Năm nay kỷ niệm 100 năm vua Khải Định chính thức bãi bỏ khoa cử Nho học và cho dùng chữ Quốc ngữ
BBC
News Tiếng Việt nói chuyện với bà Phạm Thị Kiều Ly, tiến sỹ Đại học
Sorbonne Nouvelle, Pháp, về sự hình thành chữ Quốc ngữ qua các giai đoạn
khác nhau, với đóng góp của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Pháp và
người Công giáo Việt Nam từ thế kỷ 17 đến 1919.
Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Giang thực hiện bên lề Hội thảo Viet-Studies tại Porto, Bồ Đào Nha tháng 7/2019.
Chữ Quốc ngữ và những điều mới tìm ra
|
Những người giúp chữ Quốc ngữ 'làm nên'
Nỗ
lực tìm lại các nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc hình thành ký
tự La Tinh của tiếng Việt luôn là việc cần làm và rất đáng khuyến
khích.
Nhìn
lại cuộc giao lưu Đông Tây ở Việt Nam, có lẽ ta cần tránh cả mặc cảm
bài ngoại, đề cao người Việt quá mức cũng như tâm lý sùng bái các giáo
sỹ người Âu.
Có ba lý do:
Một là việc tạo ra bộ mẫu tự La tinh cho tiếng Việt không có gì quá độc đáo, thậm chí xảy ra sau Trung văn khá lâu.
Hai
là chính các nỗ lực của trí thức Việt Nam và chính sách tiến bộ, khoa
học của chính quyền Pháp tại Đông Dương mới thực sự tạo đà cho chữ Quốc
ngữ lan tỏa.
Ba
là Đông Kinh Nghĩa Thục không đi tiên phong quảng bá Quốc ngữ mà chỉ
xóa nốt rào cản tâm lý đã bị lạc hậu để trí thức bản địa yên tâm dùng
Quốc ngữ.
1. La tinh hóa các tiếng ngoài châu Âu
Trong
lịch sử ngôn ngữ, việc La tinh hóa (Romanisation) các tiếng ngoài châu
Âu đã diễn ra khá nhiều và tiếng Việt không phải là biệt lệ.
Đến
Trung Hoa vào cuối thế kỷ 16, nhà truyền giáo Matteo Ricci đã nhanh
chóng soạn tự điển tiếng Trung bằng ký tự La tinh đầu tiên.
Sang
đầu thế kỷ 17, ông cho xuất bản tại Bắc Kinh cuốn Tây Tự Kỳ Dị (Xizi
Qiji - Miracle of Western Letters) bản tiếng Trung theo âm La Tinh.
Sách ra tại Bắc Kinh năm 1605, gần nửa thế kỷ trước khi cha Alexandre de Rhodes xuất bản ở Rome năm 1651 'Phép giảng tám ngày' tiếng Việt dạng La tinh và cuốn 'Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum'.
Cả
Matteo Ricci và Michele Ruggieri đều dùng tiếng Bồ Đào Nha để phiên âm
Hoa ngữ, như cách các giáo sỹ Bồ Đào Nha đầu tiên ghi ký âm tiếng Việt.
Sang năm 1626, một giáo sỹ dòng Tên khác, Nicolas Trigault (1577-1628) xuất bản cuốn 'Tây Nho Nhĩ Mục Tư (Xiru Ermu Zi) ở Hàng Châu.
Đến cuối thế kỷ 19, Thomas Wade và Herbert A. Giles soạn 'Chinese-English Dictionary' năm 1892, tạo chuẩn quốc tế cho Hoa ngữ dạng La tinh.
Sau này, Mao Trạch Đông cho tạo ra bộ bính âm (pinyin) ở CHND Trung Hoa nhưng ký âm Wade và Giles đến nay vẫn được dùng ở Hong Kong và Đài Loan.
Tại Ấn Độ, tiếng Hindi dạng Devanagari được học giả, nhà thống kê và quan chức thuộc địa người Scotland, William Hunter chuyển sang hệ La tinh cuối thế kỷ 19.
Hindi hệ Hunterian vẫn được chính phủ Ấn Độ ngày nay sử dụng và từng là chuẩn để các nước Nam Á nghiên cứu khi La tinh hóa tiếng của họ.
Vua Thái Lan hồi đầu thế kỷ 20 cũng cho soạn ra bộ chữ La tinh tiếng Thái, và tham khảo từ hệ Hunterian.
Việc La tinh hóa như thế không phải là quá khó khăn mà quan trọng hơn cả là môi trường chính trị, xã hội có thuận tiện để phể biến alphabet mới.
Ví dụ tiếng Ả Rập được người Pháp chuyển sang hệ La tinh nhưng bị phái dân tộc chủ nghĩa Ả Rập bác bỏ vì coi đó là một 'âm mưu Do Thái'.
Nay, giới trẻ Trung Đông lại dùng không chính thức tiếng Ả Rập hệ La tinh cho mạng xã hội vì giản tiện khi viết trên smartphone .
Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, cải cách ký tự thời Ataturk năm 1932 đã nhanh chóng 'Âu hóa' văn tự hệ giống tiếng Ả Rập để chuyển sang La tinh toàn bộ như ngày nay.
Các tiếng Trung Á từng đổi hai lần, từ ký tự Ả Rập sang Cyrillic thời Liên Xô để gần đây lại chuyển sang hệ La tinh, với Kazachstan là muộn nhất, sẽ xong năm 2025.
Các vị truyền giáo đã có công đầu tạo ra bộ chữ Việt hệ La tinh nhưng giả sử không có họ thì việc đó cũng hoàn toàn có thể được làm sau này.
Theo Britannica, Alexandre de Rhodes muốn dùng chữ Quốc ngữ để "cải đạo Ky Tô cho toàn thể dân chúng" ở Đàng Trong và Đàng Ngoài nhưng chỉ cải đạo được cho chừng 6500 người Việt, con số không đáng kể.
Người Pháp sau khi chiếm Đông Dương đã không ủng hộ việc biến người Việt thành dân tộc Thiên Chúa Giáo.
Thủ tướng Jules Ferry của Pháp thời kỳ đánh Bắc Kỳ
Ngược lại, các lãnh đạo nền Cộng hòa Pháp khi đó nổi tiếng là chống tăng lữ (anti-clerical) và theo tinh thần giáo dục thế tục.
Họ
đã đem Quốc ngữ dạy trong các trường dòng ra trường công lập cho toàn
thể dân Việt, mở đường cho cách viết mới này trở thành phổ biến.
2. Vai trò của Jules Ferry và các quan chức Pháp
Hồi năm 2012, BBC News có bài nói về hai người khổng lồ của văn hóa Pháp, Jules Ferry và Marie Curie (Giants of French history: Jules Ferry and Marie Curie).
Bà
Marie Sklodowska-Curie (1867-1934)) nhà khoa học Pháp gốc Ba Lan được
hai giải Nobel, thì nhiều người ở Việt Nam đã biết đến.
Tên của bà được đặt cho trường học tại Đông Dương trước đây và Việt Nam hiện nay.
Còn
Jules Ferry (1832-1893), thủ tướng Pháp, nhà cải cách giáo dục nổi
tiếng, cũng từng có tên đặt cho đường phố ở Việt Nam nhưng sau bị xóa.
Người Việt Nam có thể chỉ coi ông là Pháp thực dân nhưng Ferry là nhân vật rất quan trọng đối với Đông Dương cuối thế kỷ 19.
Năm 1881, Jules Ferry đề ra cải cách giáo dục cho Cộng hòa Pháp, dựa trên bốn nguyên tắc: Phổ cập tiểu học; Miễn phí, Bình đẳng giới tính và Phi tôn giáo.
Cùng
thời gian, chính quyền Pháp cho giải tán dòng Tên (Jesuits) và cấm mọi
dòng tu và việc dạy tôn giáo nằm ngoài thỏa thuận Concordat với
Vatican.
Luật
Ferry trở thành tiêu chuẩn của giáo dục hiện đại ở Cộng hòa Pháp, đi
trước Anh và Đức, rồi thành chuẩn cho toàn châu Âu sau này.
Là người nhiệt thành ủng hộ việc xâm chiếm thuộc địa ở Việt Nam, ông bị chính giới Pháp đặt cho cái tên 'Người Bắc Kỳ'.
Năm 1885, Jules Ferry mất chức thủ tướng sau khi quân Pháp thua lính nhà Thanh ở trận Lạng Sơn.
Nhưng hệ thống giáo dục kiểu Pháp theo cải cách Jules Ferry được đem vào Việt Nam đã thay đổi diện mạo xứ sở này.
Tính
phổ cập, không phân biệt giới tính trong giáo dục là những tư tưởng
quá mới lạ ở nơi đa số người dân mù chữ, phụ nữ trong cả nghìn năm không
được đi học.
Các
trường thuộc địa đã đưa hàng vạn em trai và em gái người Việt đến
lớp, học với thầy giáo và cô giáo Pháp theo hệ giáo dục văn minh nhất
châu Âu.
Trong
giáo trình này, Việt văn và Quốc ngữ đóng vai trò quan trọng nhờ vào
cả chính sách của Pháp và sức thuyết phục của trí thức Việt.
3. Vì sao Pháp ủng hộ Quốc ngữ?
Thầy giáo và học sinh trường trung học bảo hộ Albert Sarraut, Hà Nội
Thời
kỳ người Âu xâm chiếm, khai thác và khai hóa các thuộc địa kéo dài
hàng trăm năm nên khó có một đánh giá chung đen trắng rõ rệt.
Nhìn
chung thì các thuộc địa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là lạc hậu nhất,
của Anh Pháp tốt hơn, và của Hà Lan, Bỉ thì kém cỏi, ít được đầu tư.
Ngoài
việc truyền đạo, khai hóa và kiến thiết, các chế độ thực dân cũng tàn
phá văn hóa bản địa, bóc lột nô lệ và còn gây tội ác diệt chủng như
ở Brazil.
Nhưng khi Pháp sang Việt Nam vào thế kỷ 19, văn minh tại châu Âu và ý thức về dân quyền cũng đã được nâng cao.
Paris cho sang Đông Dương không ít nhà cai trị có uy tín về văn hóa, khoa học.
GS Trịnh Văn Thảo trong 'L'ecole francaise en Indochine' nói Gustave Domoutier, Paul Bert đều là những nhà cải cách theo trường phái Jules Ferry.
Ông
Domoutier, giám đốc Viện Viễn đông Bác Cổ, không chỉ nghiên cứu về núi
Ba Vì, về Cổ Loa, Hoa Lư bằng tiếng Pháp mà còn soạn 'Bài tập tiếng
Annam'.
Cùng
thời, Paul Bert trước khi sang làm Thống sứ Trung kỳ và Bắc Kỳ đã là
nhà khoa học lỗi lạc, cha đẻ của y học không gian (aviation medicine).
Ngày
nay, của công trình mang tính tiên phong của ông về ảnh hưởng về mặt
sinh lý của áp suất không khí và dưới nước vẫn được áp dụng cho hàng
không vũ trụ.
Sau
đó, toàn quyền Paul Doumer sang Đông Dương từ 1897 đến 1902 tiếp tục
các công trình xây dựng Hà Nội và cải tổ hệ thống giáo dục.
Nhưng
phải đến khi Albert Sarraut sang làm toàn quyền Đông Dương hai lần
(1911-14, 1916-19) thì chữ Quốc ngữ mới thực sự khởi sắc.
Theo Keith Taylor, nhờ 'Kỷ nguyên Albert Sarraut' mà tiếng Việt, văn hóa và sách báo Quốc ngữ được nâng cao chưa từng có.
"Ông
mời các trí thức Việt Nam đến để cùng khai thác, định nghĩa thế nào là
văn hóa Việt Nam ở thể thức có thể cùng tồn tại hài hòa với văn hóa
Pháp....Cùng việc bỏ hệ thống khoa cử và chữ tượng hình, chữ Quốc ngữ
được đẩy lên để đóng vai trò phương tiện chuyển tải và quảng bá văn
hóa."
Ý tưởng ban đầu muốn xóa toàn bộ tiếng Việt và áp dụng tiếng Pháp cho toàn Đông Dương như đã làm ở châu Phi bị bác bỏ.
Mặt
khác, các trí thức như Trương Vĩnh Ký và Phạm Quỳnh đã thuyết phục được
người Pháp rằng tiếng Việt không phải là một thứ thổ ngữ (Patois) mà
chuyển tải được các tư tưởng văn minh, tiến bộ.
Để
người Việt dùng Quốc ngữ, chính quyền Pháp cũng đạt mục tiêu là phá bỏ
quá khứ Hán hóa và xóa dần ảnh hưởng Trung Hoa ở Việt Nam.
Từ thời Albert Sarraut, Quốc ngữ thành ngôn ngữ hành chính bên cạnh tiếng Pháp và Hán văn.
Mô hình ba ngôn ngữ này được ông Hà Ngại, một vị quan triều Nguyễn kể lại trong cuốn 'Tiếng Tơ Đồng':
"Đến
Tòa sứ Quy Nhơn, tôi được Công sứ Pháp Fries phái đến dịch án với các
ông Phán toà. Án hình và án hộ do tỉnh đệ đến Tòa, bằng chữ Hán và
Quốc ngữ, phải dịch ra chữ Pháp cho Công sứ duyệt. Các bản án nào cũng
có một bản chữ Hán và một bản Quốc ngữ..."
Đây
mới là điều độc đáo bậc nhất trong lịch sử thế giới: ba ngôn ngữ cùng
tồn tại và được sử dụng tại Việt Nam cho cả mục đích hành chính và
truyền thông.
Hệ
thống trường Pháp không chỉ dạy lịch sử Việt Nam 'từ Hồng Bàng đến nhà
Nguyễn', và 'Chuyện đời xưa' (Trương Vĩnh Ký) mà còn dạy Việt văn gồm
cả Chinh phụ ngâm khúc, Truyện Thuý Kiều (Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim)...
Sách Quốc văn Giáo khoa thư đã thành nền tảng giáo dục cho nhiều thế hệ học sinh.
4. Đông Kinh Nghĩa Thục và sự tự ý thức
Nhưng sự phổ biến văn hóa Âu và chữ Quốc ngữ chưa lan ra cả nước vì phản ứng chống Pháp vẫn còn trong giới Nho học.
Phải
đợi đến phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1917) thì Quốc ngữ mới được
chấp nhận "toàn tâm toàn ý" để quảng bá tư tưởng dân tộc.
Nhưng
ở Nam Kỳ, các báo Quốc ngữ của Diệp Văn Kỳ, Trương Vĩnh Ký, Sương
Nguyết Án đã có mặt hàng chục năm trước, cụ thể là Gia Định Báo có từ
1865.
Từ
những năm 1880, Trương Vĩnh Ký (1837-1898) và người Pháp trong Cơ quan
Học chánh Nam kỳ đã soạn sách giáo khoa dạy Quốc ngữ ở cấp tiểu học.
Bởi
thế Đông Kinh Nghĩa Thục ở miền Trung và miền Bắc là phong trào tự thức
tỉnh của các nhà Nho để không bị thời cuộc bỏ rơi chứ họ không đi tiên
phong.
Tuy
nhiên, ý nghĩa chính trị của phong trào là xóa mặc cảm cuối cùng để
giành lấy một phương tiện ngôn ngữ nhằm tự nâng mình lên.
Đông
Kinh Nghĩa Thục cũng thúc đẩy tạo ra một thế hệ tư sản dân tộc là
dùng Quốc ngữ, những người sẽ có đóng góp to lớn cho công cuộc độc
lập sau này.
Cùng lúc, đây là thời kỳ thoái trào của Hán học.
Năm 1919, vua Khải Định cho bỏ khoa cử, coi chữ Quốc ngữ thành chữ viết chính thức của quốc gia.
Nhưng sự kiện quan trọng nhất cho sự phát triển của Quốc ngữ phải kể đến là sự ra đời của Nam Phong tạp chí năm 1917.
Lần
đầu tiên, các tư tưởng Đông Tây, kim cổ, lịch sử Việt Nam, Trung Hoa,
cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, hệ thống chính trị Mỹ, Pháp, vấn đề
triết học Đức, nữ quyền ở Đông Dương... được Nam Phong chuyển tải hoàn
toàn bằng Quốc ngữ đến người Việt Nam.
Nhà
báo, học giả Phạm Quỳnh (1892-1945) có viễn kiến coi Quốc ngữ là phương
tiện để nâng dân tộc lên hàng văn minh và Nam Phong tạp chí đóng vai
trò đó hết sức xuất sắc.
Các thầy giáo Pháp và học sinh Việt trường Petrus Ký, Sài Gòn - ảnh tư liệu C.A.O.M
Sau
khi Pháp thua Nhật, vào tháng 4/1945, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Bộ
trưởng Giáo dục trong chính phủ Trần Trọng Kim soạn các sách giáo khoa,
gồm cả sách toán, kỹ thuật lần đầu bằng tiếng Việt.
Bộ Quốc văn Giáo khoa thư vào áp dụng ngay trong niên học 1945-46 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ...
Từ 1948 đến 1955, chính phủ Quốc gia Việt Nam dù phụ thuộc người Pháp vẫn lấy tiếng Việt Quốc ngữ làm ngôn ngữ số một.
Tổng
quan mà nói, chữ Quốc ngữ tuy không quá đặc biệt về mặt kỹ thuật La
tinh hóa, nhưng qua thăng trầm lịch sử, nhờ nỗ lực của nhiều nhân vật
độc đáo, cùng chính sách Đông-Tây hội tụ đúng lúc nên đã bén rễ và còn
có sức sống vượt qua chiến tranh để kết nối cả một quốc gia như ngày
nay.
Nguyễn Giang (BBC World Service
Xem Thêm
2/ Tọa đàm kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ lên ngôi- Hoàng Hưng
3/ Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng và hành trình tri ân ông tổ của chữ Quốc Ngữ
3/ Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng và hành trình tri ân ông tổ của chữ Quốc Ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét