Ba Đồng Tiền
(Cảm tác nhân đọc Trăng Lạ của nvs.Vũ Thụy và
Trăng Quen Vẫn Còn của Nguyệt Dakbla*)
***
"Chú Cuội ngồi gốc cây đa,
Thò chân xuống nước được ba đồng tiền.
Một đồng mua trống mua kèn,
Hai đồng mua mỡ đốt đèn làm vua..."*
Trò chơi thuở bé năm xưa
Em làm Hoàng Hậu, anh Vua dẫn đường.
Thì thầm gió rót tơ vương:
- Nay Cuội phù rể, chị Hằng phù dâu.
Mai sau lọng võng cau trầu,
Linh đình "Trẩm" rước "Hậu" vào nhà anh...
Quê hương chìm ngập chiến tranh,
Anh rời nghiên bút mình đành tạm xa.
Em, Trăng mười sáu mượt mà
Dõi theo chiến trận xót xa cõi lòng...
Tàn cuộc chiến tàn ước mong,
Anh trong song sắt lao lung đọa đày.
Trăng héo hắt Trăng hao gầy,
Đêm đêm len lỏi song dầy nối song,
Ngày ngày những nhớ cùng trông,
Long đong trăng rụng xuống dòng Dakbla.
Nổi chìm ngụp lặn phong ba
Bởi Trăng mong vớt được ba đồng tiền...
Nhưng rồi vỡ mộng tơ duyên!
Anh buông mơ ước bỏ miền gian nan.
Em ngơ ngác em bàng hoàng,
Tình tan theo ánh trăng tàn tàn mơ!
Vẳng nghe tiếng hát ngày thơ...
Nghẹn... ngào...!!!
Vhp.Hải Vân
(Trích tập thơ Giọt Sầu)
*****
Phân tích và phê bình của Trường Giang
Giới
thiệu đôi dòng về tác giả Hải Vân:
Hải Vân, cựu sinh viên Viện Hán Học Huế và Đại Học Văn Khoa Huế. Dạy tại trường Trung học Miền Tây, Việt Nam trước 1975. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, học thêm Anh Văn,làm cô giáo dạy trẻ.
Có viết truyện ,làm thơ, đăng trên Việt báo , trên các web thân hữu và xuất bản tập thơ.
Hải Vân, cựu sinh viên Viện Hán Học Huế và Đại Học Văn Khoa Huế. Dạy tại trường Trung học Miền Tây, Việt Nam trước 1975. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, học thêm Anh Văn,làm cô giáo dạy trẻ.
Có viết truyện ,làm thơ, đăng trên Việt báo , trên các web thân hữu và xuất bản tập thơ.
Xuất xứ
bài thơ:
Như
chính tác giả đã giới thiệu ở đầu bài, bài nầy được sáng tác nhân đọc Trăng Lạ
của nvs. Vũ Thụy và Trăng Quen Vẫn Còn của Nguyệt Dakbla.
Phân
tích và những lời bình:
Tôi đọc nhiều thơ của Hải Vân nhưng ưng ý nhất là bài thơ nầy vì nó là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả. HV đã gói gắm tâm sự của mình qua bài thơ , còn tôi thì có cảm hứng khi đọc nên cũng muốn phân tích, tìm hiểu tâm sự và nghệ thuật sáng tác của tác giả để chúng ta cùng thưởng lãm.
Tôi đọc nhiều thơ của Hải Vân nhưng ưng ý nhất là bài thơ nầy vì nó là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả. HV đã gói gắm tâm sự của mình qua bài thơ , còn tôi thì có cảm hứng khi đọc nên cũng muốn phân tích, tìm hiểu tâm sự và nghệ thuật sáng tác của tác giả để chúng ta cùng thưởng lãm.
Bài
thơ làm theo thể lục bát, bốn câu đầu là lời ca đồng dao của trẻ em miền
cao nguyên Trung Phần, tỉnh Kontum , thường ca hát dưới ánh trăng vàng, trong
đó có em bé trong bài thơ nầy.
(Căn
cứ vào câu 20 "Long đong trăng rụng xuống cầu Dakbla" để suy ra điều
trên).
(từ
câu 1 đến câu 4):
"Chú
Cuội ngồi gốc cây đa,
Thò
chân xuống nước được ba đồng tiền.
Một
đồng mua trống mua kèn,
Hai đồng mua mỡ đốt đèn làm vua..."
Hai đồng mua mỡ đốt đèn làm vua..."
Những
đêm trăng sáng, thời thanh bình, trẻ em thường hay ra trước sân ngắm trăng
chơi đùa. Ánh trăng vằng vặc, nhìn lên trời thấy mặt trăng tròn, có chú cuội
ngồi dưới gốc cây đa, thò chân xuống nước nhặt ba đồng tiền. Chú cuội bày trò
chơ,dùng ba đồng tiền để mua trống, kèn làm đám cưới ...
Tác giả lấy cảm hứng từ nội dung bài hát đồng dao trên rồi nhớ lại ngày xưa lúc còn bé cũng bày trò chơi trong đêm trăng rằm(từ câu 5 đến câu 10):
Tác giả lấy cảm hứng từ nội dung bài hát đồng dao trên rồi nhớ lại ngày xưa lúc còn bé cũng bày trò chơi trong đêm trăng rằm(từ câu 5 đến câu 10):
Trò chơi thuở bé năm xưa
Em làm Hoàng Hậu, anh Vua dẫn đường.
Thì thầm gió rót tơ vương:
- Nay Cuội phù rể, chị Hằng phù dâu.
Mai sau lọng võng cau trầu,
Linh đình "Trẫm" rước "Hậu" vào nhà anh...
Em làm Hoàng Hậu, anh Vua dẫn đường.
Thì thầm gió rót tơ vương:
- Nay Cuội phù rể, chị Hằng phù dâu.
Mai sau lọng võng cau trầu,
Linh đình "Trẫm" rước "Hậu" vào nhà anh...
Trò chơi làm đám cưới với một cậu con trai trong làng gần nhà. Tuổi thơ sao
giàu tưởng tượng: em làm Hậu anh làm Vua. Đám cưới tuy giả mà sao giống như
thật, có chú Cuội tham dự đóng vai phù rể và chị Hằng làm phù dâu. Điệu thơ
chậm,êm dịu,lạc quan yêu đời.
Lễ cười diễn ra một cách đơn sơ tự nhiên, có võng lọng bằng
lá dừa kết lại, cau trầu bằng trái và lá mồng tơi, đưa nàng về dinh. Tuổi thơ
đâu nghĩ gì chuyện mai sau, nhưng hình như nó để lại trong lòng cô bé kia một
ấn tượng khó quên vừa nên thơ vừa đẹp, lãng mạn. Bóng hình chàng trai kia như
in trong lòng nàng, không quên được. Mãi sau nầy nàng mới cảm nhận, thì ra đó
là tình yêu! Khởi điểm nầy, như báo trước những hệ lụy về sau dẫn tới những
biến đổi đầy nghiệt ngã xảy ra cho đời nàng và cho người yêu. Tình trong giây
phút mà thành thiên thu! Định mệnh hay trò chơi của con tạo trớ trêu? Nguyễn
Gia Thiều (阮嘉韶, 1741-1798), tức Ôn Như Hầu đã
nhận ra điều nầy từ khi ông sáng tác bản trường ca Cung Oán Ngâm Khúc:
Trẻ tạo-hóa đành-hanh quá ngán,
Chết đuối người trên cạn mà chơi!
Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân-cẩu vẽ người tang-thương.
(Cung Oán Ngâm Khúc,câu 73-77/ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều)
Rồi thời gian trôi nhanh... cuộc đời đâu còn phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Haitrẻ ngày xưa giờ đã lớn,tình yêu cũng lớn dần theo năm tháng. Chưa có lễ hỏi nhưng tình yêu đã kết chặt vào nhau, hẹn ngày mai mặc áo cưới kết hoa đăng sống đời hạnh phúc. Nàng lên tuổi mười sáu còn chàng thì đôi mươi. Bất ngờ đất nước tràn ngập lữa chiến tranh:
Trẻ tạo-hóa đành-hanh quá ngán,
Chết đuối người trên cạn mà chơi!
Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân-cẩu vẽ người tang-thương.
(Cung Oán Ngâm Khúc,câu 73-77/ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều)
Rồi thời gian trôi nhanh... cuộc đời đâu còn phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Haitrẻ ngày xưa giờ đã lớn,tình yêu cũng lớn dần theo năm tháng. Chưa có lễ hỏi nhưng tình yêu đã kết chặt vào nhau, hẹn ngày mai mặc áo cưới kết hoa đăng sống đời hạnh phúc. Nàng lên tuổi mười sáu còn chàng thì đôi mươi. Bất ngờ đất nước tràn ngập lữa chiến tranh:
Thuở trời đất nổi cơn
gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy?
(Chinh Phụ ngâm/ Đặng trần Côn)
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy?
(Chinh Phụ ngâm/ Đặng trần Côn)
Thế là chàng trai đành xếp bút nghiên lên đườngt heo tiếng gọi của non sông. Chàng ra đi biết bao giờ trở lại? Vậy là hai người chia tay trong nức nở nghẹn ngào. Buồn quá biết ai tâm sự cho vơi nỗi niềm? Nói là tạm rời sách vở để an ủi ngưòi ở lại vì xưa nay "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi"(Lương Châu Từ/ Vương Hàn. Mời các bạn dọc tiếp (từ câu 11 tới 16):
Quê hương chìm ngập chiến tranh,
(nhịp 2/2/2)
Anh rời nghiên bút mình đành tạm
xa. (
4/4)
Em, Trăng mười sáu mượt
mà (
1/3/2)
Dõi theo chiến trận xót xa cõi
lòng... ( 4/4)
Tàn cuộc chiến tàn ước
mong, (
3/3)
Anh
trong song sắt lao lung đọa đày. ( 4/4)
Động từ ghép "chìm ngập" nói lên sự ác liệt của chiến tranh trên mọi miền đất nước. Nàng ở tuổi mộng mơ mới biết yêu lần đầu, tuổi đẹp nhất của người con gái như đóa hoa hàm tiếu. Từ ngữ "mượt mà" là tĩnh từ bổ nghĩa cho danh từ "em" (hay Trăng) chỉ vẻ đẹp trẻ trung mặn mà của người con gái. Nàng tiễn người yêu lên đường làm tròn bổn phận công dân.
Đêm về nghe tiếng đại bác từ xa vọng lại nàng lo lắng cho
người yêu không biết có gặp nguy hiểm gì không? Báo chí loan tin nhiều
tiền đồn bị thất thủ càng làm cho nàng sợ hãi, sợ chàng có mệnh hệ nào...
nàng không dám nghĩ tiếp. Rồi cuộc chiến chấm dứt một cánh bất ngờ, nàng mừng
rỡ, nhưng định mệnh lại khắc khe đẩy người yêu vào chốn lao tù không biết ngày
nào ra. "Tàn cuộc chiến tàn ước
mong" nghe sao não lòng, oan nghiệt, cay đắng. Thôi hết rồi, hết cả
tương lai! Bao nhiêu năm tháng ấp ủ đợi chờ giờ bỗng chốc tan thành mây khói.
Về mặt nghệ thuật, trong hai câu:
Tàn cuộc chiến , tàn ước
mong
Anh trong song sắt, lao lung đọa đày.
Anh trong song sắt, lao lung đọa đày.
phép đối đựoc sử dụng. Câu lục ở trên có tiểu đối, ngăn
cách hai vế bởi dấu phẩy. Sự đối lập mang tính mâu thuẫn: đã hết chiến
tranh tưởng sẽ vui mừng gặp lại người yêu tính chuyện tương lai, ai ngờ nó chấm
dứt luôn niềm hy vọng,thật vô lý! Sự mâu thuẫn càng gay gắt thì sự phi lý càng
dâng cao khiến người đọc cũng ngậm ngùi thương cảm cho nàng, tác giả sử dụng
phép đối thật khéo léo. Đến câu bát cũng vậy: hòa bình rồi sao anh lại chui vào
song sắt để chịu cảnh đọa đày? Từ ngữ "song sắt", "đọa đày"
nói lên sự đau khổ của con người mất tự do, được sử dụng rất thích đáng, chọn
lọc.
Thơ lục bát thường ngắt nhịp 2/2/2 cho câu lục và 4/4 cho
câu bát, giữ nhịp đều đều. Ở đây tác giả thay đổi nhịp thơ cho phù hợp với
tâm trạng của nhân vật và tránh được sự nhàm chán nơi người đọc, bài thơ có
tiết tấu nhịp nhàng gây thêm chú ý. Nhịp biến đổi liên tục, ngắt câu bất chợt ở
câu lục (biến tấu) từ 2/2/2 sang 1/3/2, rồi 1/2/3...trong khi đó nhịp câu bát
thay đổi rất ít, hầu hết vẫn giữ nguyên nhịp 4/4. Nhịp thơ ngắn tương ứng
với những ý thơ bị đứt đoạn, nghẹn ngào, tức tưởi... khiến người đọc phải dừng
lại để suy nghĩ những ý thơ còn bỏ ngỏ. Những câu thơ phân nhịp dài ngắn xen
lẫn, tạo thành điểm nhấn khiến ta đôi lúc như bị khựng lại, nghẹn ngào thổn
thức cùng nhân vật trong thơ (Em /Trăng mười sáu/ mượt mà) nhấn mạnh nàng còn
nhỏ lắm, bụi phong trần chưa vướng vậy mà nay gặp cảnh nghiệt ngã nầy, biết làm
sao đây? Điệu thơ trong đoạn nầy lúc đầu thì nhanh, dồn dập (chiến tranh nổ ra
trên khắp mọi miền đất nước, thanh niên xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ), sau
đó do thay đổi nhịp điệu mà trở nên trầm buồn, nghẹn ngào, thống thiết.
Ngoài ra tác
giả còn sử dụng biện pháp tu từ khiến bài thơ trở nên linh động, sắc nét; nó
được sáng tạo riêng để tránh lập lại khuôn sáo. Xem lại câu thơ "Em, Trăng
mười sáu mặn mà" từ "Trăng" là một ẩn dụ, thay thế cho nhân
vật "em"(tác giả), Trăng cũng biết mơ mộng yêu đương như người thật!
So sánh Trăng như người con gái đẹp là vậy. Từ ngữ "song sắt" là một
hoán dụ, mình phải hiểu nó thay thế "nhà lao" chốn "ngục
tù". Khi nói song sắt là ta hiểu ngay đó là nhà giam, chớ không phải là
song sắt cửa sổ trong nhà. Điệp ngữ cũng được sử dụng thường xuyên, ví dụ trong
các câu "Tàn cuộc chiến, tàn ước
mong" (từ ngữ "tàn" được lập lại ở vế thứ hai là môt điệp
ngữ).
Từ đây đời nàng bước sang một khúc quanh mới, nàng
phải sống dẫu cực khổ thế nào. Nàng sống lây lất như bóng ma, lặn lội thân cò
kiếm cái ăn cái mặc lại phải dành dụm tiền, tiếp tế thức ăn cho người yêu.
Cảnh ngộ thật đau thương. Ngày xưa cũng "gánh gạo nuôi chồng" nhưng
không bi đát bằng sau cuộc đổi đời. Những hình ảnh của người phụ nữ chịu khổ cực
cay đắng cũng được Nguyễn Công Trứ cực tả bằng những vần thơ thật tài tình:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nĩ non
Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất
Thương cái cò lặn lội bờ sông
Tiếng nỉ non gánh gạo nuôi chồng
Ngoài nghìn dặm một trời một nước
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nĩ non
Lộ diệc vũ trùng trung chi nhất
Thương cái cò lặn lội bờ sông
Tiếng nỉ non gánh gạo nuôi chồng
Ngoài nghìn dặm một trời một nước
Trông bóng nhạn bâng
khuâng từng bước
Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh...
(Gánh gạo đưa chồng/Nguyễn Công Trứ)
Nghe tiếng quyên khắc khoải năm canh...
(Gánh gạo đưa chồng/Nguyễn Công Trứ)
Gần đây nhất Nguyệt Ánh sáng tác bài "Cái Cò" thật đặc sắc nói lên tính chịu đựng nhọc nhằn của người vợ vừa thủy chung vừa đảm đang lo kiếm sống cho con vừa nuôi chồng nơi rừng sâu nước độc:
Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Thương em dạ sắt lòng son, một thân đơn chiếc nuôi con thăm chồng
Bàn tay ai tốt vàng ròng, bàn tay em nứt máu hồng tuôn rơi
Nhìn nhau muốn nói vạn lời, mà tim se thắt rối bời tâm can
Cái cò ngày nay không còn gánh gạo
Gạo đã thành một quá khứ xa xôi
Cái cò ngày nay xuống biển tìm mồi
Ngô sắn khoai sùng ăn cầm chừng nước mắt tuôn rơi...
(Nguyệt
Ánh / Cái Cò)
Cái
Cò ngày xưa của Nguyễn Công Trứ đâu khác gì Cái Cò ngày nay của NA. Cái Cò nào
cũng cũng vất vả, lê gót đi kiếm ăn nơi góc bể, bờ sông nhưng thời Nguyễn Công
Trứ , Cái Cò tuy vất vả mà hằng ngày vợ chồng còn gặp nhau, cùng chia sẻ niềm
vui nỗi buồn, còn thời Nguyệt Ánh tình cảnh Cái Cò bi thương hơn nhiều, Cái Cò
phải lên vùng Kinh Tế Mới, xuống biển tìm mồi, lặn lội Chợ Trời mua chui bán
nhũi những vật dụng linh tinh, sống lây lất qua ngày còn phải nuôi chồng trong
vòng lao lý!
Cái
Cò trong thơ vhp.Hải Vân có lẽ còn đau khổ hơn nhiều so với hai Cái Cò nói
trên. Ngoài vấn đề vất vả trong cuộc sống, nàng còn âu lo, nhiều đêm không ngủ
bởi người yêu đang ở trong song sắt. Có những đêm trăng sao đầy trời, nàng nhớ
mùa trăng xưa mà nghẹn ngào, rồi tự hóa thân thành ánh trăng len lỏi vào nhà
giam tìm anh (nhân cách hóa), nhưng ánh trăng không thể vào được vì nhà
giam dày đặc song sắt. Năm
tháng chờ đợi mỏi mòn trong nỗi đau tuyệt vọng, vầng trăng kia lảo đảo,
bất ngờ rớt xuống dòng sông định mệnh Dakbla, dòng sông tuổi nhỏ ngày xưa nàng
cùng anh chơi đùa... Mảnh
trăng rớt xuống dòng sông Dakbla là hình ảnh có thật nhưng cũng ẩn chứa bên
trong sự bất lực và nỗi tuyệt vọng cho cuộc đời nàng, từ đây coi như mất anh
rồi, còn gì hy vọng nữa đâu. So sánh mảnh trăng thu héo hắt rụng xuống sông như
cuộc đời đầy bi thương nghiệt ngả của nàng, phép ẩn dụ được sử dụng thật khéo
léo.
(câu
17 tới 20):
Trăng héo hắt Trăng hao gầy,
Đêm đêm len lỏi song dầy nối song,
Ngày ngày những nhớ cùng trông,
Long đong trăng rụng xuống dòng Dakbla.
Trăng héo hắt Trăng hao gầy,
Đêm đêm len lỏi song dầy nối song,
Ngày ngày những nhớ cùng trông,
Long đong trăng rụng xuống dòng Dakbla.
Về mặt nghệ thuật, câu "Trăng héo hắt Trăng hao
gầy" ("Trăng", một điệp ngữ vừa là một ẩn dụ thay thế cho
"nàng") v.v. Điệp
ngữ nhấn mạnh nỗi xót xa, đau đớn, bế tắc, của nàng, ngoài ra nó còn tạo ra âm
hưởng, nhịp điệu nhanh chậm, lời nói đứt đoạn nghẹn ngào... Từ láy cũng được sử
dụng như "Đêm đêm len lỏi song dầy nối song" (từ láy "đêm
đêm" được lập lại nguyên chữ). Trong câu nầy còn có từ
"dầy" rất gợi tả, chỉ số nhiều, dầy đặc song sắt, nhiều lớp kẽm gai,
ý nói sự canh giữ rất nghiêm nhặt. "Ngày ngày những
nhớ cùng trông" (từ láy "ngày ngày" lập lại nguyên chữ). "Long đong Trăng rụng xuống dòng
Dakbla" (từ láy "long đong" lập lại vần cuối
"ong")v.v. Từ
láy có một ý nghĩa đặc biệt bởi giá trị tượng thanh, tượng hình, và tính biểu
cảm rõ rệt của nó.
Cơn
bão đời đã quật ngả nàng, đưa nàng đến chỗ tuyệt vọng, nhưng may mắn nàng không
chết, nàng phải sống. Con đường nào đưa nàng đến chốn bình yên? Phải rồi, con
đường kỷ niệm ngày xưa bên dòng sông Dakbla ấy đã ghi dấu bao kỷ niệm một thời
tuổi nhỏ. Nơi đây là chỗ an lành, là niềm vui hạnh phúc, nàng muốn tìm lại
hương vị nồng ấm tuổi thơ, tìm lại ba đồng tiền đã gắn chặt tình yêu hai đứa.
Tưởng rằng chốn ấy sẽ là nơi để cho nàng ẩn nhẫn đợi chờ ngày anh ra khỏi song
sắt, nhưng không! Một lần nữa định mệnh lại đẩy nàng đến chỗ đau thương
tột đỉnh khi được tin người yêu đã chết. Nàng kêu lên thảng thốt,tuyệt vọng,
còn
đâu nữa ước mong xum hợp, làm đám cưới, xây dựng tương lai? Chàng ra đi,
bỏ lại ước mơ, vùng trời kỷ niệm, chốn quê nghèo ngày xưa, bỏ cả người yêu. Một
dấu chấm hết tức tưởi lạnh lùng!
Đoạn thơ nầy tôi cho là hay nhất của bài thơ, tình cảm bộc
lộ rất thật, nàng muốn về miền đất xưa để tìm kỷ niệm, an ủi những đau thương
đã trải qua, và để thêm nghị lực đợi chờ. Nhưng tất cả trở nên vô nghĩa...
(từ câu 21 tới 24):
Nổi chìm ngụp lặn phong ba
Nổi chìm ngụp lặn phong ba
Bởi Trăng mong vớt được ba đồng tiền...
Nhưng
rồi vỡ mộng tơ duyên!
Anh buông mơ ước bỏ miền gian nan
Từ
"buông"là một từ đa nghĩa, thứ nhất có nghĩa thả ra, không nắm
giữ//nghĩa bóng là không ăn ở với nhau nữa (theo tự điển Tiềng Việt của Nhóm
Nghiên Cứu New Era). Vậy "Buông mơ ước" là buông thả ước mơ,
không còn nắm giữ, theo đuổi. Nhưng tại sao chàng buông mơ ước trong khi nàng
đang hy vọng đợi chờ? Tác giả không nói, nhưng ta hiểu là chàng đã chết, vì
chết thì mới buông mơ ước, bỏ tất cả. Tôi không dừng lại ở đây mà muốn đi xa
hơn để tìm hiểu, giải thích cách khác. Thơ văn là một nghệ thuật, hiểu
hết ý tác giả là một điều rất khó, mà bỏ qua ý tưởng ẩn ngữ lại là một điều
thiếu sót của người phê bình. Tìm hiểu tới nơi tới chốn sẽ đem lại nguồn cảm
hứng cho người đọc và cho tác giả. Theo tôi, ngoài lý do kể trên, "có thể"
chàng từ bỏ ước mơ với nàng để đi tìm một hình bóng khác, tức chàng đã phản bội
lại người yêu khiến cho nàng phải bàng hoàng ngơ ngác ngoài sức tưởng tượng.
Về
phương diện nghệ thuật hai chữ "buông bỏ" là một thành ngữ rút gọn,
nhưng tác giả đã cắt đôi, đan xen giữa hai tiếng "buông bỏ" bằng từ
ngữ "mơ ước" và thêm cụm từ "miền gian nan" ở phía sau, vừa
tạo nên âm điệu nhịp nhàng vừa nhấn mạnh ý nghĩa của từ ngữ "buông
bỏ" (Anh buông mơ ước bỏ miền gian
nan).
Thế
là chàng bỏ lại khung trời kỷ niệm, chốn quê nghèo ở Kontum, Pleiku. Miền
gian nan là miền nào? là miền đất nghèo khổ, khô cằn hoang vu của Kontum
-Pleiku, quê nhà anh đó. Xin dừng vài phút để trở về thăm lại vườn xưa Phố Núi,
nơi một thời bé thơ Hoàng Hậu chơi đùa dưới trăng, bày trò Đám cưới...
Hãy nghe Vũ Hữu Định nói về tỉnh nhỏ Kontum- Pleiku thời bấy giờ, lúc khói lửa
chiến tranh phủ trùm lên mọi miền đất nước. Thoạt nghe, tưởng như thành phố
Kontum, Pleiku là miền sơn cước hoang vu, nhưng không! Nơi đây cũng có nhiều cô
gái tuổi trăng tròn, đẹp không kém gì các cô nữ sinh Gia Long, Trưng vương:
Phố núi cao phố núi đầy
sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương.
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương.
Và người đẹp sơn cước:
Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
Nên mắt em ướt và tóc em ướt
Nên em hiền như mây chiều đông.
Đoạn kết "Ba đồng tiền" gồm 4 câu thật cảm động. Tỉnh cảm đau thương được đúc kết một cách khéo léo đầy thuyết phục. Cuộc tình chấm dứt trong nước mắt nghẹn ngào sau giây phút bàng hoàng ngơ ngác,tưởng như sét đánh ngang tai! Nàng kêu trời, trời mãi trên cao,nàng trách đất, đất lặng im không nói. Từ ngữ "ngơ ngác" , "bàng hoàng" là những từ ngữ tượng hình, sử dụng thật chỉnh. Ngơ ngác chỉ tâm lý ngạc nhiên trước sự kiện bất ngờ đến mức ngẩn người. Còn bàng hoàng diễn tả trạng thái tinh thần bất định, ngạc nhiên cực độ, sửng sốt, choáng váng đến độ không còn ý thức rõ rệt. Hai cặp từ ngữ đi liền nhau trong một câu lại bị cắt đôi, xen ở giữa và đầu câu bằng chủ từ "em", diễn tả đầy đủ tâm trạng dao động tột đỉnh của sự đau thương, vì mất người yêu, của nhân vật chính "em" khiến nàng như người mất trí không còn kiểm soát tư duy, bản ngã của mình nữa.
Ngoài
kia trăng đã tàn, mối tình nầy cũng tàn theo ánh trăng, còn lại là bóng đêm
mênh
mông. Không gian im vắng, nàng nghe như có tiếng hát ngày xưa vọng về, tiếng
hát đồng dao thuở nào... Nàng chợt tỉnh cơn mê, nước mắt tuôn trào, khóc nghẹn
ngào. Nàng khóc cho mồi tình đầu tan vỡ. Bài thơ kết thúc, với nghệ thuật sáng tác đựơc sử dụng cùng một lúc, thật sắc
nét: điệp ngữ, ẩn dụ, chấm than, chấm lững... nhịp thơ dồn dập, bỗng đứt
đoạn (do biến đổi nhịp liên tiếp, ngắt thành đoạn dài, đoạn ngắn) tạo thành một
xung lực cắt ngang nỗi đau, làm bật lên tiếng nấc uất hận. Sau cùng chấm
dứt bài thơ bằng
câu cảm thán, chỉ hai chữ "nghẹn... ngào...!!!" Cấu trúc đặc biệt nầy
gọi là yết hậu, nét độc đáo của nền thi ca Việt Nam. Ba dấu chấm lững, ba dấu
chấm than cắt đôi, đan chéo giữa hai chữ "nghẹn ngào" ngắn ngủn, làm
tăng thêm nỗi xót xa, đau đớn tột cùng! Đoạn thơ nầy có ba
khoảng trống thay bằng dấu chấm, đó là phạm trù của thi pháp, nó biểu hiện
những lời thơ không nói hết. Trong thơ văn thường có những bước nhảy về thời
gian, không gian: dấu lặng để lan tỏa những ý nghĩ, những suy tư bát ngát, diễn
tả những xót xa, đau khổ kéo dài, không nói ra hết để cho người đọc tưởng
tượng, "nhìn thấy" sự kiện như hiển hiện trước mắt mà thương cảm cho
thân phận bèo giạt hoa trôi của người thiếu nữ. Ăm vang cuối cùng bỏ trống...
cũng là một nét đặc sắc của chất thơ bài nầy.
(từ
câu 25 đến hết):
Em
ngơ ngác em bàng hoàng,
Tình
tan theo ánh trăng tàn tàn mơ!
Vẳng
nghe tiếng hát ngày thơ...
Nghẹn...
ngào...!!!
Lời thơ thật truyền cảm, giản dị mà nồng nàn cảm xúc, lắng đọng trong tim tình
cảm sâu xa có thật, ghi lại một mối tình bi thương, đầy nước mắt, nước mắt của
tác giả cũng là nước mắt của những ai giàu tình cảm. Khóc cho người hay khóc
cho mình? Hỏi ai từng trải qua cuộc tình ngang trái (trong bài là của chính tác
giả hay của một người nào khác kể lại, hoặc hư cấu) hãy thông cảm cho tác giả
và chia xẻ cùng người. Tác giả sử dụng ngôn ngữ thi ca thật sinh động, hoa mỹ,
trong sáng. Phép
ẩn dụ được thực hiện, lại thêm biến tấu, cách điệu dồn dập tạo sức truyền cảm
mạnh mẽ trong lòng người đọc. Bài thơ khép lại bằng tiếng than xé lòng!
Trường
Giang
*****
*****
Phụ
bản hai bài thơ bổ sung:
Trăng Lạ
Mấy mùa trăng cũng về đây
Vẫn là trăng cũ sao nay lạ lùng
Thượng tuần trăng vẽ vòng cung
Hạ tuần trăng trở cánh cung ngược chiều
Trăng rằm vào tuổi biết yêu
Trăng thanh mười sáu dệt nhiều mộng mơ
Thuở trăng tròn tuổi ngây thơ
Một đêm trăng hỏi bao giờ cưới trăng
Thì thầm trăng nói với anh
"Chú Cuội phụ rể, Chị Hằng phù dâu"
Bây giờ trăng đó ở đâu
Để cho trăng lạ đổi màu thời gian
nvs.Vũ Thụy
Vẫn là trăng cũ sao nay lạ lùng
Thượng tuần trăng vẽ vòng cung
Hạ tuần trăng trở cánh cung ngược chiều
Trăng rằm vào tuổi biết yêu
Trăng thanh mười sáu dệt nhiều mộng mơ
Thuở trăng tròn tuổi ngây thơ
Một đêm trăng hỏi bao giờ cưới trăng
Thì thầm trăng nói với anh
"Chú Cuội phụ rể, Chị Hằng phù dâu"
Bây giờ trăng đó ở đâu
Để cho trăng lạ đổi màu thời gian
nvs.Vũ Thụy
(Trích
tập thơ Nửa Gánh Thu Sầu –nvs.Vũ Thụy)
*****
*****
Trăng Quen Vẫn Còn
(Gửi vầng "Trăng Lạ")
Trăng quen vẫn sáng long lanh
Hồn trăng còn đó dù trăng sắp tàn
Dưới trăng đàn trẻ ca vang
Ru trăng vào giấc mộng vàng thật xa...
"Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Thò chân xuống giếng được ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Hai đồng mua mỡ thắp đèn làm vua..."
Trò chơi ngày ấy quên chưa
Trăng làm hoàng hậu anh vua một trời
Quân vương giờ đã thay ngôi
Ái hậu bị phế một đời mất anh
Mây đen khép kín lầu trăng
Lá xanh tàn úa trăng thanh lụy phiền
Trăng vương mắc núi trăng nghiêng
Lòng trăng trĩu nặng triền miên giọt buồn
Giam trăng trong nỗi nhớ thương
Nhốt trăng ngoài cửa đoạn trường chắn song
Biết anh còn nhớ dòng sông
Dakbla trăng nước mênh mông qua cầu...
nvs.Vũ Thụy
(Trích tập thơ Nửa Gánh Thu Sầu- nvs.Vũ Thụy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét