no-le-hien-ai-tai-congo-chay-ien.html
Tôi
đã nói chuyện với nhiều gia đình có con cái, chồng, vợ đã gánh chịu các
thương tật khủng khiếp. Thông thường, khi đào bới ở những hố lộ thiên
lớn hơn này thì vách tường của hố sẽ bị sập. Hãy tưởng tượng một núi sỏi
đá cứ thế lở xuống đè lên con người, dập nát chân tay, xương sống. Tôi
đã gặp những người bị cắt cụt chân, những người mang thanh kim loại ở
nơi từng là chân của họ. Và điều tồi tệ nhất là những gì xảy ra trong
diễn trình đào trong đường hầm. Có lẽ có khoảng từ 10,000 đến 15,000
đường hầm được đào bằng tay bởi thợ mỏ thủ công. Không có đường hầm nào
có giá đỡ, trục thông gió, chốt đá, hay bất cứ thứ gì tương tự. Và những
đường hầm này luôn luôn sập xuống, chôn sống tất cả người ở dưới đó, kể
cả trẻ em. Đó là một cái chết khủng khiếp gần như không thể tưởng tượng
được. Vậy mà tôi đã gặp những bà mẹ đấm ngực trong đau đớn, kể về những
đứa con của họ đã bị chôn sống trong một vụ sập hầm. Và những câu
chuyện này không bao giờ lộ ra khỏi Congo. Người ta đơn giản là không
biết những gì đang xảy ra dưới đó.
Về việc buôn bán trẻ em để làm việc trong mỏ
Máu của dân Congo cung cấp điện cho đời sống chúng ta như thế nào
Cần phải làm ra tiền ở mọi ngóc ngách và mọi chiều hướng. Và bạn có những lực lượng dân quân này. Đôi khi chúng được gọi là biệt kích và chúng sẽ bắt cóc trẻ em, buôn bán trẻ em, tuyển dụng trẻ em từ các vùng khác của Congo. Tôi đã gặp những đứa trẻ đến từ xa hàng trăm dặm và đã được đưa qua các mạng lưới dân quân xuống đến các mỏ Cobalt đồng để đào bới. Và khi chúng đào và kiếm được một hoặc hai đô-la thì đó là nguồn tiền tài trợ cho các nhóm dân quân này. Vì vậy, trẻ em là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất trong tất cả những người ở dưới mỏ. Họ là những người dễ bị hại nhất và thường bị buôn bán và bóc lột trong một số trường hợp trong những hoàn cảnh rất bạo lực.
Tham nhũng của chính phủ khiến ngăn chặn thay đổi
Tham nhũng là một phần lớn của vấn đề. Đó là những gì giúp rất nhiều cho sự lạm dụng này được dai dẳng. Và vấn đề là, hãy tưởng tượng đến Congo. Đó là một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, nghèo khổ đến tận cùng, gánh chịu nhiều thế hệ bị cướp bóc và lùng sục để cướp từ hàng thế kỷ trước, đến nay là nạn buôn bán nô lệ. Và vì vậy, khi các kinh doanh lớn ngoại quốc vung vẩy những khoản tiền lớn thì không cần phải tưởng tượng quá lâu để thấy rằng sẽ có tham nhũng ...Tổng Thống được bầu cử dân chủ đầu tiên của Congo [vào năm 1960], Patrice Lumumba, cam kết rằng nguồn tài nguyên và khoáng sản vô cùng phong phú của đất nước sẽ được dùng cho ích lợi ích của dân chúng sống ở đó. Và trong một thời gian ngắn, trong vòng sáu tháng, ông bị truất phế, bị ám sát, bị chặt thành từng mảnh, bị hòa tan trong acid và bị thay thế bằng một tay độc tài đẫm máu, một tay độc tài tham nhũng, và là tay sẽ giữ cho khoáng sản tuôn chảy đúng hướng. Vì vậy, nếu bạn không làm theo ý 6 của những người môi giới quyền lực ở đầu não và của Miền Bắc Bán cầu/Global North, 7 thì Patrice Lumumba đã cho thấy kết quả như thế nào, điều gì sẽ xảy ra. Và tôi nghĩ đó cũng là một phần của bài học này mà chúng ta cần hiểu về mặt lịch sử, khi chúng ta nói về những thứ như tham nhũng.
Làm thế nào mà Trung quốc sở hữu hầu hết các mỏ kỹ nghệ tại Congo
Trung
quốc đã chiếm độc quyền 8 thị trường Cobalt toàn cầu trước khi bất cứ
ai biết chuyện gì đang xảy ra. Chuyện này quay trở lại năm 2009 dưới
thời tổng thống trước đó tại Congo, JosephKabila. Ông ấy ký một thỏa
thuận nhượng quyền khai thác mỏ cho chính phủ Trung quốc để đổi lấy sự
hỗ trợ phát triển, cam kết xây dựng đường sá và một số phòng khám y tế
công cộng, trường học, bệnh viện, những thứ tương tự như vậy - và điều
đó đã mở ra cánh cửa. Trước khi bất cứ ai biết chuyện gì đã xảy ra, các
công ty Trung quốc đã nắm quyền sở hữu 15 trong số 19 nhượng quyền khai
thác đồng-Cobalt kỹ nghệ chính yếu tại Congo. Vì vậy, họ khống chế việc
đào mỏ trên mặt đất. Và không chỉ vậy, họ khống chế chuỗi cung
ứng đến tận mức pin. Họ có khoảng 70, 80% thị trường Cobalt tinh chế và có thể là một nửa thị trường pin.
ứng đến tận mức pin. Họ có khoảng 70, 80% thị trường Cobalt tinh chế và có thể là một nửa thị trường pin.
Cuốn
sách trước đây của Siddharth Kara Buôn bán tình dục: Bên trong sự kinh
doanh nô lệ hiện đại, đã được Giải thưởng sách Frederick Doulass năm
2010, được thưởng cho cuốn sách hay nhất viết bằng tiếng Anh về chế độ
nô lệ hoặc bãi bỏ (tập quán nô lệ).
Sam Briger và Joel Wolfram thực hiên và biên tập cuộc phỏng vấn này để phát hành. Bridget Bentz, Molly Seavy-Nesper và Gisele Grayson điều chỉnh cho phù hợp với web.
Bản gốc tiếng Anh:
Về việc chứng kiến đau khổ và chấn thương
Có một số sự kiện để lại ấn tượng mãi mãi trong tôi đến nỗi chúng chúng sẽ ập đến với tôi như một nỗi kinh hoàng, và điều đó thật là khó khăn. Tôi chỉ hy vọng tôi đã mô tả chính xác cho các câu chuyện đó và cho những người đã chia sẻ bi kịch của họ với tôi, chia sẻ những bi kịch đó một cách can đảm với tôi. Tôi chỉ muốn tiếng nói của họ [vang] đến thế giới và sau đó thế giới sẽ quyết định phải làm gì với sự thật và lời chứng của dân chúng Congo. Nhưng nếu tôi đã mô tả chính xác một số chuyện để mang tiếng nói đó vào trong một thế giới có thể rất khó hoạt động được nếu không có sự chịu đựng đau khổ của dân chúng Congo, thì tất cả đều xứng đáng. Ngay cả các cơn ác mộng và nỗi kinh hoàng, tất cả đều xứng đáng.Sam Briger và Joel Wolfram thực hiên và biên tập cuộc phỏng vấn này để phát hành. Bridget Bentz, Molly Seavy-Nesper và Gisele Grayson điều chỉnh cho phù hợp với web.
Bản gốc tiếng Anh:
http://tneu.blogspot.com/2023/02/che-o-no-le-hien-ai-tai-congo-chay-ien.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét