Tôi đã lần đầu tiên trải nghiệm sự đa dạng của đất nước Malaysia với đa số dân theo đạo Hồi khi tôi vỗ vai với những người Mã Hồi giáo, Phật giáo, Đạo giáo và người Mã gốc Hoa theo Công giáo ở thành phố Melaka khi tất cả mọi người đang dõi theo một đoàn diễn hành dài trong lễ hội Thaipusam của người theo đạo Hindu.
Điểm giao lưu
Những người Mã và Mã gốc Hoa bản địa cũng tỏ rõ vẻ tò mò như tôi về lễ hội. Quấn quanh người tấm vải màu vàng và đeo những vòng hoa màu trắng, tím và vàng, hàng trăm tín đồ diễn hành ngang qua đền Sri Poyatha Moorthi.Một số tín đồ còn dùng những chiếc que nhọn đâm xuyên từ má bên này sang má bên kia, trong khi những tín đồ khác đi nhanh trên con đường hẹp lúc nhặt lúc khoan trong một trạng thái giống như thôi miên.
Tôi đứng sững người ra đến nỗi tôi không hề nhận ra rằng đoàn diễn hành cũng đi ngang qua một thánh đường Hồi giáo.
Sau đó, tôi nhìn thấy một ngôi chùa Phật giáo, một ngôi đền truyền thống kiểu Hoa và một nhà thờ Giám lý chỉ nằm cách nhau có mấy bước chân.
Việc các cộng đồng sắc tộc sống gần gũi với nhau và các nơi thờ phượng của họ nằm cạnh bên nhau một cách khác thường như vậy một phần là do địa lý.
Eo biển Malacca chia cắt bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia là con đường thông thương chính từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương và đã là đường dẫn để trao đổi văn hóa và tôn giáo giữa Đông và Tây trong hàng ngàn năm.
Thêm vào đó, thành phố ven biển Melaka, nằm trên eo biển Malacca - cũng giống như thủ phủ của bang Penang là George Town - là một hải cảng thương mại và chiến lược quan trọng của Đế quốc Anh ở Đông Nam Á.
Với dòng di dân đến tìm việc làm, Melaka và George Town đã trở thành một hỗn hợp văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo còn đa dạng hơn nữa.
Thật vậy, khi trao cho Melaka và George Town danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2008, Unesco nói rằng những thành phố này 'là nhân chứng sống cho di sản và truyền thống đa văn hóa của châu Á và những ảnh hưởng thuộc địa của châu Âu'.
'Nguyên tắc vàng'
Đặc biệt là George Town có một cộng đồng dân gốc Hoa đông đảo và một lịch sử khoan dung tôn giáo.Người sáng lập ra thuộc địa của Anh quốc vào thế kỷ 18, Đại úy Francis Light, đã đề xuất rằng 'mỗi sắc tộc đều có quyền gìn giữ những đặc trưng tôn giáo và dân sự của họ'. Thậy vậy, vào 200 năm trước, George Town đã chứng kiến sự ra đời của trường học phi tôn giáo đầu tiên ở Đông Nam Á, Trường Penang Tự do, vốn cho phép học sinh lựa chọn được học bằng tiếng Anh hay tiếng mẹ đẻ - một điều cực kỳ khác thường vào thời điểm đó.
Do sự khoan dung văn hóa và tôn giáo nổi bật này, Dự án Đạo đức Toàn cầu Penang, một sự hợp tác giữa các học giả và các nhà hoạt động vốn khuyến khích đối thoại giữa các tôn gáo khác nhau, đã cố gắng vận động cho thành phố trở thành cái nôi hiện đại của 'nguyên tắc vàng' cổ đại - một nguyên tắc tồn tại dưới những hình thức khác nhau trong tất cả tôn giáo của thế giới yêu cầu các tín đồ đối xử với người khác theo cách mà mình mong muốn người khác đối xử với mình.
Để hiểu thêm, tôi liên lạc với ông Anwar Fazal, chủ tịch của Trung tâm Hòa bình Gandhi Penang và là đối tác của Dự án Đạo đức Toàn cầu Penang.
"Penang có trruyền thống đa văn hóa mạnh mẽ. Nó thật sự là một biểu tượng của những giá trị về hòa bình và lòng trắc ẩn. Vâng, có thể có căng thẳng, nhưng giống như Martin Luther King đã từng nói: 'Chúng ta có thể đến từ những con tàu khác nhau nhưng giờ đây chúng ta đã ở trên cùng con thuyền'," ông nói.
Ông Fazal đã kể cho tôi nghe bằng cách nào mà kể từ khi Dự án Đạo đức Toàn cầu Penang bắt đầu, hàng chục người dân địa phương ở George Town đã được huấn luyện thông qua Quỹ Di sản Penang, một tổ chức phi chính phủ địa phương, để truyền bá từ 'nguyên tắc vàng' bằng cách đi hướng dẫn cho du khách đi khắp cách địa điểm lịch sử của George Town.
Các hướng dẫn này tập trung vào một nơi được gọi là 'Con đường Hài hòa' nơi mà, cũng giống như Melaka, các thánh đường Hồi giáo, nhà thờ và chùa chiền nằm sát cạnh bên nhau.
Đến từ tất cả những sắc tộc và niềm tin tôn giáo khác nhau của Malaysia, những hướng dẫn viên này đã được học về những tôn giáo khác tôn giáo của họ và chia sẻ những kiến thức này với những người dân bản địa khác và với du khách.
Tiếp cận mềm dẻo
Bên cạnh công việc của các hướng dẫn viên, Fazal và các đồng nghiệp của ông từ các tổ chức dân sự xã hội và các tổ chức phi chính phủ địa phương còn tổ chức các buổi hội thảo cho các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng để giải thích bằng cách nào mà 'nguyên tắc vàng' này có thể được vận dụng để thúc đẩy hòa bình và sự khoan dung tôn giáo."Hoạt động vận động của chúng tôi rất nhẹ nhàng và có mục tiêu, và chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ phát triển từ người này sang người khác. Chúng tôi chỉ truyền bá ý tưởng này cho bất cứ ai, bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu," Fazal giải thích.
Cách tiếp cận mềm dẻo này không có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù Hiến pháp Malaysia bảo vệ quyền mỗi công dân được thực hành tôn giáo của mình, nhưng văn bản pháp lý này đặt đạo Hồi làm quốc giáo chính thức - điều này nghĩa là việc cải đạo một người Hồi giáo sang một tôn giáo khác là bất hợp pháp.
Tôi quyết định đích thăm đi đến Con đường Hài hòa để tìm hiểu lịch sử đã giúp 'nguyên tắc vàng' này nảy nở như thế nào ở George Town.
Con đường dài 500 mét, một trong bốn con đường nguyên thủy của khu định cư lịch sử, giờ đây có tên gọi chính thức là Đường Masjid Kapitan Keling.
Nó đi từ mũi đông bắc của George Town chạy xuống phía nam xuyên qua trung tâm thành phố, đi qua những địa điểm của các cộng đồng lịch sử châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Mã Lai vốn đã tồn tại bên cạnh nhau trên 200 năm qua.
Con đường sầm uất với những âm thanh mua bán. Những người bán hàng rong và những người đạp xe xích lô miệt mài làm công việc của họ, trong khi xe cộ ngược xuôi trên con đường chính tấp nập bao quanh là đủ mọi thứ từ các nhà cho vay cho đến tiệm kim hoàn và tiệm bán xe máy.
Điều này dường như cũng có vẻ hợp lý.
Suy cho cùng, chính cơ hội buôn bán kiếm lời đã đưa di dân có các tín ngưỡng khác nhau từ khắp nơi trên thế giới đến với George Town trong hàng trăm năm qua.
Con đường Hài hòa ngày nay vẫn là một đầu mối trao đổi hàng hóa và ý tưởng - và với việc nắm trong tay triết lý của 'nguyên tắc vàng', những người dân ở đây được trang bị tốt để duy trì sự bình thản về văn hóa, lịch sử và tôn giáo.
Bài tiếng Anh đã được đăng trên BBC Travel.
Thêm một thông tin:
1 bạn k.2SPSG là Nguyễn văn Khoa trước 1975 từng làm việc tại Trung Tâm Toán của tổ Chức ASA (tiền thân ASEAN ) tại Penang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét