Trong ngành Mỹ thuật hay Tạo hình thì biếm họa là
nghề nguy hiểm nhất. Vì sao? Đơn giản bởi vai trò phản biện xã hội và
sức mạnh của Biếm họa. Không phải ngẫu nhiên mà ở châu Âu người ta đã
xếp họa sĩ biếm họa vào hàng ngũ những người trí thức. Trên thế giới
chưa có trường hợp một họa sĩ hay nghệ sĩ tạo hình nào bị chính quyền đe
dọa hay bỏ tù. Còn các HS Biếm họa thì sao? HS Biếm họa nổi tiếng nhất
của thế kỷ 19 là họa sĩ Pháp Honoré Daumier (1808-1879) bị bỏ tù 6 tháng
khi ông mới 26 tuổi chỉ vì bức tranh biếm họa “Gargantua” của ông chế
diễu vua Louis-Philippe phàm ăn như một cái thùng không đáy, cái gì cũng
đớp. HS Biếm họa Đức E.O Plauen (Erich Ohser) với tác phẩm nổi tiếng
“Vater und Sohn” vì tư tưởng tiến bộ, vì một xã hội dân chủ đã bị giam
và bức tử trong nhà tù của A. Hitler. Họa sĩ biếm họa Nga Boris Jefimor
(1900-2008) với những bức tranh biếm họa chống phát xít Đức trong chiến
tranh thế giới lần thứ II đã làm Hitler phát khùng tuyên bố: Nếu chiếm
được Mátxcơva thì một trong những người đầu tiên bị xử tử phải là Boris
Jefimor. HS biếm họa Algierie Ali Dilem bị hạch sách đủ điều với 18 cái
trát đòi hầu tòa vì tranh biếm họa của ông đụng chạm đến nhân quyền. HS
biếm họa Đan Mạch Kurt Westergaard và 11 họa sĩ biếm họa khác vẽ tranh
biếm họa Mohammed in trên tờ báo hàng ngày “Jyllands – Posten” Đan Mạch
ngày 30.9.2005 bị các phần tử Hồi giáo cực đoan truy đuổi đòi giết. Năm
2015 tạp chí trào phúng nổi tiếng của Pháp Charlie Hebdo bị các Phần tử
Hồi giáo cực đoan tấn công, 12 người chết trog đó có 5 HS biếm họa và 11
người khác bị thương. Ở Syria HS Biếm họa Ali Farzat bị tay sai của
Tổng thống độc tai Assad bắt cóc và hành hung dã man, chúng đập nát tay
của ông để cho ông không thể cầm bút để vẽ tranh biếm họa nữa! Ở Trung
Quốc HS biếm hoa nổi tiếng Koang Biao bị tống tù 3 tháng và cấm hành
nghề, cấm xuất cảnh. Ở Nga, HS Biếm họa nổi tiếng thế giới Mikhail
Zlatkovsky, vốn là một nhà khoa học hạt nhân, là chủ tịch Hiệp hội biếm
họa châu Âu FECO ở Nga, là họa sĩ đã có khoảng 250 giải thưởng Biếm họa
uy tín khác nhau phải đi lái cả taxi để kiếm sống vì vẽ tranh biếm họa
diễu cợt Putin. Các báo thỉnh thoảng có mua tranh biếm họa của ông nhưng
không phải để đăng mà để cho phương Tây thấy Moskau cũng rất “dân chủ”!
Nhưng các họa sĩ biếm họa không chùn bước. Góp phần đấu tranh để hoàn thiện xã hội chính là thiên chức của biếm họa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét