Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 28/10/2019
Trong một bài báo mới đăng trên trang mạng điện tử Urimzokuri của nhà nước, đề ngày 20 tháng 10 tại Bình Nhưỡng, được cho là thành quả của nhân viên cơ quan thông tấn xã trung ương Bắc Hàn, cho biết một phiên họp quan trọng mở rộng của nội các nhà cầm quyền cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, đã bàn thảo nhiều vấn đề cần đối phó của Bắc Hàn hiện nay nhưng tập trung vào việc thi hành và áp dụng chính sách đề ra bởi “lãnh tụ tối cao” Kim Jong Un, giáo chức hay nói riêng thầy cô giáo nên làm tròn nghĩa vụ của mình như là một cuộc cách mạng nghiệp vụ trong việc áp dụng chính sách của đảng đưa ra, đẩy mạnh bước tiến tiến bộ trong lảnh vực giáo dục.
Bài viết trên cũng cho biết thêm, phiên họp đã lưu ý tới một hiện trạng đang xảy ra, có lẽ không có định trước trong chương trình nghị sự, là nhắc đến những lời chỉ trích gắt gao, một số viên chức không nêu tên đã phớt lờ, thờ ơ tắc trách trong việc cung cấp các điều kiện cần có cho việc làm và đời sống của giáo chức, nhưng mọi lời qua tiếng lại cuối cùng dừng lại ở đó. May thay, nhờ các chi tiết tìm thấy trong bài tường trình mới đây của NKHR “ủy ban Nhân quyền Bắc Hàn”, một tổ chức NGO (phi chánh phủ) ở Hoa Thịnh Đốn, người ta mới hiểu rõ “bộ mặt thật” điều kiện làm việc và sinh sống của giáo chức Bắc Hàn” mà những ông quan chức của đảng nói tới như thế nào.
Một điều mà tổ chức NKHR đưa ra là, kể từ nạn nói giữa những năm 1990, thầy cô giáo Bắc Hàn, chính họ cũng quá đói nghèo cho nên họ đã công khai nhận hối lộ, quà cáp từ những phụ huynh khá giả, giàu có, thí dụ, nếu muốn con mình ngồi chỗ gần lò sưỡi trong lớp học để con không bị buốt cóng tay chân thì “trả tiền”, nếu muốn con mình có đủ tập sách thì “trả tiền”. Trong một bài viết đăng trên tờ Asia Times mới đây về vấn đề thiếu hụt thực phẩm của nạn đói Bắc Hàn qua tựa đề “Lost Generation: The Health and Human Rights of North Korean Children 1990 – 2018” cũng có một chương nói về hiện tình giáo dục của nước này.
Giáo chức “thầy cô giáo” thường thiên vị, dành nhiều ưu ái cho đám học sinh nhà giàu, cho họ ưu tiên nhận sách giáo khoa mới không phải đóng tiền, vì sự thiếu hụt sách vỡ là chuyện hết sức bình thường, cho nên không thiếu gì học sinh không theo kịp bài học, thua sút bạn bè nếu những em này thuộc con nhà giai cấp nghèo khó, nhóm này không có sách giáo khoa nên phải làm bài tập tại lớp trước khi về và phải học chung nhóm với nhau. Những thứ, vật dụng cần có hợp cách cho lớp học như dầu đốt, bàn ghế và phấn viết cũng không bao giờ có đủ, thầy cô giáo yêu cầu học sinh phải mang theo các thứ như kể trên, thường cho bài làm nhiều điểm cho em nào có thể mang tới trường nhiều hơn, đặc biệt là mùa đông, lạnh thấu xương, chân tay lạnh cóng, cứng ngắt, học sinh thường vắng mặt vì không thể nào chịu nổi thời tiết ngoài trời. Những người được hỏi làm thế nào để học sinh, những ai không thể mang đủ vật liệu tới trường, bị bắt buộc phải đóng tiền, câu trả lời là, em nào không có tiền đóng sẽ không thể nào và không được tham gia vào các sinh hoạt học tập khác ngoài bài vở trong lớp.
Lò sưỡi đốt bằng than đá hay là cây khô, học trò phải đi lượm cây củi nhưng đám nhỏ tiểu học còn quá nhỏ không làm được nên phải đóng tiền, học trò đốt luôn cả các cây bắp khô, chỗ ngồi trong lớp thì cố định rồi, ai được cho ngồi gần lò sưỡi thì luôn luôn ngồi ở đó, ngồi bên cửa sổ xa thì không em nào muốn, quá lạnh nên cũng bỏ học, ở trung học đệ nhất cấp học trò mang thức ăn và cây củi đến trường bằng mấy cái xe cút kít bằng gỗ trong những ngày mùa đông, nếu ai không làm được chuyện đó thì phải đóng tiền, tất cả cái gì cũng tính bằng tiền.
Luật lao động xã hội chủ nghĩa Bắc Hàn ngăn cấm trẻ em dưới 16 tuổi không được đi làm tuy nhiên đám trẻ tuổi này lại là một phần rất lớn của lực lượng công nhân cả nước, bên cạnh đó trẻ em, học trò cũng phải lao động cực nhọc như là phải làm công việc do trường học chỉ định như phụ việc ngoài đồng áng hay xây cất chỗ này chỗ kia, việc này được nhà trường xem là bổ túc thực tiễn cho sự học hành. Học trò bị bắt buộc, chẳng những tại ruộng lúa, trồng bắp mà còn làm phụ những công việc khác bao gồm, hàn sắt thép, nhặt đập đá và thu hoạch mùa màn.
Thầy cô giáo thường bảo học trò đi lượm củi khô và rau cỏ gia vị, đồng thời lo cả việc lo nuôi thỏ và các con thú nhỏ khác để kiếm tiền cho chi phí điều hành trường học, sau ngày chiến dịch cấp phát thực phẩm cho dân chúng ngưng tại những vùng nghèo ở vùng đông bắc của Bắc Hàn, bao gồm tỉnh Bắc Hamgyong, học sinh phải đóng góp tài chánh cho thầy cô giáo, những người cũng chịu cùng cảnh ngộ thiếu thốn khó khăn. Có một nông trại nơi học sinh trồng bắp cải và củ cải trắng nhưng các em không nhận được một chút nào, chỉ có thầy cô giáo được chia tỷ lệ thu hoạch của trại này, tất cả đều phải tới nông trại làm, công việc thật sự nặng nhọc, nếu ai làm biếng, tránh né công việc sẽ bị thầy cô giáo la mắng quở phạt, cảnh cáo trừ điểm học tập. Tại những vùng nông thôn nghèo nhất ở Bắc Hàn, nhiều thầy cô giáo không nhận được một đồng tiền lương nào cả. Học sinh làm việc phụ giúp cho nông trại để thầy cô giáo có được nhiều sự trợ giúp từ các nơi này, thầy cô giáo không có tiền lương hàng tháng, thầy cô giáo nhận được một số lượng bắp do công sức của học sinh như đem bắp phơi khô, quét dọn sạch sẽ kho chứa một hay hai lần mỗi tuần lễ trong suốt mùa trồng và thu hoạch bắp bận rộn.
Tại trường học, học sinh học buổi sáng và làm lao động từ 2 giờ trưa đến 6 giờ chiều, trong giờ lao động này, phải ra phụ giúp nông dân trên những cánh đồng, trồng bắp và gieo mạ với cuốc xẻng, luôn cả việc đắp bờ đê ngăn nước, học sinh đào bùn lên, đội từng cục lên đầu mang đi, học sinh đi học sáu ngày trong tuần, chủ nhật được nghỉ, mùa thi thì được miễn làm các việc này. Một tuần học tiêu biểu là học sinh buộc phải làm lao động trung bình ba ngày.
Học sinh con nhà khá giả được sung sướng hơn vì đã hối lộ thầy cô giáo tiền bạc quà tặng, nên miễn chuyện làm lao động, số còn lại nếu muốn khỏi đi thì nộp một số tiền hối lộ cho thầy cô giáo của lớp mình, trong thời gian tổng động viên, đám học sinh mà thầy cô giáo đã nhận tiền hối lộ cũng đi theo bạn cùng lớp ra đồng nhưng không cần phải làm việc, học sinh làm rẩy phát quang trong suốt mùa hè rồi hái bắp và gặt lúa vào mùa đông. Tại một số trường, có lớp học nhạc hay hội họa, đám học sinh giàu học thêm các môn này thay vì bị bắt buộc phải đi lao động, học sinh nghèo thì chịu, vì không có tiền đóng học phí cho nên đành phải ra đồng, nếu không thì bỏ học. Học sinh phải tự mang theo gạo, thức ăn cho mình trong thời gian đi lao động tuy nhiên, có một số không cần phải làm như vậy, số đó là con nhà giàu, đám này mua những thứ đó cho các học sinh khác, là đám con nhà nghèo để đổi lại được đám này làm thế phần việc họ được giao.
Như khi đi làm lao động tại các nông trại trồng bắp, mặc dù tại đây trại cung cấp bữa ăn với bắp nấu hàng ngày nhưng số lượng bắp thường thường không đủ cho học trò. Có một vài học sinh giàu đã chi tiền mua số bắp đủ ăn cho một tháng cho nên những em này không cần phải đi làm lao động ở nông trại, có giấy phép miễn trừ chính thức từ văn phòng nhà trường và dĩ nhiên, họ được thầy cô giáo, ban cho danh hiệu học sinh xuất sắc tiên tiến.
Chắc cũng vì biết rõ như vậy cho nên, cũng trong bản văn của “lãnh tụ tối cao” Kim Jong Un giao cho đảng viên bàn thảo vừa qua, ông ta nói rõ là, hệ thống giáo dục học đường của xứ này đang trên đà đi sau sự tiến bộ của thế giới quá xa.
Thuyên Huy
Thứ Hai 28.10.2019
Xem : CTGTT ngày 21/10/2019: Bắc Syria: Tiến Thối Lưỡng Nan – Phiến Quân Kurdish Bắt Tay Kẻ Thù Này Chống Kẻ Thù Khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét