Sống
trong môi trường không trọng lực dài ngày có thể tạo ra những tác động kì lạ
đến cơ thể con người, như xương sống dài ra, chân nhỏ đi và khuôn mặt tròn trịa
hơn… lúc ở Trái Đất.
1.
Dịch cơ thể di chuyển.
Khi
bay trong quỹ đạo, bạn sẽ ở trong trạng thái không trọng lượng. Điều này đồng
nghĩa với việc không có lực nào đẩy máu và các dịch cơ thể khác về phía chân
của bạn, trái ngược hẳn so với khi ở Trái Đất.
Dịch
cơ thể di chuyển từ chân lên đầu trong một năm có thể đầy một chai 2 lít.
2. Khuôn mặt khác đi.
Khi không có trọng lực, nhiều chất lỏng,
dịch cơ thể sẽ chảy về phía đầu bạn và đó là lý do mặt bạn sẽ trông to hơn.
3. Thị lực thay đổi.
Cùng
lý do nói trên, thị lực của bạn cũng có thể sẽ tệ đi do những áp lực trong não
bộ. Dịch ở gần dây thần kinh thị giác có thể đẩy về phía sau của nhãn cầu. Bức
xạ không gian cũng có thể gây ra đục thuỷ tinh thể và ảnh hưởng nghiêm trọng
đến thị lực.
Ngay
cả những nhân viên làm việc trong các chuyến bay thương mại ở độ cao lớn cũng
có thể gặp phải nguy cơ tương tự do không khí mỏng đi.
Nếu
không ăn uống đủ chất và chăm chỉ tập luyện thường xuyên trên vũ trụ, các phi
hành gia sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất 1% mật độ cấu thành xương trong cơ thể
mỗi tháng, đồng nghĩa với việc giảm chất lượng xương.
Điều
này sẽ vô cùng nguy hiểm bởi khi trở lại Trái đất, mật độ cấu trúc xương giảm
sẽ khiến phi hành gia rất dễ mắc bệnh loãng xương hay gãy xương.
5. Bạn sẽ cao hơn - cho đến khi về lại Trái đất.
Rất
nhiều nhà du hành sau khi trở lại Trái đất cao hơn vài cm (khoảng 3%) so với
trước đó. Nguyên nhân là do trong vũ trụ không có lực hấp dẫn nên các đệm kết
nối giữa các đốt sống “được” ở trạng thái nghỉ và giãn ra.
Tuy
nhiên, đây chỉ là sự thay đổi tạm thời, khi quay về Trái đất, chiều cao sẽ trở
lại như cũ.
6. Cơ bắp của bạn có thể nhỏ đi.
Trong
môi trường không trọng lực, phi hành gia sẽ không cần cơ bắp hỗ trợ hoạt động.
Do đó, cơ bắp của họ gần như ngay lập tức bị co lại và loại bỏ các phần mô thừa
không cần đến.
Để
khắc phục điều này, các chuyên gia trên ISS buộc phải tập thể dục hai giờ
mỗi ngày bằng máy tập đặc biệt để có thể duy trì khối lượng cơ bắp.
7. Bạn cảm thấy thiếu ngủ.
Để
có thể ngủ một cách “bình thường", các phi hành buộc phải "treo” mình
vào túi ngủ hàng đêm. Trong môi trường không trọng lực, khi đã chìm vào giấc
ngủ, phần đầu của họ sẽ có xu hướng ngẩng lên cao, cánh tay sẽ thả lỏng và
hướng lên trên. Đương nhiên sẽ rất khó để thích nghi với tư thế ngủ khá kỳ cục
này.
“Đôi
khi bạn mở mắt ra và thấy cánh tay của ai đó đang lơ lửng trước mặt mình, nhưng
thực ra đó lại chính là tay bạn!”, nữ phi hành gia Marsha Ivins chia
sẻ.
Thế
nhưng, đó chưa phải khó khăn duy nhất khi ngủ. Phần lớn các phi hành gia đều
cho biết, giấc ngủ của họ thường xuyên bị gián đoạn bởi những tia bức xạ mạnh
từ các hành tinh trong vũ trụ chiếu thẳng vào võng mạc. Dù mỗi phi hành gia đều
được trang bị túi ngủ có thể chắn ánh mặt trời và các tia sáng khác trong vũ
trụ, nhưng kết quả từ nghiên cứu cho thấy, đa số phi hành gia chỉ ngủ khoảng 6
tiếng cho dù theo lịch trình, họ có tới 8 tiếng rưỡi để ngủ mỗi ngày.
8. Nguy cơ ung thư cao hơn.
Khí
quyển Trái Đất che chắn khoảng 99% các bức xạ vũ trụ có hại nên khi sống ngoài
không gian, các phi hành gia sẽ không nhận được sự bảo vệ này. Nguy cơ ung thư
do bức xạ tăng khoảng 30 lần. Do đó, họ thường phải đeo một thiết bị theo dõi
lượng bức xạ để biết khi nào không thể tiếp tục làm việc ngoài không gian được
nữa.
Hiện
tại, NASA giới hạn các phi hành gia nam chỉ tiếp xúc với phóng xạ tối đa 3.250
MilliSievert trong suốt cuộc đời, tức đương đương 400 lần chụp cắt lớp vùng
bụng. Con số này đối với phi hành gia nữ là 2.500 mSv.
9. Mã gene thay đổi.
Một nghiên cứu mã gene của Scott
Kelly, một phi hành gia trở về từ quỹ đạo, cho thấy 7% mã gene có các phản
ứng khác thường sau một năm sống trong không gian và không trở lại bình thường
sau đó (hoặc ít nhất là sẽ không trở lại bình thường trong ngắn hạn).
Tác động của vấn đề này vẫn đang được nghiên
cứu.
Nguồn: Businessinsider
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét