19 thg 5, 2017

Ireland đã thoát nghèo ra sao

Ireland đã thoát nghèo ra sao?]
 Ireland, đất nước mật độ cao nhất về nhạc sĩ nổi tiếng tính theo đầu người trên thế giới. Ireland là một đất nước với ít hơn 5 triệu người sinh sống – thậm chí Boston còn có dân số lớn hơn nữa. Nhưng tuy dân số nhỏ nhưng Ireland là cái nôi của những ngôi sao âm nhạc như Enya, The Cranberries và không thể không nhắc đến Bono từ U2.
Nhưng có một thứ nữa làm cho Ireland nổi tiếng. Đó chính là việc nó là đất nước giàu có thứ 2 của khu vực Châu Âu. Hơn nữa, người Ireland cũng có nhiều tiền hơn người Anh hoặc Thụy Sĩ. Và điều này rất bất ngờ vì chỉ 30 năm trước đây, Ireland đã từng nghèo như Hy Lạp. Đúng đó, đó là sự thật. Vào thời đó, 1 trong 5 sinh viên Ireland đang di cư sang các nước khác. Ngày nay, có hơn nhiều người gốc Ireland sinh sống ở Mỹ hoặc Úc hơn ở chính Ireland.
Tuy nhiên, bây giờ đất nước này là quê hương của những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Những công ty như Apple hoặc Google có trụ sở thuế ở họ ở đây. Nhiều bạn có thể nghĩ đơn giản là vì những mức thuế thấp ở đây, đúng không? Đương nhiên, đúng là Ireland tạo nhiều điều kiện tài chính tốt cho các công ty đó. Nhưng những nước khác như Cộng Hòa Liberia hoặc Seychelles cũng có những mức thuế doanh nghiệp thấp và họ thậm chí không giàu bằng phân nửa Ireland.
Cho nên câu hỏi ở đây là: Ireland đã làm gì để phát triển nhanh đến vậy? Làm sao có điều đó được chứ, thậm chí sau cả cuộc khủng hoảng tài chính, Ireland vẫn còn là nước giàu có hơn cả Thụy Sĩ? Hôm nay chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này. Nhưng trước tiên, như những lần trước đây, hãy nhìn lịch sử của nó trước.
NƯỚC NGHÈO NHẤT TRONG CÁC NƯỚC GIÀU. Ireland được thành lập vào năm 1922. Trước đó cả hòn đảo này là một phần của Vương Quốc Anh. Và mối quan hệ thì… Sự thật là, nó không tốt đẹp chút nào cả. Đối với các nhà chính trị gia Anh Quốc, Ireland là một vùng đất của những nông dân Công Giáo, những người không chịu làm việc, và dành nhiều thời gian để có thật thật nhiều con cái. Điều này giải thích vì sao, sau khi họ giành được độc lập, nước Cộng Hòa Ireland mới này đã cắt bỏ tất cả mối quan hệ với chính quyền London.
Vâng, thực ra là không chỉ là London, họ đã cắt những mối quan hệ với cả thế giới còn lại nữa. Thậm chí trong Thế Chiến Thứ 2, họ là nước nói tiếng Anh duy nhất giữ lập trường trung lập. Nhưng không chỉ là như vậy. Các chính phủ Ireland khác nhau đã đóng cửa với giao thương quốc tế. Họ thậm chí đã cấm việc người nước ngoài sở hữu hoặc đầu tư vào các công ty địa phương. Vậy thì kết quả của các chính sách đó là gì? Vâng, đó sẽ là một cuộc khủng hoảng kinh tế khủng khiếp…
Tuy nhiên, may mắn là, vì người Ireland nói tiếng Anh, họ có thể di cư đến Mỹ dễ dàng. Và chúng ta không chỉ nói về những người thích phiêu lưu thôi nhé. Chỉ trong vài thập niên, dân số Ireland đã bị giảm phân nửa. Và đương nhiên, điều này khiến ngành công nghiệp quốc gia không thể phát triển như mong đợi. Nghĩ đơn giản thế này: trong một đất nước nhỏ như vậy, gần như bất khả thi để tìm dụng cụ và tài nguyên cần thiết để xây dựng các nhà máy và máy móc. Họ cần phải nhập khẩu nó. Nhưng kể từ khi chính phủ áp đặt quá nhiều phí và rào cản về mặt giao thương nước ngoài, nó rất khó để có được dụng cụ cần thiết để mở công ty.
Đó là vì sao vào năm 1957, dưới chính quyền Sean Thomas O’Kelly, đã làm cho Ireland thay đổi 180 độ về chính sách giao thương của họ. Đó là cách họ đã chuyển hướng từ việc không mua bất cứ cái gì đến việc mở rộng cửa cho cả thế giới. Ngay sau đó, họ đã ký kết một hiệp ước giao thương tự do với Anh Quốc và, một thập niên sau, sẽ tham gia vào cộng đồng Châu Âu, sau này được gọi là Liên Minh Châu Âu. Nhưng khoan đã, những người bạn chủ nghĩa tự do của tôi đang xem clip này. Giữ lại sự phấn khởi của mình một chút đã. Vì sự mở cửa đối với giao thương đã không như mong muốn. Nhìn này, hàng thập niên rồi, Ireland đã đóng cửa giao thương. Họ đã quốc hữu hóa vào công ty của họ, và khi một công ty biết rằng họ không có đối thủ và thị phần của họ được bảo đảm bởi chính phủ, thì họ không có lý do gì để cải thiện cả.
Điều này giải thích vì sao, vài thập niên 1980, người dân trong thành phố Cork, ở miền nam của hòn đảo, đã có nhiều vụ cúp điện. Hệ thống đường dây điện của họ đã không được sửa chữa hàng thập niên trời. Và những điều tương tự đã xảy ra trong hàng loạt các ngành nghề khác. Bỗng nhiên, nền kinh tế Ireland lại cho phép người dân mua hàng hóa từ nước ngoài. Những sản phẩm mới, những sản phẩm cạnh tranh hơn, đã xuất hiện trong thị trường. Cho nên bạn có thể tự hỏi, chuyện gì đã xảy ra với những nhà sản xuất địa phương. Vâng, họ đã biến mất, và cùng với họ, hàng ngàn việc làm của nhiều người đã mất đi.
Vào năm 1987, Ireland đã có tỷ lệ thất nghiệp tới 17 phần trăm. Cho nên, thanh niên Ireland lại một lần nữa bắt đầu dọn đồ và di cư ra nước ngoài. Bây giờ, nếu bạn đã theo dõi Visual Politik bấy lâu nay, bạn có thể biết rằng nhập cư thực sự không phải là vấn đề của Ireland. Bạn có thể đoán xem vấn đề chính là gì không? Vâng, đó chính là điều ngược lại. Di cư. Ai đang rời khỏi Ireland? Đó là những sinh viên đại học và những người có trình độ cao. Điều này được gọi là “chảy máu chất xám.” Ôi, nhưng còn hơn thế nữa. Để có thể thu hút những công ty đa quốc gia, chính phủ để cắt giảm thuế. Và đương nhiên chiến thuật đã rất hiệu quả. Những công ty như Intel, Apple và Microsoft đã chọn Ireland để làm trụ sở Châu Âu của họ.
Vậy thì vấn đề ở đây là gì? Họ chỉ mở một văn phòng nhỏ với một kế toán viên. Điều này nghĩ là sự đóng góp của họ đối với sự thịnh vượng của đất nước là tương đối nhỏ. Nếu điều này chưa đủ, cũng chính chính phủ đó đã trải thảm đỏ để đón những công ty đó, lại tăng thuế thu nhập lên chính công dân của mình. Vài người đã phải đóng mức thuế thu nhập đến 60% từ lương của mình. Nếu điều này vẫn chưa đủ, luật Ireland đã không làm cho việc tuyển dụng lao động dễ dàng hơn chút nào. Cho nên hãy xem xét tình hình: các việc làm đang biến mất, các công ty địa phương đang phá sản, chính phủ chi tiêu lại gia tăng, và hàng ngàn người Ireland đang rời khỏi đất nước. Vào năm 1988, tạp chí kinh tế The Economist đã xuất bản một bài báo này. “Người nghèo nhất của số người giàu. Nước Ireland nghèo khổ cư xử như nó là nước giàu và bây giờ phải trả giá.” Được rồi, vậy là những điều xấu đã bị phanh phui. Bây giờ thì làm sao mà họ đã thoát khỏi cảnh này? Hãy để tôi kể bạn một câu chuyện.
Tiếng Hét Của Con Hổ Celtic. Vào năm 1987, Charles Haughley đã chiến thắng cuộc tranh cử ở Ireland. Ông ta đã nhận được một đất nước trên bờ vực phá sản. Và ông ta nhận ra một điều: bạn không thể mở cửa hệ thống kinh tế của mình mà không hiện đại hóa nó trước. Đương nhiên, các công ty như Oracle hay HP rất vui mừng để có mặt ở Ireland và trả ít thuế hơn so với ở Mỹ. Nhưng liệu họ có sẵn sàng mở một trung tâm nghiên cứu hay một nhà máy mà sẽ tuyển dụng 1000 người lao động hay không? Câu trả lời là không. Và vì sao? Vâng, thứ nhất họ phải đối mặt với những bộ luật lao động, vốn rất phức tạp và là một ác mộng về hành chính. Nhưng không chỉ vậy thôi đâu. Bạn còn nhớ điều tôi đã nói bạn về mức thuế thu nhập 60% không?
Điều này có nghĩa là, bất chấp mức lương cao đến đâu, người lao động sẽ có một phần tương đối nhỏ từ mức lương đó. Nói cách khác, những chuyên gia tay nghề cao lại chỉ muốn đi đến Mỹ làm việc. Cho nên chính sách đầu tiên được thực hiện bởi chính quyền Haughley là đàm phán với những công đoàn và các công ty: lương sẽ gia tăng cùng với mức tương tự của nền kinh tế. Mặt khác, ông ta đã hạ thấp mức thuế thu nhập. Bằng cách này, người lao động sẽ kiếm được thêm nhiều tiền cho dù mức lương cũng tương tự. Và sau đó điều này bắt đầu tạo ra kết quả tích cực. “Nhà máy Hewlett Packard Leixlip đang sẽ tuyển 2000 người đến năm 2000.”
Trong một khoảng thời gian ngắn, tất cả các công ty đa quốc gia đã mở trụ sở tài chính của họ trên lãnh thổ Ireland đã mở các nhà máy và văn phòng của họ. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đang giảm, lương đang tăng và thậm chí cả chính phủ cũng thu nhiều tiền thuế hơn. Nhưng, không chỉ vậy, hiệp ước này với các công đoàn và sự đơn giản hóa hành chính đã giúp tạo ta hàng loạt các công ty mới. Bạn đã bao giờ bay với hãng Ryan Air không? Mua một áo thun tại Primark chưa? Uống một chai Guiness? Vâng, tất cả những công ty đó đã mở rộng trên toàn cầu trong những năm đó. Điều này giải thích vì sao nền kinh tế Ireland đã phát triển nhanh như nền kinh tế Trung Quốc trong thập niên 1990.
Đột nhiên, những thợ làm tóc ở Dublin sẽ cung cấp rượu Champagne cho khách hàng của họ. Vài người thậm chí bay đến New York để mua sắm vào dịp cuối tuần. Đó là những năm thần kỳ của nền kinh tế Con Hổ Celtic. Và vào thời điểm đó, tạp chí The Economist đã quyết định xuất bản một bài báo nữa về đất nước Ireland. “Một thập niên trước đây, thu nhập của người Ireland thấp hơn thu nhập của người Anh đến 2 phần 3; vào năm ngoái, ở một mặt, họ đã vượt mặt người Anh.”
Nhưng khoan đã bởi vì tất cả mọi người không hề hoàn hảo. Đương nhiên, trong những 15 năm đó, lương đã tăng gấp đôi, nhưng sự lạc quan đó đã thúc đẩy các ngân hàng để cung cấp những gói vay thế chấp đến gần như tất cả mọi người và khuyến khích sự chi tiêu điên rồ. Trong những năm đó, thậm chí có những công ty cho thuê trực thăng cho những thanh niên để họ có sự “quan hệ thân mật” ở trên không. Và điều này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính mà chúng ta sẽ đề cập đến trong một video khác.
Nếu bạn không muốn bỏ qua nó, xin đừng quên đăng ký theo dõi kênh này. Trong khi đó, bạn có thể muốn xem video khác giải thích vì sao London lại phát triển nhanh hơn thành phố New York. Hãy theo dõi. Giờ câu hỏi là: bạn có nghĩ rằng mô hình Ireland có thể giúp những quốc gia khác như Hy Lạp hay Ấn Độ không? Bạn có nghĩ rằng những nước nghèo có thể có lợi từ việc thu hút đầu tư nước ngoài không
CfeKubua

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét