Bầu không khí mờ đục ở Seoul ngày 15-1 - Ảnh: Yonhap
Tại Hàn Quốc, bụi mịn tiếp tục bao phủ nhiều khu vực trong ngày 15-1. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp bầu trời nước này bị một lớp bụi dày bao phủ.
Theo Cơ quan Thời tiết Hàn Quốc, lượng bụi siêu mịn đo được ở khu vực phía tây thủ đô Seoul có lúc lên tới 153 microgram trên một mét khối (µg/m3), cao gấp đôi mức 76 µg/m3 - mức được đánh giá là nghiêm trọng. Người dân Seoul phải đeo khẩu trang và di chuyển nhanh khi đi ra đường giờ cao điểm.
Tại thành phố Wonju, lượng bụi mịn đo được là 171 µg/m3 còn ở thành phố Cheongju là 162 µg/m3...
Báo chí Hàn Quốc đưa tin nhà chức trách tại nhiều tỉnh thành lớn đang đưa ra những biện pháp khẩn cấp để giảm lượng bụi mịn trong không khí, như hạn chế lượng xe trên đường và các phương tiện vận tải công cộng.
Tại Thái Lan, lượng bụi mịn cũng vượt ngưỡng an toàn tại nhiều khu vực ở Bangkok trong ngày 14, 15-1. Các tỉnh Nakhon Pathom, Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, và Samut Sakhon cũng trong tình trạng tương tự.
Chính quyền Thái Lan đã khuyến cáo người dân đeo khẩu trang để bảo vệ mình cũng như lên kế hoạch làm mưa nhân tạo với hi vọng mưa xuống sẽ làm sạch không khí.
Tại Bangkok, thành phố đã phát 10.000 khẩu trang cho người dân, phun nước để giúp hạn chế bụi và siết chặt kiểm soát xe tải lớn...
"Tôi thừa nhận đây là những giải pháp tạm thời nhưng chúng tôi phải thực hiện. Các biện pháp dài hạn khác cũng sẽ được thực hiện", AP dẫn lời tướng cảnh sát Aswin Kwanmuang trong một cuộc họp.
Tại Ấn Độ, chính phủ đã công bố chương trình 5 năm nhằm cắt giảm ô nhiễm không khí ở 102 thành phố bị ảnh hưởng nặng nhất. Các mục tiêu chính của chương trình gồm giảm đốt rơm rạ, củi và than, cắt giảm khí thải xe cộ, kiểm soát bụi từ hoạt động xây dựng...
Bụi mịn là các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm, có thể
xâm nhập vào tế bào cơ thể người, phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch
từ bên trong tế bào. Ngoài việc gây ra một loạt bệnh cấp tính, bụi mịn
còn gây hại cho những cơ quan quan trọng như tim, phổi và não.
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Seoul (SNU) cho thấy bụi siêu mịn là nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ xơ cứng (ALS), gây ra các triệu chứng tê liệt, tức ngực và khó thở.
Lượng bụi siêu mịn cao trong không khí cũng được coi là tác nhân gây ung thư cấp độ 1...
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Seoul (SNU) cho thấy bụi siêu mịn là nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ xơ cứng (ALS), gây ra các triệu chứng tê liệt, tức ngực và khó thở.
Lượng bụi siêu mịn cao trong không khí cũng được coi là tác nhân gây ung thư cấp độ 1...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét